Thuong_xot_hoa_giaiNgay từ khởi nguyên, con người đã sa ngã, phạm tội, đáng phải nhận án phạt, nhưng Thiên Chúa đã thể hiện lòng thương xót bằng cách hòa giải nhân loại với Ngài. Lòng thương xót và hòa giải liên hệ với nhau như thế nào?

Điều đó đã được Cha Giuse Phạm Quốc Văn, OP, giải thích cặn kẽ trong buổi chuyên đề “Lòng Thương Xót và Sự Hòa Giải”  do Chương trình Chuyên  đề Giáo Dục tổ chức vào tối thứ Bảy 12/03/2016 tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.

Bắt đầu đi vào đề tài, Cha Giuse nói cần tìm hiểu ý nghĩa của lòng thương xót, sau đó là mối tương quan giữa chúng để nhận ra rằng mầu nhiệm hòa giải bắt nguồn từ Thiên Chúa, là kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa qua dòng chảy của lịch sử cứu độ. Tác vụ hòa giải đã được Chúa Kitô ủy thác cho Hội Thánh, và Hội Thánh đã nỗ lực hòa giải với các Giáo hội Kitô khác, với các tôn giáo khác và góp phần vào việc hòa giải giữa các quốc gia.

Lòng thương xót

Lòng thương xót còn có thể hiểu là lòng từ bi, từ ái, từ thiện, nhân hậu, nhân từ, nhân

ái, tình thương, trắc ẩn, lân tuất, khoan nhân… Người có lòng thương xót là người có

trái tim biết khổ đau đối với nỗi khổ đau của người khác, cảm thông, tỏ lòng trắc ẩn

với những ai gặp cảnh gian truân sầu khổ. Do con người sa ngã, tội lỗi, thất trung nên

Thiên Chúa tỏ lòng thương xót với con người, như thể lòng xót thương còn đi đôi với

đức công bình của Thiên Chúa.

Sự hòa giải

Lòng thương xót gắn liền với sự hòa giải; không thể có lòng thương mà không có tha

thứ, không có hòa giải. Sự hòa giải ở đây cần phải hiểu vượt qua những khái niệm và

phạm trù tâm lý, xã hội. Theo Thánh Phaolô, hòa giải là một ơn trọng người Kitô hữu

đã đón nhận được cách nhưng không như quà tặng của lòng Chúa thương xót.

Lòng Thương Xót Thể Hiện Qua Sự Hòa Giải

Theo Thánh Phaolô, hòa giải trước hết là sáng khởi của Thiên Chúa. Kế hoạch hòa

giải được lồng trong chính chương trình cứu độ của Người.

Kế hoạch hòa giải trong Cựu ước

Ngay từ khởi nguyên, sau khi Tổ tông loài người sa ngã phạm tội, bức tường ngăn

cách giữa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau đã được dựng nên

(St 3, 1-24). Trong bức tường giam hãm ấy, con người sống tội lỗi, sa đọa, ghen ghét

và thù hận. Thế nhưng, vì lòng thương xót, Thiên Chúa không đành bỏ mặc, nhưng

vẫn một mực yêu thương con người. Cho dù con người bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng,

nhưng Thiên Chúa vẫn quan tâm và hằng dõi ánh mắt theo họ. Bằng chứng là Ngài đã

hứa ban Đấng Cứu Độ cho con người (St 3, 15), và đã lấy da thú may áo mặc cho

Adam và Eva: “Đức Chúa là Thiên Chúa làm cho con người và vợ con người những

chiếc áo bằng da và mặc cho họ” (St 3, 21). Điều này diễn tả một tình yêu mạnh mẽ,

một lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa.

Qua dòng chảy cứu độ, Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương, tuyển chọn và ký kết

giao ước với Dân riêng của Người. Giao ước này trở thành nền tảng nói lên lòng

trung tín hay bất tuân giữa con người với Thiên Chúa. Quả vậy, trong Kinh Thánh, ta

thấy ý niệm về tội một mặt vừa phản ánh tư tưởng bình dân giống như bao tôn giáo

khác, mặt khác lại nêu bật mối tương quan với Giao ước giữa Thiên Chúa và dân

được tuyển chọn.

Thiên Chúa yêu thương con người như thế đó, không một tình yêu nào có thể sánh

nổi. Chính vì vậy, Thiên Chúa muốn con người phải quay trở về với tình thương của

Người, để con người được hòa giải, được ấp ủ xót thương. Con người dù tội lỗi thế

nào đi chăng nữa, Thiên Chúa vẫn luôn tha thứ, một sự tha thứ hoàn toàn vô điều

kiện, miễn là con người thật lòng trở về với Chúa. Người là Đấng hòa giải và kêu gọi

con người hãy sẵn sàng hòa giải với Người và với tha nhân. Để thực hiện kế hoạch

hòa giải này, Người đã hứa ban Con Một yêu dấu và Thánh Tử Giêsu, Đấng đã đến

sống với con người, chịu chết và sống lại để hòa giải nhân loại với Thiên Chúa, và

nhờ đó nhân loại cũng được giao hòa với nhau.

Kế hoạch hòa giải trong Tân ước

Qua kế hoạch hòa giải, Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho nhân loại. Người chính là Tình

Yêu. Như thế, sự mới mẻ trong quan niệm về tội lỗi và sự giao hòa thời Tân ước

chính là khi phạm tội, con người khước từ tình yêu Thiên Chúa. Nếu Người là “Sự

bình an của chúng ta”, thì Người cũng là “Sự hòa giải của chúng ta”.

Thiên Chúa yêu thương và tha thứ lầm lỗi cho con người, bằng việc sai Con Một

nhập thể, chịu chết và sống lại để cứu độ con người. Cuộc đời Đức Giêsu đã biểu lộ

tình yêu vô tận của Thiên Chúa đối với con người, một tình yêu tình nguyện hiến tế

chính mình trên thập giá. Người yêu thương không chỉ bằng lời nói, nhưng Thiên

Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người

thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của

Ngài đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của

Người mà được Cứu độ.

Như vậy, xuyên suốt Cựu ước và Tân ước, chúng ta đều khám phá thấy Thiên Chúa là

“Đấng từ bi nhân hậu, chậm bất bình và hết sức khoan dung”. Người xót thương đến

độ “cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa

xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5, 45). Người đã sáng kiến

đi bước trước để đưa con người lầm lạc trở về giao hòa với Người; và hơn thế nữa,

Người còn trao cho chúng ta tác vụ hòa giải.

Giáo hội như thừa tác viên của sự hòa giải

Sứ mạng của Hội Thánh gắn liền với sứ mạng của Đức Kitô; chính vì thế, chúng ta

nhận ra rằng “bản tính của Hội Thánh là luôn luôn hòa giải”. Sứ mạng hòa giải này,

Hội Thánh đón nhận từ Chúa Kitô. Hội Thánh đã cần mẫn thi hành sứ mạng hòa giải

này ngay từ buổi đầu sơ khai, và không ngừng nỗ lực bằng mọi cách để đưa toàn thể

nhân loại đến sự hòa giải trọn vẹn. Để thực thi sứ mạng hòa giải của mình, trước hết

Hội Thánh nhận ra ân huệ mình được hòa giải, từ đó nỗ lực hòa giải trong chính nội

bộ của mình; và sau đó, mở rộng vòng tay hòa giải với các anh chị em khác trên toàn

thế giới, trước hết là những anh chị em cùng tin vào Chúa Kitô.

Nỗ lực hòa giải với các Giáo hội Kitô và các tôn giáo khác

Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2000 năm qua, Giáo hội vừa kêu gọi người ta sám

hối, đồng thời cũng cần thấy mình phải sám hối trở về với chính Thiên Chúa, và đưa

nhân loại xích lại gần nhau hơn. Khởi đi từ khát vọng sám hối và hòa giải với những

anh chị em cùng tin vào Chúa Kitô: Chính Thống, Tin Lành và Anh giáo, các vị lãnh

đạo Giáo hội Công giáo đã không ngừng thúc đẩy tiến trình đối thoại và hòa giải này.

Khởi đi từ Đức Chân phước Giáo hoàng Phaolô VI cho đến Thánh Giáo hoàng Gioan

Phaolô II, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI, và hiện nay là Đức Thánh Cha Phanxicô

luôn tìm cách hòa giải và thúc đẩy tiến trình hiệp nhất các Kitô hữu. Mới đây nhất,

ngày 12/2/2016 vừa qua, tại La Habana, thủ đô Cuba, đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử

giữa các Đức Thánh  Cha Phanxicô và Giáo chủ Kirill, Thượng phụ Moskva, Giáo

chủ Chính Thống giáo Nga. Sự kiện này đánh dấu một chặng đường quan trọng,

nhằm thực hiện mong ước của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Đức Thánh Cha

Bênêđictô XVI, hai vị tiền nhiệm của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Đối với các tôn giáo khác cần phải nhắc đến Do Thái giáo, vì Công giáo có chung với

họ một di sản thiêng liêng cao quý là Thánh Kinh Cựu ước. Chính vì vậy, được thúc

đẩy bởi đức ái cao cả của Tin Mừng, Giáo hội đau xót trước thái độ thù hằn, những

cuộc bách hại và mọi biểu hiện của chủ trương bài Do Thái giáo vào bất cứ thời điểm

nào và bất cứ ai chống lại người Do Thái. Kế đến, cần nhắc đến sự đối thoại và giao

hòa với anh em Hồi giáo. Vượt qua những rào cản và vết thương hiềm khích trong

quá khứ, Công đồng Vaticanô II khuyên mọi người quên đi quá khứ và cố gắng chân

thành tìm hiểu lẫn nhau, cũng như cùng nhau bảo vệ và cổ vũ cho công bình xã hội,

các giá trị luân lý cũng như hòa bình và tự do cho tất cả mọi người.

Vai trò của Giáo hội trong việc hòa giải giữa các quốc gia

Giáo hội không hoạt động chính trị, nhưng không thể không quan tâm đến những

thiện ích, tự do và hòa bình của nhân loại, thể hiện nơi các dân tộc, nơi từng quốc gia.

Giáo hội luôn nỗ lực góp phần hòa giải, bởi lẽ Giáo hội ý thức sứ mạng hòa giải mà

mình đã lãnh nhận từ nơi Chúa.

Có thể kể đến vài sự kiện điển hình như ng

ày 27/01/2016 vừa qua, Tòa Thánh kêu

gọi giải quyết xung đột giữa Israel và Palestin. Cũng có thể nhắc đến chuyến viếng

thăm chính thức Cuba, Hoa Kỳ và Liên Hiệp quốc từ ngày 19/9 đến 27/9/2015 của

Đức Giáo hoàng Phanxicô vừa qua, thể hiện sự khát khao hòa giải của Hội Thánh, và

nỗi khát khao này phần nào được thỏa đáp; cụ thể Hoa Kỳ và Cuba đã bắt tay nhau,

xóa bỏ hiềm thù cả hàng nửa thế kỷ.

 

Có lẽ thế giới chưa một ngày hoàn toàn im tiếng súng, chưa bao giờ vắng bóng chiến

tranh lạnh, chưa lúc nào hết hiềm khích thù hằn, và như thế sứ mạng hòa giải của Hội

Thánh vẫn còn là hình trình thăm thẳm phía trước. Mà Hội Thánh là ai? Đó là mỗi

chúng ta, vì thế để góp phần vào sứ mạng hòa giải này, chúng ta cần phải nỗ lực hòa

giải để làm đẹp chính môi trường sống quanh chúng ta theo ơn gọi riêng của mỗi

người.

Thay lời kết

Nguyện xin Tình Yêu Thiên Chúa được tỏ trên mỗi người chúng con, để mỗi ngày,

chúng con nhận ra vai trò và sứ vụ của đời mình góp phần vào công cuộc hòa giải

ngay chính môi trường sống xung quanh mình, chính nơi gia đình mình,… và nếu

mỗi người chúng con cùng cố gắng nỗ lực như thế thì giới sẽ ngày càng xích lại gần

nhau hơn, hiểu nhau hơn, tôn trọng nhau hơn, và thế giới sẽ ngày càng tiến gần đến

hòa bình hơn, hạnh phúc hơn.

Tạ Ân Phúc (tóm lược)

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch