GRaceTín lý thứ ba của các anh em Tin Lành là ‘Chỉ có ơn Chúa mà thôi’ (Grace alone). Ðể hiểu được tín lý này, chúng ta phải hiểu ơn Chúa là gì.

Ơn Chúa là những món quà mà Thiên Chúa ban hay những việc Thiên Chúa làm cho chúng ta cách siêu nhiên theo thánh ý của Chúa; để chúng ta có thể đáp lại tiếng Chúa mời gọi hầu làm sáng danh Chúa; để chúng ta được ơn cứu chuộc, và đem ơn cứu chuộc đến cho mọi người. Thí dụ Thánh Phaolô được ơn thông hiểu Kinh Thánh mà không phải học hỏi. (Xin xem Galatians chương 1) Hoặc các tông đồ chữa lành nhiều bệnh nhân khi các ngài đi rao giảng. Ngày nay cũng có rất nhiều người được ơn thông hiểu Lời Chúa dù họ không được học hành gì bao nhiêu, và cũng có lắm kẻ được chữa cho khỏi những ‘bệnh thầy chê’ mà không cần thuốc men gì, và còn nhiều nữa.

Ðối với Người Công Giáo thì ơn Chúa gồm có ơn thánh hoá và ơn phù trì. Ơn thánh hoá là ơn Chúa ban cho chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa để chúng ta có thể tham dự vào thần tính Thiên Chúa, tham dự vào cuộc sống vĩnh cửu của Người, tức là được ơn cứu chuộc. Ơn phù trì, còn gọi là ơn phù trợ hay ơn trợ giúp, là những trợ giúp siêu nhiên mà Thiên Chúa ban để  làm mạnh mẽ những ơn thánh hoá mà ta đã đón nhận, và để giúp ta tìm  lại ơn thánh hoá mà ta đánh mất vì phạm tội trọng.

Thiên Chúa ban ơn cho chúng ta qua các phép bí tích, qua những việc chúng ta làm theo ý thánh ý Chúa, và qua ý Chúa.

Qua các Phép Bí Tích, Thiên Chúa ban ơn thánh hoá cho chúng ta được tái sinh làm con cái Chúa qua Phép Rửa Tội, được kết hợp với Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, được thông phần vào công cuộc cứu chuộc chúng ta của Chúa Giêsu qua Phép Truyền Chức Thánh, được tham gia vào chương trình tạo dựng con người của Chúa Cha qua Phép Hôn Phối. Cũng qua các phép bí tích, Thiên Chúa ban ơn phù trì để giúp chúng ta tìm lại mọi ơn thánh hoá mà ta đánh mất vì phạm tội trọng qua Phép Giải Tội. Giúp chúng ta được khôn ngoan, thông minh, biết lo liệu, được mạnh mẽ, biết suy luận, được lòng kính mến, và biết kính sợ Thiên Chúa qua Phép Thêm Sức. Giúp chúng ta được mạnh sức phần hồn phần xác, nhất là được sự an bình trong giờ lâm tử, qua Phép Xức Dầu Thánh.

Qua những việc chúng ta làm theo thánh ý Chúa, như cầu nguyện, ăn chay, bố thí, v.v., Thiên Chúa cũng ban nhiều ơn lành khác cho người sống cũng như chết; những người mà chúng ta cầu nguyện cho họ, và những người mà chúng ta làm những việc lành thay cho họ. Thí dụ điển hình nhất về ơn này là trường hợp Thánh Nữ Monica. Bà đã cầu nguyện ròng rã 18 năm xin cho con bà biết từ bỏ đường tội lỗi, và Thiên Chúa đã hoán cải đứa con trai hoang đàng của bà cho được trở nên thánh thiện là Thánh Augustine.

Qua ý Chúa, Thiên Chúa ban nhiều ơn lạ (Charisms) cho những người Chúa chọn cách riêng, cho họ được tham dự mà làm cho nên trọn chương trình cứu chuộc chúng ta của Thiên Chúa như trường hợp Thánh Gioan Tẩy Giả, các tông đồ, Thánh Phaolô, các thánh tổ phụ, các tiên tri, và nhiều người khác.

Qua ba cách mà Chúa ban ơn ở trên, ta thấy, được nhận ơn qua ý Chúa là những người không hề xin ơn, nhưng họ sẵn sàng vâng theo ý Chúa, và những ơn Chúa ban cho họ là những ơn mà Chúa ban hoàn toàn theo ý Chúa. Ðiều lạ là những vị này, tất cả đều phải chịu nhiều đau khổ, nhiều khốn khó, nhưng có như thế ta mới thấy được là những người này sẵn sàng đón nhận và vâng phục thánh ý Chúa; và có như thế thì ơn Chúa mới là siêu nhiên. Nếu ơn Chúa là để chúng ta được giàu sang phú qúy thì chắc là ai cũng theo Chúa, và như thế thì đi theo Chúa chỉ là dua nịnh kiếm ăn; đâu có chi là khác thường.

Ðược nhận ơn qua các phép bí tích là những người tin và sẵn sàng đón nhận những ơn này. Ngay cả các trẻ em sơ sinh cũng thế. Tuy chính các em chưa biết tin là gì, cũng chưa sẵn sàng, mà cũng không hề xin được rửa tội, nhưng cha mẹ của các em xin, và Thiên Chúa ban ơn cho các em y như Người đã ban ơn cho người giúp việc của vị quan bách quản ở Capernaum vì vị quan này xin, chứ người giúp việc của ông ta không xin, Mat 8:5-10. Ðiều này thuộc về Mầu Nhiệm Các Thánh Thông Công, và tôi sẽ chia xẻ sau nếu Chúa muốn.

Ðược nhận ơn qua những việc làm theo ý Chúa là những người tin và cả những người chưa biết Chúa. Sự khác biệt là những anh chị em chưa biết Chúa thì không được ơn thánh hoá qua các phép bí tích nhưng họ được ơn phù trì, vì mọi việc lành đều đẹp lòng Chúa, và Chúa ban ơn cho họ theo ý Chúa, và qua lời cầu nguyện của chúng ta và của toàn thể Hội Thánh Chúa. Nhờ thế, họ có thể tìm đến Chúa hay đến ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa thương ban qua Phép Rửa Tội.

Tóm lại, theo giáo lý Công Giáo thì ơn Chúa gồm có ơn thánh hoá và ơn phù trì. Thiên Chúa ban những ơn này cho chúng ta qua ba cách, nhưng tựu trung thì ơn nào Chúa ban cũng hoàn toàn là do ý Chúa. Thế nhưng, qua các phép bí tích, và qua những việc làm theo ý thánh ý Chúa, Chúa cho chúng ta cơ hội tìm kiếm và xin, nhiều hay ít, những ơn này; và nhất là cho chúng ta được cộng tác với Chúa trong việc trao ban ơn Chúa bằng cách cầu nguyện xin ơn cho người khác; để tất cả đều được ơn cứu chuộc. Ngay cả những ơn lạ cũng thế; tất cả là để đưa ta đến ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa thương ban qua Bí Tích Rửa Tội. Dù sao, phép rửa tội chỉ tha hết mọi tội, và mọi hậu quả của tội lỗi mà ta phải gánh chịu từ lúc sinh ra cho đến khi nhận phép rửa, và để ta được trở nên con cái Chúa; chứ không xóa được sự chết, bệnh tật, đau khổ, và nhất là không xóa được những dục vọng yếu đuối. Vì thế, sau khi chịu phép rửa, ta vẫn có thể phạm tội đánh mất ơn cứu chuộc. Thiên Chúa biết như vậy nên Người ban các ơn thánh hoá và các ơn phù trì như đã kể ra ở trên để chúng ta có thể tiếp tục và hoàn tất cuộc hành trình về quê trời.

Ðối với các anh em Tin Lành thì khác. Tín lý ‘Chỉ có ơn Chúa mà thôi’ nghĩa là chỉ có ơn cứu chuộc, và ơn này là một món quà. Ai tin và nhận món quà này thì người đó được công chính hoá vì tin. Món quà này khi đã nhận thì không mất được nên ta không cần những ơn thánh hoá khác, mà cũng không cần ơn phù trì. Thêm vào đó, vì ơn cứu chuộc không thể mất được nên cầu nguyện cho mình hay cho người khác đều không cần thiết. Ta cũng không ai có thể làm gì để giúp cho sự cứu chuộc của người khác, bởi vì ‘Chỉ có ơn Chúa mà thôi’. Những người được những ơn lạ cũng không giúp gì được ai vì ơn cứu chuộc là do Chúa ban, tức là ‘chỉ có ơn Chúa mà thôi’.

Các anh em Tin Lành đặt niềm tin ‘Chỉ có ơn Chúa mà thôi’ trên nền tảng câu Kinh Thánh trong thư Thánh Phaolô gởi tín hữu Êphêsô này. Eph 2:8-9, (8) “Vì nhờ vào ơn Chúa mà anh em được cứu qua đức tin, và anh em được cứu không phải do anh em; mà do ân huệ (ơn) Chúa ban; (9) chứ không do công nghiệp nào, để như thế không ai có thể khoe khoang việc mình làm.”

Vâng, đúng như vậy! Giáo lý Công Giáo về ơn cứu chuộc hoàn toàn nằn trong câu Kinh Thánh này. Sự khác biệt là:

1.              Ðức tin theo giáo lý Công Giáo là đức tin phải có việc làm. Làm để chứng tỏ đức tin của mình chứ không phải làm để lập công như một cái giá ta trả để được vào nước trời. Làm để bày tỏ đức cậy, và thực thi đức ái. Về điểm này, theo các anh em Tin Lành thì chỉ có đức tin mà thôi. Ai tuyên xưng đức tin của mình thì được công chính hoá; không còn gì phải làm nữa.

2.              Ơn Chúa ban là một ân huệ chứ không do công nghiệp, và Giáo Hội Công Giáo dạy đúng như lời Thánh Phaolô. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta không ai có thể tạo được công nghiệp nào. Tất cả những việc chúng ta làm, chúng ta phải làm vì mình là tôi tớ, chúng ta phải làm vì chúng ta là con cái trong nhà, vì thế, chúng ta không có gì để khoe khoang hết. Các anh em Tin Lành thì khác. Ơn Chúa là ơn huệ; khi ta đã đón nhận ơn huệ này là xong, và không có gì phải làm hết. Nói như thế thì không khác nào một người vô gia cư kia, được ân huệ vào ở trong nhà của một người tốt bụng nào đó; khi đã được vào rồi là xong, không phải làm gì hết.

3.              Chúa nói với Tiên Tri Ezekiel, 3:20, nếu kẻ công chính từ bỏ đường công chính mà phạm tội thì nó sẽ phải chết, và những việc công chính nó đã làm trước đó cũng tiêu tan. Như vậy, thật rõ ràng là, một người được cứu, được công chính hoá vì tin, nhưng sau đó lại tiếp tục hay bắt đầu phạm tội thì người này làm mất ơn cứu chuộc mà mình đã lãnh nhận. Thiên Chúa biết như vậy nên Người ban nhiều ơn thánh hoá khác cũng như những ơn phù trì để ta có thể giữ vững hoặc tìm lại ơn cứu chuộc mà mình đánh mất. Các anh em Tin Lành cũng không tin như vậy. Ðối với họ thì khi đã được cứu là được cứu mãi mãi (Once saved always saved!). Tức là, người vô gia cư ở trên, đã được mời vô nhà rồi thì dù người này có lên bàn mà bĩnh ra ở đó thì cũng không ai đuổi y ra được.

Giuse Phạm Văn Tuyến

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch