Tháng 11 là tháng các linh hồn, cũng là tháng để ta suy niệm về sự chết, một sự kiện “chán chường” chắc chắn sẽ xẩy ra cho tôi và cho mọi người. Giáo Hội cũng lưu tâm đến những người còn đang sống thường xuyên nghĩ đến thân phận mình, một ngày nào đó rồi cũng sẽ phải ra đi như những người thân yêu của mình đã lần lượt lìa bỏ thế gian.

  Vậy, đâu là ý nghĩa của cuộc sống? Cuộc đời sẽ đi về đâu? Bên kia cõi chết là gì? Cuộc sống không phải là một cái gì bền vững và thường hằng, đó là một phát hiện đau đớn, tác động dđ61n mọi người một suy tư cho đến khi từ gĩa cõi thế này.

Vâng ! Ý thức về thân phận mình, mong manh như tơ trời, dòn ải như bình sành, dễ vỡ như lọ sứ, yếu ớt như lau sậy và le lói như tim đèn chợt tắt... Tại sao thế?

Phải chăng, thân phận tự bản chất:

... đã sinh ra trong tội lỗi,

đã mang tội khi mẹ mới hoài thai”. (Tv 51.7).

Đó là tác nhân (nguyên nhân tác sinh - duyên cớ) để ta nhìn lại chính con người mình – và rằng:

“Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bề khổ, bèo đầu bến mê”. (Ôn Như Hầu)

“Thảo nào khi mới chôn nhau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra”. (Nguyễn Gia Thiều)

Hay

“Vừa sinh ra thì đã khóc chóe

Đời có vui sao chẳng cười khì”! (Cao Bá Quát).

 Thế rồi : Tôi phải xác tín rằng không ai có thể tránh được cái chết, cái chết được ví như cái lưới chụp xuống trên tôi va trên mọi người.

Bởi vì:

“Đời con là một kiếp phù du.

Loài người Chúa dựng nên thật mỏng manh quá đỗi !

Sống làm người, ai không phải chết,

Ai cứu nổi mình thoát quyền lực âm ty”. (Tv 89,48-49).

 Thế nên, những người không tín ngưỡng, họ coi đời chỉ là hư ảo, mau qua, chóng hết. Qủa thật, “Phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân”, (Gv). Họ chỉ sống cho qua ngày để hưởng thụ, càng nhiều càng tốt, để rồi phó mặc cho thần chết đem đi tất cả.

Họ hối thúc nhau:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!

Em em ơi (hay anh anh ơi) tình ta sắp già rồi”. (Xuân Diệu)

Vì thế họ muốn làm gì thì làm, là vì : “Thượng Đế đã chết” (Friedrich Nietzsche). Một câu nói mang tính lừa gạt, phỉ báng, mạ lỵ, vô liêm sỉ đối với niềm tin của những người hữu thần, có tín ngưỡng. Họ coi chết là hết, là kết thúc cuộc đời, chết là tiêu diệt tất cả, là đi vào ngõ cụt, là đi vào hư vô và tuyệt vọng. Họ coi cái chết là một thất bại và hoàn toàn vô nghĩa. Vì thế, họ cần phải hưởng thụ tất cả những gì họ đang có, đang là, họ gạt bỏ luân lý đạo đức, gạt bỏ các gía trị Chân, Thiện, Mỹ... Họ giẵm đạp lên nhau để giàng lấy sự sống đời này. Họ tạo ra những nền kinh tế này TPP, hợp tác thị trường kinh tế kia AP... Để chỉ dành lấy cái kết qủa:

“Nào ta cứ ăn đi, uống đi, hưởng thụ đi, cứ nghỉ ngơi, vui chơi cho đã”. (x. Luca 12: 16-2).  Nhưng - Tất cả dưới con mắt Giảng Viên chỉ là : “Phù vân trên mọi phù vân, và mọi sự đều là phù vân”. Tất cả đều vô nghĩa, và không có gía trị gì “trong giờ lâm tử”.

“Mọi sự dầu hay, hay dở, đều không chắc chắn, chỉ sự chết là chắc chắn sẽ xảy đến”. (Th. Augúttinô).

Còn nhà triết học Heiddeger thì cho rằng : “Nếu chết là hết thì đời người luôn luôn sống trong lo sợ. Bởi vì biết rằng mình sẽ chết, sẽ trở về cõi hư không, thì tức là đã mang hư vô trong mình rồi. Sống làm gì nữa để mai ngày, rơi vào cõi hư vô” ?

 Không phải thế.

Chúng ta có điểm tựa cho cuộc sống, để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, như Thánh Phaolô khích lệ các tín hữu Côrintô hãy tin vào đời sau : “Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất, là chiếc lều này, bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra”. (2Cr 5,1).

Ngài còn cho biết thêm: “Ở trong thân xác này là lưu lạc xa Chúa”. Vậy phải “lìa bỏ thân xác này để ở bên Chúa” (x.2Cr 5,6.8). “Và ngài còn quả quyết : Không phải tất cả chúng ta sẽ chết, nhưng tất cả chúng ta cũng sẽ được biến đổi”. (1Cr 15,51).

Nếu vậy “Tôi đâu có chết, tôi bước vào sự sống” (Th. Têrêsa HĐG). Và tôi “Muốn thấy Thiên Chúa, thì phải chết” (Th. Têrêsa Avila).

 Tục ngữ Việt nam có câu: “Ba tháng trồng cây, một ngày trông quả”. Cũng thế, ngày chết là ngày thu hoạch kết quả của cả một cuộc đời tại thế theo nguyên tắc: “có công thì được thưởng”. Có khác chi đời tôi là một cánh đồng, cày cuốc lam lũ, giãi nắng, dầm mưa, chân lấm tay bùn, ngày ngày “ra đi, đi mà nức nở. mang hạt giống gieo vãi; lúc trở về, về reo vui hớn hở, vai nặng gánh lúa vàng”. (Tv 126,6). Với niềm tin ấy : “cái thân phải hư nát này sẽ mặc lấy sự bất diệt; và cái thân phải chết này sẽ mặc lấy sự bất tử”. (1Cor 15, 53).

Chúa Kitô đã đến thế gian để nhận lấy cho Ngài số phận phải chết của chúng ta. Ngài thực hiện thánh ý của Chúa Cha là muốn cứu độ tất cả mọi người. “Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta”. (1 Tx 5, 10), “Nhờ cái chết của Ngài, chúng ta được hòa giải với Thiên Chúa”. (x. Rm 5, 10).

Vâng, “Chính Đức Kitô “đã tiêu diệt thần chết” (2Tm 1:10). “Như vậy, nhờ cái chết của Người, Người đã tiêu diệt tên lãnh chúa gây ra sự chết, tức là ma qủy (Dt 2:14-15). Qua công cuộc cứu chuộc của Ngài. Sự chết nay không còn sức lực hữu hiệu nào nữa đối với người được cứu chuộc. “Tử thần và Âm phủ bị quăng vào hồ lửa”. (Kh 20:14), nhờ chiến thắng của Chúa Kitô, “Sẽ không còn sự chết” (Kh 21:4).

Vũ Công Chính 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch