Bản đồ cổ của Trung Hoa cũng như bộ bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Toàn bộ bản đồ địa lí của Trung Hoa) do nhà Thanh truyền cho Khang Hi vẽ và xuất bản năm 1904 xác định đảo Hải Nam là cực đỉểm phía nam của Trung Hoa. (Theo vietnamhistory.info. Feb 23, 2013).

Ngoài ra có 80 bản đồ Tây Phương và 3 sách toàn đồ Trung Hoa có niên đại từ 1626 đến 1980 do Ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn Hoá & Gia Đình VN tại New York, thu tập được và gửi tặng cho Viện Phát Triển Xã Hội Đà Nẵng, cho thấy miền nam của Trung Hoa cũng dừng lại ở cuối Đảo Hải Nam. (Theo Trà Mi / VOA Tiếng Việt tường thuật Oct, 2012). Như vậy bản đồ Nhà Thanh không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Còn bản đồ Phương Tây như bộ bản đồ Atlas thế giới Bruxelles gồm 6 tập do nhà địa lí học Philippe Vandemaelen, người Bỉ, sáng lập Viện Địa Lí Hoàng Gia Bỉ, xuất bản năm 1827, cũng không có Hoàng Sa. Nghe nói bộ bản đồ này cũng mới được gửi tặng cho Việt Nam giữ làm tài liệu. (Theo vietnam.net . Oct 19, 2014).

Vào năm 1816 Vua Gia Long sai quân lính khố xanh ra cắm cờ trên quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa để xác định chủ quyền của Việt Nam. Khi quân đội Pháp sang chiếm đóng Việt Nam cũng tiếp nhận hai quần đào này vào chính quyền bảo hộ của họ. Khi trao trả độc lập cho Việt Nam vào năm 1954 thì Chính phủ Pháp cũng trao trả chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa lại cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.

Tuy nhiên hiện thời người ta thấy trên bản đồ thế giới có tên quốc tế của vùng biển này là “South China Sea” (Biển Nam Trung Hoa). Năm 2009 Trung Quốc công bố “Đường 9 Đoạn” bao trùm gần hết vùng biển này mà báo chí Việt Nam gọi nôm na là “Đường Lưỡi Bò”. Trong những cuộc biểu tình ở Việt Nam cũng như Phi Luật Tân hay do người Việt hải ngoại, người biểu tình mang biểu ngữ vẽ đường lưỡi bò với con dao cắt đứt lưỡi bò đi. Thực ra Đường 9 Đoạn là nhật kí của một tướng lãnh hải quân Trung Hoa Dân Quốc (đối nghịch với Trung Cộng thời bấy giờ)  sau một chuyến đi thăm dò đến Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1947 được ghi chép lại, rồi được thuộc hạ cho vẽ ra theo tưởng tượng.  Sau khi Trung Quốc cho công bố Đường 9 Đoạn, thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kì có yêu cầu bộ Ngoại Giao Đài Loan (Chính quyền tiếp nối của Trung Hoa Dân Quốc) giải thích lí do tại sao cho vẽ Đường 9 Đoạn như vậy.  Dĩ nhiên là Bộ Ngoại Giao Đài Loan không trả lời được hoặc không biết trả lời như thế nào cho ra lí lẽ thoả đáng. Như vậy khi nhà lãnh đạo Trung Quốc cho công bố Đường 9 Đoạn được vẽ ra theo tưởng tượng mà coi là bằng chứng lịch sử làm chủ quyền biển đảo thì không biết họ có sợ công luận thế giới coi là trò hề không? Rồi không biết họ có biết rằng làm như vậy là họ làm nhục cho dân tộc của họ với thế giới không? Thực ra Đường Lưỡi Bò đã khiến cho một số sử gia theo đúng nghĩa là sử gia Trung Quốc phải xấu hổ, khiến họ không biết ăn nói với những nhà sử học thế giới như thế nào. Có mấy nhà sử gia Trung Quốc thổ lộ với mấy sử gia Việt Nam đại khái là Trung Hoa cổ là Trung Hoa đối địa chứ không phải đối biển. Ngay cả những sử gia do Chính phủ Trung Quốc gửi đi dự những Hội Nghị quốc tế về Biển Đông cũng phải nép vế.

Năm 1946, nhóm hải quân Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa, rồi rút quân đi năm 1950. Năm 1956, họ trở lại và kiểm soát đảo này tới nay. Năm 1974 sau trận hải chiến, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1988, trong một trận hải chiến khác, Trung Quốc còn chiếm mấy đảo khác trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ở Đài Loan mà trước đây gọi là Trung Hoa Dân Quốc do quân đội Tưởng Giới Thạch chạy ra tái lập chính phủ và thiết lập quyền cai trị sau khi bị quân đội Cộng Sản của Mao Trạch Đông đánh bại. Thời bấy giờ có những nhà báo Miền Nam Viêt Nam gọi là Mao Xếng Xáng vì Chủ Tịch họ Mao có thân hình giống đô vật “sumo” của Nhật Bản. Hiện thời tại Cộng Hoà Đài Loan (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa) có hai đảng phái chính trị chính là Quốc Dân Đảng, lúc đầu của đa số người Trung Hoa từ lục địa qua và đảng Dân Tiến, có lẽ của đa số người bản địa. Cương lãnh của Quốc Dân Đảng cũng giống như của Trung Quốc là chủ trương chỉ có một nước Trung Hoa với hai thể chế chính trị khác nhau. Còn đảng Dân Tiến thì chủ trương độc lập cho Đài Loan.

Map_of_VN_0001_copy Duong_luoi_bo-3_copy

Những bài viết của người Việt thì viết là Biển Đông và thấy trên bản đồ Việt Nam cũng in là Biển Đông.  Người Việt hiểu Biển Đông là biển nào và thuộc về Nước nào. Tuy nhiên đối với người ngoại quốc mà biết tiếng Việt, họ cũng không rõ Biển Đông là biển nào.

Vậy để cho rõ nghĩa hơn đối với người ngoại quốc, những cơ sở vẽ và in bản đồ Việt Nam, nên viết rõ là: Biển Đông Việt, hoặc rõ hơn nữa cho người ngoại quốc, thì nên viết bằng Anh Ngữ là: East Sea of Vietnam. Viết như vậy thì cũng không có quốc gia nào có thể phản đối vì theo địa lí là như vậy, nhất là theo Công Ước Quốc tế về thềm lục địa 12 hải lí cũng như đặc quyền kinh tế 200 dậm của Việt Nam. Còn về vịnh thì vào thời Pháp thuộc và sau đó những bản đồ xuất bản ở ngoại quốc viết là: Gulf of Tonkin. Bản đồ Việt Nam thì thấy ghi là Vịnh Bắc Bộ. Tuy nhiên để cho rõ nghĩa hơn, những cơ sở làm và in bản đồ Việt Nam nên sửa là: Vịnh Bắc Việt (Gulf of North Vietnam). Như vậy thì dần dà những nhà xuất bản bản đồ thế giới cũng sẽ làm theo, theo địa thế hình chứ không hẳn là địa chính trị.

Đó là một trong những cách thế khác nhau để xác định và đòi lại chủ quyền Biển mà  tổ tiên để lại cho hậu duệ. Biển Đông Việt nói chung và Hoàng Sa /Trường Sa nói riêng là ngư trường của dân Việt sống ven Biển, nhất là dân nghèo Miền Trung Việt từ bao nhiêu thế kỉ. Nay bị nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra Đường Lưỡi Bò của Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra, để làm bằng chứng lịch sử, rồi coi là ao nhà của mình. Trung Quốc còn thúc đẩy tàu đánh cá của dân Nước họ, gồm cà tàu ngư giám của họ ra xô đẩy và đánh chìm thuyền cá của ngư dân Việt, khiến họ phải trắng tay. Họ còn bồi đắp đảo nhân tạo, xây phi đạo trên đảo và đặt tên lửa ở trên đảo. Điều này khiến rất nhiều quốc gia phản đối vì  làm như vậy là họ cản trở tự do của tàu bè quốc tế đi lại và cản trở quyền đánh bắt cả ở vùng biển quốc tế. Ngay cả một số quốc gia trước đây không thấy bầy tỏ lập trường về vùng biển này, gần đây củng lên tiếng phản đối về lập luận trò hề của Đường Lưỡi Bò với ý đồ bành trướng thế lực quân sự và bành trướng kinh tế của Trung Quốc.

Khi một quốc gia phát triển về kinh tế thì không phải là vấn để. Vào năm 1960, so sánh lợi tức đầu người GDP (Growth Domestic Produect US$) của 10 quốc gia Á Châu, thì Miền Nam Việt Nam đứng thứ 4, Trung Quốc đứng thứ 8. Chính Hoa Kì đã giúp Trung Quốc vào Tổ Chức Mậu Dịch Hoàn Cầu (PTO) và giúp Trung Quốc phát triển về kinh tế. Tuy nhiên một quốc gia dùng lợi tức kinh tế để phát triển về quân sự, mua sắm vũ khi đạn dựợc tối tân để uy hiếp và bao vây kinh tế của những nước nhỏ là vấn để.

Những phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã họp báo khẳng định chủ quyền biển ‘không thể chối cãi được’ mà không xuất trình được bằng chứng. Khi mà người ta mạo nhận một vật gì hay quyền lợi nào, mà không có bằng chứng, thì người ta để lộ ra nét mặt trơ trẽn, thay vì bộ mặt xác tín. Cũng vì thế mà khi Phi Luật Tân kiện lên Toà Án Quốc Tế về việc Trung Quốc xâm lấn biển đảo của họ, Trung Quốc liền tránh né, không dám tham gia.

Cũng nên biết quĩ Nguyễn Thái Học (Nguyen Thai Hoc Foundation), một tổ chức phi vụ lợi của người Việt hải ngoại đã kiến nghị đổi tên “South China Sea” (Biển Nam Trung Hoa) thành Biển Đông Nam Á và được hơn 9300 người từ 74 quốc gia hưởng ứng. Tổ chức này dự tính khi hội đủ 10 ngàn chữ kí, sẽ đệ trình lên nguyên thủ của 10 quốc gia Đông Nam Á, Ủy Ban Bản Đồ Đại Dương của Liên Hiệp Quốc, các hội địa lí của 10 nước, bao gồm Úc Đại Lợi, Gia Nã Đại, Liên minh Âu Châu, Pháp Quốc, Đức Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Hàn, Anh Cát Lợi, Nga Xô, và Hoa Kì.. (Theo BBC Tiếng Việt, Tháng 11/2012).

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch