CN_2_TN_Nam_AChúa Nhật 2 Thường Niên, Năm A

Ga 1:29-34

"Này là Chiên của Thiên Chúa, Đấng khứ trừ tội của thế gian". Trong Tin mừng hôm nay, Gioan Tiền Hô đã công khai giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: "Này là Chiên của Thiên Chúa, Đấng khử trử tội của thế gian" (Ga 1:29).

Với câu nói này, Gioan đã cùng một lúc chỉ ra hai thực tại lớn lao về Chúa Giêsu: Ngài là Chiên của Thiên Chúa và Ngài là Đấng khử trừ tội của thế gian.

Khi gọi Chúa Giêsu là "Chiên của Thiên Chúa", Gioan xác nhận sự vô tội và tinh tuyền thánh thiện của Chúa Giêsu.

Khi nói Chúa Giêsu là "Đấng khử trừ tội của thế gian", Gioan chỉ cho mọi người thấy Chúa Giêsu chính là Đấng Cứu thế, Đấng Messia, là "tôi tớ đau khổ của Giavê" như tiên tri Isaia từng nói đến trong Cựu ước.

Hai thực tại này gắn liền với nhau nơi con người và sứ mạng của Chúa Giêsu. Chính vì là Con Chiên vô tội của Thiên Chúa Chúa Giêsu mới có thể khử trừ tội của thế gian. Như con chiên được dùng làm của lễ đền tội trong Cựu ước phải chịu sát tế, Chúa Giêsu cũng phải chịu đau khổ và chịu chết để trở nên của lễ hy sinh đền tội cho nhân loại. Con chiên hiến tế của Cựu ước chỉ là hình bóng và dấu hiệu của Chúa Giêsu là "Chiên Thiên Chúa", Đấng duy nhất thực sự khử trừ tội của con người, Đấng duy nhất đem lại ơn cứu độ, nghĩa là sự tha thứ tội lỗi.

Chúa Giêsu khử trừ tội của thế gian bằng cách gánh vào mình Người tội lỗi của tất cả nhân loại, từ tội của nguyên tổ Adong cho đến tội của người sau hết trong nhân loại. Với cuộc khổ nạn và cái chết đau thương tủi nhục trên thập giá, Người đã đền thay tội lỗi của tất cả nhân loại.

Nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, Thiên Chúa đã chỉ cho ta thấy ác quả kinh hoàng của tội lỗi vì nó dẫn đến sự đau khổ tột cùng và cái chết đau thương của Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, và tình yêu vô biên của Thiên Chúa khi chính Người đã chấp nhận chịu đau khổ để giải thoát ta khỏi ách nô lệ của tội lỗi và khỏi chết đời đời.

Câu chuyện sau sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu xa hơn về sự đau khổ kinh hoàng mà Chúa Giêsu phải chịu để chuộc tội cho chúng ta. Từ đó, chúng ta cảm nhận cách thấm thía hơn tình yêu vô biên của Người dành cho ta.

Một cô gái đang có người yêu bị một kẻ lạ mặt hãm hiếp và đã có thai. Cô khổ tâm vô cùng vì bị người yêu khước từ và gia đình ngờ vực. Cô đã đến gặp Đức Cha Fulton Sheen than thở với ngài và hỏi ngài: "Tại sao con phải ra nông nỗi này?" Sau khi lắng nghe với tất cả sự cảm thông, Đức Cha ôn tồn trả lời cô gái: "Vì chị đã phải gánh tội của một người".

Rồi Đức Cha Sheen kết luận: Nếu chỉ vì phải gánh tội của một người mà cô giái kia phải đau khổ buồn sầu như thế, thì khi phải gánh chịu tội của cả nhân loại Chúa Giêsu đã phải chịu đau khổ buồn sầu biết chừng nào!

Là những người Kitô hữu, chúng ta chẳng những được mời gọi để hưởng ơn cứu độ của Chúa Cứu thế nhưng còn được kêu mời để trở nên những "Chúa Cứu thế khác". Đức Cha Fulton Sheen nói rằng chúng ta được cứu chuộc bằng cách trở nên những con người cứu chuộc. Điều này như một sự lập lại lời Chúa Giêsu khi Người dạy chúng ta đọc kinh Lạy Cha "Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con".

Thế giới hôm nay phải đau khổ trăm chiều vì con người càng sa đoạ, càng lún sâu vào vũng bùn tội lỗi. Làm thế nào để khử trừ hay ít ra là làm giảm bớt tội lỗi trên thế giới hôm nay?

Chắc chắn không có cách nào tốt hơn, hoàn hảo hơn đường lối Chúa Giêsu đã thực hiện để trở nên "Đấng khử trừ tội của thế gian."

Để đi theo đường lối của Chúa Giêsu, trước hết chúng ta phải noi gương Chúa Giêsu là "Chiên của Thiên Chúa" qua việc cố gắng sống thánh thiện và xa lánh mọi tội lỗi. Kế đến, chúng ta phải nổ lực trở nên giống Ngài là "Đấng khữ trừ tội lỗi của thế gian" bằng cách vui nhận những khó khăn, đau khổ, thử thách trong cuộc sống để kết hợp với những đau khổ của Chúa Giêsu và cầu nguyện xin Chúa tha thứ tội lỗi cho tha nhân, nhất là những người đang làm ta đau khổ cách này hay cách khác.

Bao lâu chúng ta chưa biết xa lánh tội lỗi, chưa biết nhìn nhận trách nhiệm về tội lỗi của chính mình, chưa biết noi gương Chúa Giêsu quảng đại tha thứ cho những người xúc phạm đến mình, chưa dấn thân lãnh lấy trách nhiệm đền tội thay cho tha nhân, bấy lâu chúng ta chưa phải là những người tín hữu đích thực của Chúa Kitô.

Trong mỗi Thánh lễ, trước khi hiệp lễ, chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu bằng lời nguyện "Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con." Liền sau lời nguyện đó, linh mục chủ tế cũng giới thiệu Chúa Giêsu Thánh thể cho chúng ta bằng những lời như Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với dân chúng năm xưa: "Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá tội trần gian..." Lúc ấy, chúng ta hãy sốt sắng hiệp cùng Mẹ Maria nài xin Chúa Giêsu Thánh Thể mà ta sẽ rước vào lòng cho ta biết kết hợp mật thiết với Người, để nhờ Người và trong Người ta sẽ sống như những con chiên đích thực của Chúa, những con người biết sống yêu thương tha thứ và hiệp nhất trọn vẹn với tha nhân.

Lm. Phạm Quốc Hưng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch