Le_Duc_Maria_me_Thien_Chua_nam_ALễ Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Năm A

Ds 6: 22-27; Gl 4: 4-7; Lc 2: 16-21

Có linh mục kia tuổi đã cao, nhận thấy mình giảng không còn gây được sự chú ý của cử toạ giáo dân, khiến họ buồn ngủ, mới tìm đến gặp vị giám mục để xin ý kiến. Linh mục trình bầy vấn nạn với Ðức Giám mục.

Ðức Cha đề nghị cho Cha đó như sau. Chúa nhật tới khi Cha bắt đầu giảng, Cha nên thú thật với giáo dân là Cha có yêu một người đàn bà, và Cha đã yêu bà ta ba mươi năm rồi. Khi giáo dân xốn xáo lên rồi, thì Cha nói người đàn bà đó tên là Maria. Khi Cha gây được sự chú ý của giáo dân rồi, thì Cha sẽ nói về Ðức Mẹ và Ðức Mẹ đóng vai trò quan trọng trong đời sống Cha như thế nào. Cha già liền cám ơn Ðức Cha rối rít lên. Sang Chúa nhật kế tiếp, vừa lên toà giảng, ông Cha nói: Ðức giám mục có yêu một người đàn bà và ngài đã yêu người đàn bà đó ba mươi năm rồi. Lúc này cử toạ lao nhao lên, thì ông Cha ngừng chốc lát, gãi đầu gãi tai, rồi tiếp: Tôi quên tiệt tên người đàn bà đó rồi (1).

Phụng vụ lời Chúa hôm nay nhắc lại việc cắt bì của Ðức Giêsu, nhưng cũng nhấn mạnh đến địa vị của Mẹ Maria trong việc sinh hạ Ðấng cứu thế. Lời Chúa nhấn mạnh đến vai trò của Mẹ trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Làm sao trinh nữ Maria trở nên Mẹ Ðấng Cứu Thế? Làm sao một thụ tạo lại có thể làm mẹ Ðấng sáng tạo? Khi trinh nữ Maria thưa với sứ thần Gáp-ri-en: Tôi xin vâng như lời sứ thần truyền (Lc 1:38) thì lúc đó Con Thiên Chúa xuống thụ thai trong cung lòng trinh nữ. Lời Chúa trong thư thánh Phaolô gửi tín hữu Galát cũng ghi lại: Khi thời gian tới hồi viên mãn, Thiên Chúa đã sai Con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới Lề Luật, để chuộc những ai sống dưới Lề Luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa tử (Gl 4:4-5). Ðấng sáng tạo được sinh ra bởi người thụ tạo là một màu nhiệm. Tuy nhiên theo lời thiên sứ Gáp-ri-en: Không gì mà Thiên Chúa không làm được (Luc 1:37).

 Tước hiệu Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa còn được ghi trong Thánh kinh theo lời bà Isave: Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi (Luc 1:43). Giáo hội cũng xác nhận Ðức Maria là Mẹ Thiên Chúa bởi các Công đồng chung Êphêsô (431), Chacedon (451), Cons-tantinope (553), Latêranô (649), Tolêđô (675) và Công đồng Vaticanô II trong Hiến chế Lumen Gentium số 69 (1964). Ngoài ra Giáo hội còn tuyên xưng Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa trong kinh Tin kính. Giáo hội dạy ta Chúa Giêsu có hai bản thể: một bản thể Thiên Chúa và một bản thể loài người. Xét theo bản thể loài người thì Chúa Giêsu cũng cần lớn lên trong gia đình: có mẹ và có cha nuôi.

 Câu hỏi thứ hai đến trong đầu óc ta là làm sao Ðức Maria trở thành Mẹ của Giáo Hội và Mẹ của mọi người tín hữu? Thánh kinh thuật lại rằng dưới chân thánh giá Chúa Giêsu trối Mẹ Người cho thánh Gioan: Ðây là Mẹ con (Ga 19:27). Từ lúc đó, thánh Gioan đón nhận Ðức Maria là Mẹ và đưa Mẹ về săn sóc. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Mẹ Maria đóng vai trò ủng hộ tinh thần các tông đồ, cầu nguyện với các tông đồ (Cv 1:14). Sau khi về trời, Mẹ còn tiếp tục cầu nguyện cho người tín hữu được hưởng ân huệ và phần rỗi đời đời (Lumen Gentium # 62). Công Ðồng Vaticanô II chính thức công nhận Ðức Maria là Mẹ Giáo hội (Lumen Gentium 60-65) và long trọng công bố tước hiệu này do Ðức Giáo hoàng Phaolô VI trong bài diễn văn kết thúc kì họp thứ ba (21-11/1964) của Công Ðồng.

Hôm nay bắt đầu năm mới dương lịch, ta nên dùng ít thời giờ yên lặng, để suy niệm như Mẹ Maria, nhìn lại quá khứ, xét lại mối liên hệ của ta với Chúa, cảm tạ đội ơn Chúa về tất cả những hồng ân Chúa đã ban, đánh giá việc ta có mở rộng tâm hồn đón nhận lời Chúa và ý Chúa như thế nào? Trước thềm năm mới, xin Chúa tha thứ những lỗi lầm, những thiếu xót trong năm cũ. Ta cũng không quên cảm tạ đội ơn Chúa về những ân huệ ta nhận được trong năm cũ. Nếu chỉ phàn nàn kêu trách về những rủi ro, bất hạnh, mắt ta sẽ bị che đậy, không còn nhìn thấy những điều may mắn và chiều sáng của cuộc đời. Do đó ta có thể nảy ra thái độ tiêu cực bất mãn.

Ta cũng có thể làm những quyết định sửa đổi trong năm mới, chẳng hạn quyết định chừa một nết xấu như bỏ nghiện rượu hay nghiện thuốc, quyết định dành nhiều thời giờ hơn cho gia đình, cho cha mẹ, vợ chồng và con cái. Có như vậy mỗi năm thêm tuổi, ta mới thêm được gì hữu ích cho bản thân và đời sống.

Ta cũng cần hướng về tương lai mặc dầu không biết chắc tương lai sẽ ra thế nào và đi về đâu. Tuy nhiên cũng như Mẹ Maria, ta có thể đặt niềm tin cậy và phó thác vào Chúa, vào chương trình quan phòng cứu đô của Chúa.

Lời nguyện xin Mẹ là Mẹ con:

Lạy Mẹ Maria, dưới chân thánh giá thảm thương,

Chúa Giêsu đã trối Mẹ cho thánh Gioan.

Hôm nay con xin nhận Mẹ là Mẹ của con.

Xin Mẹ cùng đồnh hành với con

trong mọi nẻo đường của cuộc sống.

Xin Mẹ dạy bảo con đường đến với Chúa.

Ðến giờ Chúa gọi con ra khỏi đời này,

xin Mẹ đến bên giường khuyên con. Amen.

 Lm Trần Bình Trọng

_______________________

1. Truyện trích từ the Catholic Digest

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch