Chua_Nhat_4_Phuc_Sinh_4Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm A

Cv 2:14a, 36-41; 1 Pr 2:20b-25; Ga 10:1-10

Dân Do Thái thời Cựu ước là dân du mục. Vì thế văn chương của họ là bộ sách Cựu ước có nhiều dẫn chứng về đời sống chăn nuôi như là chiên, cừu, dê, người chăn chiên, lúa miến, cỏ dại, cây nho, hạt cải, chim sẻ, hoa cỏ đồng nội.

Vào thời Chúa Giêsu tại đất Pa-lét-tin, chăn nuôi là một nghề vất vả khó nhọc. Trước hết, người chăn chiên phải biết chiên của mình: con nào thuộc đàn nào, con nào đau ốm, con nào bị lạc. Thứ đến người chăn chiên phải nuôi dưỡng chiên của mình, dẫn chiên đến suối nước uống, cho chiên đến đồng cỏ ăn; không để chiên ăn cỏ độc. Sau cùng, người chăn chiên phải bảo vệ đàn chiên khỏi sói rừng tấn công, khỏi mỏm đá dốc..

Khi trời về chiều, dân chăn chiên thường dẫn chiên tụ tập với nhau trong một chuồng. Như vậy họ có thể giúp nhau để bảo vệ đàn chiên của mình cũng như của bạn đồng nghiệp. Và khi trời vừa sáng, thì các bày chiên lại theo tiếng gọi của chủ để tản mát đi mỗi cánh đồng cỏ: chiên nào đi theo chủ nấy.

Cũng vào thời đó, chiên là con vật hữu dụng cho nền kinh tế gia đình. Chiên cung cấp sữa, bơ và pho mát. Lông chiên được dùng làm áo khoác. Chiên được dùng làm con vật sát tế trong thời Cuu ước. Chiên cũng là con vật mà Chúa Giêsu ưa thích. Và Chúa coi mình như con chiên, đến làm lễ vật hiến tế, đền tội cho nhân loại. Ðể nhớ lại bữa ăn Vượt qua của người Do thái trong Cựu ước, được chọn làm bối cảnh cho bữa Tiệc li của Chúa với các môn đệ trong Tân ước, vào Thứ Năm Tuần thánh, người tín hữu nên ăn thịt chiên. Thịt chiên mà cho ướp với rượu vang, nướng trên than hồng hay lửa đỏ, cho hơi cháy xém cạnh, ăn với nước chấm bạc hà, thì thật là tuyệt vời.

Tuy nhiên chiên là con vật nhu mì, yếu ớt và chậm chạp, nên dễ bị những con vật khác tấn công. Chiên không có ngà hay sừng để húc, không có móng sắc để chộp và cào cấu; không có răng nanh nhọn để cắn xé. Khi bị tấn công, chiên không thể đá hậu như trâu hay ngựa vì chân ngắn và yếu. Chiên cũng không thể chạy nhanh như thỏ để tẩu thoát, và không biết leo cây như khỉ để thoát thân. Chiên còn kêu: Be..e..he.. như tiếng con nít thì những con vật khác đâu có sợ mà lánh xa. Chiên sống ở nước nào trên thế giới cũng nói một thứ tiếng, nghĩa là kêu giống nhau như trên. Như vậy chúng cũng dễ hiểu nhau.

Trong Phúc âm hôm nay, Chúa ví Người như cửa chuồng chiên: Tôi là cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp, nhưng chiên đã không nghe họ (Ga 10:7-8). Vậy mọi kẻ đến trước Chúa Giêsu là ai? Chắc hẳn là Chúa không nói về hàng ngũ ngôn sứ trung thành loan truyền sứ điệp của Chúa và do đó làm đẹp lòng Chúa. Phúc âm thánh Gioan chương 9 kể lại người Pharisêu phản đối việc Chúa chữa người mù ngày Sa-bát. Nhóm người Pharisêu được coi là những người thông luật, được chính thức công nhận là những người giảng dạy luật lệ và mục tử hợp pháp để dẫn dắt dân Do thái. Chúa Giêsu bảo các môn đừng theo những việc họ làm, vì họ nói mà không làm (Mt 21: 2), họ là kẻ giả hình (15). Như vậy kẻ trộm cướp phải chăng là nhóm người Pharisêu và những ngôn sứ giả mà sách ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Ê-dê-ki-en, Hôsêa và Mica (Is 9:14; Gr 6:13; 9:10; 23:11; Ed 14:9, 10; Hs 4:4-5; Mi 2:11) có nhắc đến như là trộm cướp.

Như vậy qua cửa chuồng chiên là qua Giáo hội, qua hệ thống tổ chức trong Giáo hội mà Chúa đã thiết lập. Cũng như chiên cần ở lại trong chuồng chiên để được bảo vệ, nếu không sẽ gặp nguy hiểm, bị lạc lõng và bị sói rừng tấn công, người tín hữu cũng cần ở lại trong Giáo hội để được bảo vệ và nuôi dưỡng bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa. Tách rời khỏi Giáo Hội, người tín hữu sẽ bị phân tán và tấn công. Lịch sử Giáo hội đã chứng minh điều đó. Nếu tách rời khỏi Giáo hội, người ta sẽ tiếp tục phân tán nữa. Như chiên cần ở lại trong đàn chiên để được nuôi dưỡng, người tín hữu cũng cần ở lại trong Giáo hội để chủ chiên biết đến: biết danh tính cũng như biết nhu cầu cá nhân và gia đình hầu được lưu tâm và săn sóc bằng việc uỷ lạo hay lời cầu nguyện.

Chúa Giêsu đã đặt các tông đồ làm mục tử săn sóc đàn chiên ở trần gian. Các tông đồ và những người kế vị cũng như cộng sự viên đều là loài người, cũng mang trong mình những yếu hèn và tội lỗi. Mặc dầu với những yếu hèn và tội lỗi, Chúa hứa ở với Giáo hội mọi ngày cho đến tân thế (Mt 28:20).

Chúa Giêsu thiết lập Giáo Hội dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần để cho những lời giảng dạy của Giáo Hội được phản ảnh sự thật. Mục đích của việc thiết lập Giáo Hội là để duy trì tinh thần hiệp thông đức tin và tình thân hữu Kitô giáo. Nếu không thì như lời Chúa phán: Họ có thể như đàn chiên không có người chăn (Mt 9:36). Giáo hội mà Chúa thiết lập là Giáo hội mà người tín hữu tuyên xưng trong Kinh Tin kính: duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

Giáo hội mà Chúa thiết lập vẫn mang tính cách lữ hành, có nghĩa là luôn trên đường tìm kiếm sự thật, tự thanh lọc khỏi những lạm dụng và sai lầm của những thành phần cá nhân trong Giáo hội và tìm cách đối phó với những trở ngại và thách đố mới. Vì thế mà trong dòng lịch sử Giáo hội, người ta thấy Giáo hội trải qua những thời kì khác nhau: có thời vàng son, có thời đen tối vì những yếu đuối và lạm dụng trong hàng ngũ Giáo hội. Từ khi Giáo hội được thiết lập, những lực lượng chống phá Giáo hội luôn tìm cách để đả phá, tấn công những sơ hở và lạm dụng trong hàng ngũ Giáo hội. May phúc thay, dựa vào lời Chúa hứa với thánh Phêrô, người tín hữu có thể vững tâm tiến bước trong chuồng chiên là Giáo hội: Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần cũng không thắng nổi (Mt 16:18).

Lời cầu nguyện: xin cho được ở lại trong chuồng chiên là Giáo hội:

Lạy Ðức Kitô, là Mục tử tối cao và là cửa chuồng chiên.

Con xin tạ ơn Chúa  đã thiết lập chuồng chiên là Giáo hôị.

Xin Chúa gìn giữ những người mà Chúa đặt làm mục tử

coi sóc các đàn chiên của Chúa, không vì tham vọng cá nhân

hay bất phục tùng, mà phá rào kẻo làm tản mát đàn chiên,

hoặc lôi kéo chiên ra khỏi chuồng chiên của Chúa.

Cũng xin cho con được nhận biết tiếng chủ chăn đích thực

và ở lại trong đàn chiên để được bảo vệ và nuôi dưỡng

bằng lời Chúa, Mình Thánh Chúa và lời giáo huấn chính thức

của Giáo hội, mà chính Chúa đã thiết lập trên tảng đá thánh Phêrô:

duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch