LE_CUNG_HIEN_TD_CLễ cung hiến Ðền Thờ Latêranô: A

Ed 47:1-2, 8-9, 12; 1Cr 3:9c-11,16-17; Ga 2:13-22

Triết gia cũng như thần học gia thường tìm kiếm xem Thiên Chúa ở đâu và hiện diện thế nào trong vũ trụ. Người ta cho rằng Chúa hiện diện khắp mọi nơi, nhưng họ cũng dành những cách thế đặc biệt và những nơi đặc biệt cho Chúa ngự trị.

Trong Cựu ước, đền thờ và hòm bia giao ước được coi là những nơi ngự trị đặc biệt của Thiên Chúa như Chúa phán với vua Salômôn: Ta đã chọn và thánh hoá nhà này, để muôn đời danh Ta ngự tại đây (2Sb 7:16; 1V 9:3)). Ðó là lý do tại sao Chúa Giêsu tỏ ra khó chịu với những người đổi tiền bạc vì họ đã biến nhà Chúa thành nơi buôn bán (Ga 2:16). Trong Tân ước, thánh đường có nhà trạm hay nhà chầu là nơi Mình thánh Chúa Kitô ngự. Chúa Giêsu là Thiên Chúa hiện diện khắp nơi, nhưng đặc biệt Chúa Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh thể nơi nhà trạm. Ðó chính là Ðền thở Chúa Giêsu ngự trị, như Người nói đến (Ga 2:21).

Có những người có thể tự hỏi tại sao hôm nay Giáo hội mừng nơi thờ phượng thay vì mừng kính một trong những mầu nhiệm trong đạo, hoặc mừng kính một tước hiệu của Ðức Maria, hoặc ông thánh nọ, bà thánh kia. Giáo hội mừng kính nơi thờ phượng vì đền thờ Latêranô, nhà thờ chính toà của đức giáo hoàng, tượng trưng cho các thánh đường công giáo trên thế giới. Nhà thờ còn là biểu hiệu của hai sự vật quan trọng. Trước hết nhà thờ là biểu hiệu của sự hiệp nhất và cộng đồng (1), qui tụ giáo dân lại trong một nhiệm thể màu nhiệm của Ðức Kitô, để cầu nguyện, thờ phượng, cảm ta và xin ơn. Thánh đường còn là biểu hiệu của sự tiếp nối và truyền thống, có liên kết với quá khứ và cùng nhau hướng về tương lai (2) để đối phó với những đổi thay và thách đố mới trong xã hội và trong Giáo hội. Nhìn về quá khứ, chẳng hạn giáo xứ mà ta thuộc về đuợc thiết lập năm ấy do cha nọ cha kia sáng lập. Nhà thờ giáo xứ được xây dựng thời cha này cha nọ.

Những người khác cho rằng Chúa hiện diện khắp mọi nơi nên họ không cần đến nhà thờ cầu nguyện và thờ phượng. Họ cần nhận thức rằng, loài người cần những biểu hiệu bên ngoài để khơi dậy những tâm tình đạo đức bên trong. Loài người cũng cần những biểu hiệu đạo giáo để đưa họ vào thế giới thần linh và để khơi dậy những tâm tình thiêng liêng. Nếu là thiên thần, loài người không cần biểu hiệu. Còn loài người có thân xác thì lại cần biểu hiệu như thánh đường, bàn thờ, tượng ảnh, đèn nến .. trong việc thờ phượng để khơi dậy đức tin và tâm tình đạo đức bên trong. Do đó người chủ trương giữ đạo tại tâm, không cần thờ phượng ở thánh đường, là lừa dối mình.

Ðến thánh đường thờ phượng, đức tin của người tín hữu được nâng đỡ một cách tối đa. Khi thờ phượng công cộng tại thánh đường thì người có đức tin mạnh có thể giúp củng cố đức tin của người yếu đức tin. Ðến thánh đường thờ phượng, người tín hữu được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa. Khi kiệt sức về đàng thiêng liêng, họ lại đến nhà thờ để được bổ dưỡng và tăng sức bằng lời Chúa và Mình thánh Chúa.

Thánh đường công giáo được cung hiến để làm nơi thờ phượng công cộng. Trong thánh đường có sự hiện diện của Chúa Thánh thể trong nhà trạm. Một dấu chỉ có Chúa hiện diện trong Bí tích Thánh thể trong nhà trạm là khi đèn nhà chầu, thường là màu đỏ, được thắp sáng ở gần nhà trạm trên cung thánh. Do đó người công giáo cần biểu lộ lòng tôn kính khi vào nhà Chúa. Người công giáo nên học hỏi với người thuộc các đạo khác xem họ tỏ ra tôn kính nơi thờ phượng của họ thế nào? Chẳng hạn người Do thái luôn tỏ ra tôn kính đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật của họ. Họ luôn cảm tạ Thiên Chúa cho họ có được đền thờ và bàn thờ dâng lễ vật. Còn người Hồi giáo khi vào đền thờ, họ phải để giầy dép bên ngoài để tỏ ta tôn kính nơi thờ phượng của họ.

Nhà thờ là trung tâm điểm của đời sống đức tin của người công giáo. Nhà thờ là nơi người tín hữu thường lui tới để cầu nguyện và thờ phượng hằng tuần hoặc hàng ngày, để nghe lời Chúa và rước Mình thánh Chúa. Ngoài giờ cầu nguyện và thờ phượng công cộng, người tín hữu còn đến để cầu nguyện riêng. Khi mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi sao bà có đủ nghị lực để tiếp tục việc phục vụ trẻ em nghèo đói bên Ấn độ một cách liên tục và hăng say như vậy? Bà trả lời bà được sức mạnh nơi Chúa Thánh thể và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa ngự. Có những người tín hữu khác cũng tìm đến nhà thờ cầu nguyện riêng, ngồi đó một mình trong góc nhà thờ, chiêm ngắm sự hiện diện của Chúa trong phép Thánh thể và để cho lòng mình nói với Chúa.

Trước Thánh thể, Chúa mời gọi ta: Hỡi tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi hiền lành và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi thì êm ái, và gánh của tôi thì nhẹ nhàng (Mt 11:28-30). Có chuyện kể rằng có người kia thường lẻn vào nhà thờ trước khi cửa nhà thờ khoá lại, không phải để ăn trộm, nhưng để tìm nguồn an ủi cho cảnh lầm than đau khổ.

Nhà thờ còn là nơi mà người tín hữu đến để lãnh nhận các bí tích như rửa tội, rước lễ lần đầu, thêm sức, cưới hỏi, chịu phép xức dầu thánh. Và khi nằm xuống vĩnh viễn thì xác người tín hữu lại được mang đến nhà thờ để được cử hành thánh lễ an táng. Như vậy có thể nói người tín hữu được sinh lại trong nước và Thánh thần ở trong nhà thờ và chết trong nhà thờ.

Lời cầu nguyện xin cho được lòng yêu mến nhà Chúa:

Lạy Chúa, Chúa hiện diện khắp mọi nơi.

Ðặc biệt Chúa hiện diện trong thánh đường

là nơi có Mình Thánh Chúa ngự trị.

Cảm tạ Chúa đã ban cho chúng con

có được ngôi nhà thờ Giáo xứ.

Xin ban cho chúng con được yêu mến nhà Chúa

và tìm thấy nơi nhà Chúa

nguồn sức mạnh và an ủi thiêng liêng. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

____________________

  1. Liturgical Commission, Diocese of Lansing, Lansing, Michigan. Oct. – Dec. 1977, trang 313

  1. Như trên

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch