Le_Chua_Hien_LinhLễ Hiển Linh, Năm A

Is 60: 1-6; Eph 3:2-3, 5-6; Mt 2: 1-12

Ðể sửa soạn cho việc con Thiên Chúa ra đời cứu chuộc nhân loại, Thiên Chúa đã chọn một dân tộc làm dân riêng, để làm máng chuyển ơn cứu độ đến các dân tộc khác. Trải qua suốt dòng thời gian lịch sử Cựu ước, Thiên Chúa đã  dùng các ngôn sứ, các tổ phụ để bầy tỏ cho dân được chọn về bản thể và quyền năng của Người, để luyện lọc và thanh tẩy đức tin của họ. Tuy nhiên không phải vì thế, mà các dân tộc khác phải đứng ngoài chầu rìa cho tới muôn kiếp. Vì thế mới có câu truyện Ba nhà đạo sĩ quen gọi là Ba vua đi tìm Ðấng cứu thế mới sinh. Và muốn tìm hiểu về việc hạ sinh của Ðấng cứu thế, Ba vua đã phải tìm đến với dân tộc, mà Thánh kinh được mạc khải cho họ. Trước hết họ tìm đến thủ đô Giêrusalem để được yết kiến triều đình nhà vua. Tuy nhiên họ đã hỏi lầm người. Vua Hêrôđê vì sợ mất ngai vàng đã toan âm mưu đánh lừa họ.

Ba Vua thành tâm đi tìm Chúa chứ không lừa đảo như Hêrôđê. Theo phong tục Á Ðông, họ đến kính bái và thờ lạy Ðấng Cứu thế mới sinh, Ðấng mà người ta coi là vĩ đại, cao trọng và quyền thế. Con vua chúa thì được sinh ra nơi cung điện huy hoàng. Ở đây Ðấng Cứu thế chọn sinh ra nơi hang bò lừa dơ bẩn, hôi hám. Vậy làm sao Ba vua có thể nhận ra một hài nhi mới sinh trong hang bò lừa là Ðấng Cứu thế mà quì xuống thờ lạy? Theo Thánh kinh thì dấu chỉ là ngôi sao lạ dẫn đường. Việc Ðấng Cứu thế giánh sinh tại Bêlem đã được ngôn sứ Mica loan báo cả hơn bảy trăm năm trước trong Thánh kinh. Vậy thì làm sao khi Ðấng Cừu thế sinh ra tại Bêlem mà dân được chọn không nghe biết? Lí do vì họ còn mang quan niệm sai lầm về Ðấng Cứu thế. Họ mong đợi Ðấng Cứu thế đến trong uy quyền vinh quang, nên khi Chúa sinh ra tại hang bò lừa, họ không nhận ra Người.

Thường người ta dùng những dấu hiệu và biểu tượng bên ngoài để biểu lộ lòng tin và tâm tình bên trong. Vậy Ba vua đã dùng những biểu tượng nào để bầy tỏ tâm tình với Ðấng Cứu thế mới sinh? Phúc âm hôm nay thuật lại: Họ quì sụp xuống bái lậy Người, và dâng cho Người vàng, nhũ hương và mộc dược (Mt 2:11). Tại sao họ dâng những lễ vật này, hay nói cách khác những lễ vật này có ý nghĩa gì? Vàng tượng trưng cho quyền bính của vua chúa. Khi dâng vàng cho Ðấng Cứu thế mới sinh, Ba vua đã mặc nhiên công nhân  vương quyền của Ðấng Cứu thế. Nhũ hương là một tặng phẩm chỉ được dùng dâng lên đấng tối cao quyền thế. Bằng việc dâng hương, họ thừa nhận thần tính của Ðấng Cứu thế. Mộc dược được dùng để ướp xác trong khi chôn cất. Khi dâng mộc dược, họ công nhận bản tính loài người cũng chết nơi Ðấng Cứu thế. 

Loài người cũng dùng những dấu hiệu và biểu tượng trong khi thờ phượng. Những tác động như đứng, ngồi, quì, chắp tay, cúi đầu, làm dấu thánh giá là những dấu hiệu giúp khơi dậy những tâm tình đạo đức thích hợp. Nguyên cái vị thế của thân người cũng diễn tả được điều gì mà không cần lời giải thích. Việc quì gối cầu nguyện diễn tả tâm tình khiêm tốn và sám hối, nói lên tâm trạng yếu hèn và tội lỗi của loài người là cần cậy dựa vào Chúa. Trái lại những cử chỉ như đứng dựa cột, xỏ tay túi quần, gác chân, không phải là những tác động cầu nguyện và khó có thể khơi dậy tâm tình đạo đức bên trong. Nếu người Anh Cát lợi phải bái gối nhẹ khi gặp nhà vua hay hoàng hậu, thì người công giáo càng có lý do để bái gối, cúi đầu khi vào nhà thờ có Mình thánh Chuá ngự. Mỗi chúa nhật người tín hữu đến với nhau trước bàn thờ Chuá  để  thờ lạy, ngợi khen và cảm tạ Chúa. 

Là người công giáo, ta cần trả lời cho những câu hỏi liên quan đến việc thờ phượng như: tại sao đi lễ, tại sao bái quì, tại sao quì gối, tại sao làm dấu thánh giá, tại sao đứng, tại sao ngồi, tại sao cúi đầu, tại sao cầu nguyện? Ðối với người công giáo, thánh lễ là trung tâm điểm của đời sống. Nói như vậy có nghĩa là cả tuần ta bận rộn với công ăn việc làm, việc gia đình và cá nhân. Mỗi tuần nhiều người chỉ dành cho Chúa vỏn vẹn hơn một giờ vào chúa nhật. Ta đến nhà thờ để được bổ dưỡng bằng của ăn thiêng liêng là lời Chúa và Mình Thánh Chúa. Cuối tuần khi kiệt sức về thể xác cũng như tinh thần, ta lại đến nhà thờ để được bồi bổ bằng Lời Chúa và Mình thánh Chúa.

Lời cầu nguyện xin cho được biết tôn thờ phụng sự Chúa:

Lạy Ðấng Cứu thế mới sinh làm người!

Cũng như ba Vua là người ngoại đạo

đã tìm đến thờ lạy Chúa,

xin dạy con biết tôn thờ Chúa với tất cả lòng thành.

Xin tha thứ những lần con chỉ tôn thờ Chúa

bằng môi miệng bề ngoài, mà lòng thì xa Chúa.

Thờ lạy, chúc tụng, ngợi khen và cảm mến,

con xin được dâng lên Chúa với cả tâm hồn. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch