LEDEMGS-CLễ Ðêm Giáng Sinh, Năm A, B, C

Is 9: 1-6; Tit 2 11-15; Lc 2: 1-14

Trong thời Cựu ước, Thiên Chúa tỏ mình ra cho nhân loại bằng nhiều cách thế khác nhau: trong đám mây, ngoài sa mạc, trên đỉnh đồi.. Và Chúa nói với loài người cách gián tiếp, qua các ngôn sứ, các tổ phụ. Sau cùng khi thời gian đã điểm, Thiên Chúa sai chính Con Một Người đến với nhân loại. Chính thánh Phaolô cũng nói về thời gian đã điểm (Rm 5:6). Vậy thời gian đã điểm có nghĩa là gì? Thời gian đã điểm là thời gian chín mùi, thời gian mà người Do thái mong đợi Ðấng Cứu thế đến hơn bao giờ hết, bởi vì họ đã chán ngày cảnh suy đồi trong xã hội họ đang sống. Những nhà lãnh đạo tôn giáo cũng như dân sự lại xuống giốc. Còn trên bình diện chính trị, thì đất nước của họ đang bị ngoại bang là người La Mã cai trị. Cho nên họ  mong đợi Ðấng Cứu Thế đến giải thoát họ khỏi ách nô lệ ngoại bang, khỏi cảnh đồi trụy trong giới lãnh đạo dân sự và tôn giáo đồng hương chứ không hẳn là  giải thoát khỏi tội lỗi.

Dầu sao đi nữa, việc Ðấng Cứu Thế sinh ra, đã đổi hẳn lại dòng lịch sử nhân loại. Từ khi Chúa Cứu Thế sinh ra, thì thời gian đổi ngược hẳn lại. Vì thế ngưòi ta gọi năm nay là  năm nọ, năm kia sau khi Chúa Cứu Thê giáng sinh. Nếu biến cố xẩy ra trước khi Chúa Cứu thế giáng sinh, thì người ta lại tính niên hiệu ngược lại, chẳng hạn sự việc xẩy ra năm năm này năm nọ trước năm Chúa giáng sinh. Nhiều sử gia trên thế giới dựa trên năm Chúa giáng sinh để tính thời gian và đặt lại niên hiệu. Và gần đây người ta đã khám phá ra là họ đã tính lầm niên hiệu Chúa giáng sinh khoảng hai hay ba năm trước niên hiệu đã ấn định. Tuy nhiên người ta không muốn đổi lại các niên hiệu của các biến cố trên thế giới, bởi vì làm như vậy quá phức tạp và tốn kém về thời giờ và tiền bạc.

Việc Ðấng Cứu Thế giáng sinh là mộtt biến cố quan trọng nhất trong lịch sử loài người.  Tuy nhiên Chúa đến không phải chỉ đổi ngược lại dòng lịch sử. Chúa đến để làm một việc đổi mới toàn diện trong tâm hồn mỗi người: đổi lại cách suy tư, đổi lại những giá trị trong đời sống. Trước khi Chúa Cứu Thế giáng sinh độ 700 năm, thì ngôn sứ Isaiah đã tiên báo: Ðoàn dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng (Is 9:1). Lời ngôn sứ Isaiah về Ðấng Cứu Thế đã được thực hiện trong đêm Giáng sinh. Trong đêm giáng sinh đầu tiên, chỉ có ít nhân vật được chứng kiến cảnh hang đá Bêlem: đó là Mẹ Maria, Thánh Giuse và mấy người mục đồng, và chiên bò lừa (Luc 2:8,10,16).

Ngày nay người ta thường dựng những cảnh hang đá máng cỏ trông có vẻ đẹp mắt. Tuy nhiên chính nơi Chúa sinh ra chỉ là cái hang mục đồng, có thể dơ bẩn, hôi hám. Và làm sao mục đồng có thể nhận ra hài nhi mới sinh trong hang bò lừu là Ðấng cứu thế, con Thiên Chúa? Mỗi người có thể tìm ra những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên để giúp người ta có được câu trả lời thoả đáng, người tín hữu có thể đặc câu hỏi một cách khác. Làm sao để có thể dễ nhận ra sự hiện diên của  Thiên Chúa trong đời sống? Người ta phải có tâm hồn thế nào  hay tạo ra một tâm hồn ra sao thì mới có thể nhận ra sự hiên diện của Thiên Chúa ?

Ðọc Thánh kinh, người ta thấy Mẹ Maria mừng lễ Giáng sinh một cách khác thường.  Thánh Kinh nói về Mẹ: Còn bà Maria, thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng (Luc 2:19). Mừng lễ Sinh nhật trong lòng có nghĩa là mở rộng tâm hôn đón nhận Chúa Cứu thế. Tai ta có thế nghe câu chuyện Giáng sinh nhiều lần, nhưng chỉ có tâm hồn mới có thể rung động trước màu nhiệm Giáng Sinh. Nhiều người đã có thể mừng lễ Giáng Sinh 20, 30, 40,.. 70 năm. Ai nấy đã có thể quen thuộc với câu chuyện Giáng sinh: chuyện trinh nữ Maria thụ thai cách huyền diệu, chuyện Chúa Cứu thê giáng sinh trong cảnh cơ hàn tại Bêlem, chuyện Ba Vua đến thờ lạy Ðấng Cứu thế giáng sinh.  Một số người trong ta khi còn nhỏ đã có thể được chọn đóng vai thánh Giuse, mẹ Maria, thiên thần, mục đồng, ba Vua... Tuy nhiên đời sống ta có gì thay đổi không?

Ngay từ khi mới sinh, Chúa Cứu thế đã làm xáo trộn tâm trí loài người, như Chúa đã làm xáo trộn tâm trí Hêrôđê. Sứ mệnh của Chúa là làm xáo trộn tâm trí loài người, làm cho họ  bất mãn với con người cũ, với lối sống hiện tại: tư tưởng cũng như hành động để Chuá có thể làm chủ tâm hồn họ, ban bình an và niềm vui cho họ. Sau những ngày giờ rbận rộn sửa soạn mừng lễ Sinh nhật: Gửi quà sinh nhật, thiệp sinh nhật, làm hang đa máng cỏ, ta nên dành ít thời giờ yên lặng để suy niệm về màu nhiệm Giáng sinh. Chỉ trong thinh lặng người ta mới dễ nhận ra sự hiện diện của Chúa, mới dễ khám phá ra ý nghĩa của màu nhiệm Giáng Sinh. Chúa  đã đến trong lịch sử loài người hơn 2000 năm để làm cuộc giao hoà giữa Thiên Chúa và loài người. Và Chúa hứa sẽ đến trong ngày sau hết để phán xét kẻ sống và kẻ chết.  Giữa hai cuc thăm viếng vĩ đại này, Chúa thường đến với loài người qua ơn thánh, mỗi lần người tín hữu lãnh nhận bí tích, cầu nguyện, hi sinh, làm việc thiện.

Người công giáo trưởng thành không được coi Sinh nhật như một biến cố xa xưa, không ăn nhập gì tới nếp sống hiện tại. Người công giáo phải tìm cho ra ý nghĩa đích thực của việc mừng lễ Giáng sinh. Người công giáo phải làm mới lại và sống lại việc Chúa đến.  Ðể Chúa có thể đến ngự trị và làm chủ tâm hồn, người ta phải biết loại bỏ những chướng ngại vật trong tâm hồn, để Chúa có thể ở lại trong tâm hôn, ban bình an và niềm vui cho cuộc sống. Và đó là tất cả ý nghĩa của việc mừng lễ Sinh nhật.

Lời cầu nguyện xin Chúa đến sinh lại trong tâm hồn:

Lạy Chúa hài nhi giáng sinh!

Chúa sinh ra trong cảnh cơ hàn

trong hang bò lừa.

Xin dạy con biết dọn cho Chúa một máng cỏ

trong tâm hồn

dệt bằng những việc cầu nguyện, hi sinh, bác ái

để sưởi ấm lòng Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch