CN_28_TN_CChúa Nhật 28 Thường Niên, Năm C

2 V 5:14-17; 2 Tm 2:8-13; Lc 17:11-19

Gửi thiệp thăm hỏi là cách thế cho thân nhân và bạn hữu biết rằng mình không quên họ. Nhận được thiệp thăm hỏi của một người quen biết là một kinh nghiệm vui thích. Có nhiều loại thiệp cho nhiều dịp khác nhau: thiệp chúc tết, thiệp chúc mừng Giáng sinh, thiệp mừng sinh nhật, thiệp cưới hỏi, thiệp cám ơn.. Việc mua bán thiệp là một dịch vụ thương mại đáng kể. Nói lời cám ơn hay gửi thiệp cám ơn là cách bày tỏ lòng biết ơn của mình. Nhận được lời cám ơn hay thiệp cám ơn là một kinh nghiệm hài lòng.

Phong cùi là một bệnh đã gây ra mối lo sợ cho loài người, tương tự như mối lo sợ của người đời nay về những bệnh nan trị như ung thư, aids (si-đa)... Ngoài việc phải phấn đấu với chứng bệnh huỷ hoại thân thể, người phong cùi còn phải chịu một hình phạt thấm thía hơn về tinh thần: đó là bị người đời xa tránh. Người phong cùi thời Thánh kinh Cựu ước phải sống tách biệt khỏi người lành mạnh. Sách Lêvi ghi lại: Người ấy phải ở riêng ra, chỗ ở của họ là một nơi bên ngoài trại (Lv 13:46). Nếu gặp người lành mạnh ngoài đường, họ phải hô hoán lên: Ô uế (Lv 13:45) cho người ta biết mà đề phòng. Ngoài ra người phong cùi không được phép đến nơi thờ phượng công cộng vì bệnh phong cùi bị coi là nhơ bẩn.

Bài trích sách các Vua II ghi lại khi tướng Naman, tư lệnh quân đội A-ram (Syria) được ngôn sứ Êlisa chữa khỏi bệnh phong cùi, phản ứng trước hết của ông là dâng lễ vật tạ ơn người của Thiên Chúa. Khi ngôn sứ Êlisa từ chối không nhận lễ vật, thì tướng Naman mới xin chở một ít đất ở nơi ông được chữa khỏi bệnh đem về xứ sở của ông để nhắc nhở cho ông về lòng biết ơn đối với Thiên Chúa của người Ítraen. Ông còn hứa là ông sẽ: Không còn dâng lễ toàn thiêu và hy lễ cho thần nào khác ngoài Thiên Chúa (2V 5:17). Khi mười người phong cùi xin Chúa thương xót đến họ, Chúa bảo họ: Hãy đi trình diện với các tư tế (Lc 17:14). Ðiều khiến cho người ta thắc mắc ở đây là nếu Chúa chữa họ thì cứ việc chữa, còn không thì thôi, chứ sao lại bảo họ phải đi trình diện với các tư tế. Vậy đi gặp tư tế để làm gì? Theo luật Lêvi thì đi gặp tư tế là để được khám nghiệm và cấp chứng chỉ được khỏi bệnh. Như vậy việc bảo đi gặp tư tế ám chỉ rằng Chúa sắp chữa họ và họ sắp được lành bệnh trên đường đi đến gặp tư tế.

Trên đường đi, họ được lành sạch. Tuy nhiên chỉ có người Samari trong nhóm họ trở lại cảm tạ Chúa. Khi người Samari trở lại cảm tạ Chúa, ông còn nhận được ơn tha tội nữa. Không những ông được ơn chữa khỏi bệnh phần xác, mà còn được chữa lành phần hồn. Khi tỏ ra biết ơn đối với những ân huệ nhận được nơi người khác là người ta sửa soạn cho mình đón nhận thêm những ân huệ kế tiếp. Cũng thế khi tỏ ra biết ơn đối vỡi những ân huệ nhận được nơi Thiên Chúa, người ta cũng sửa soạn cho mình đón nhận thêm hồng ân của Thiên Chúa.

Trái lại khi tỏ ra vô ơn, người ta tự đóng cửa lòng lại, tự cắt đứt liên lạc với người đã làm ơn cho mình và làm ngăn cản những ân huệ có thể đến trong tương lai. Có lẽ chín người phong cùi được chữa lành mà không trở lại cảm tạ Chúa vì họ nghĩ rằng bổn phận của Chúa Giêsu là phải chữa lành họ vì họ là dân được chọn. Xét đến những đau khổ và thiệt thòi về thể chất cũng như tinh thần mà chín người phong cùi phải gánh chịu, và khi được chữa lành miễn phí, mà không ai trở lại nói lời cám ơn, thì người đời cũng cho là không biết điều, không biết xử sự và còn đáng trách nữa.

Có lẽ cũng đã có những lần ta suy nghĩ và hành xử như chín người phong cùi được chữa lành mà không biết cảm tạ kia. Khi ta coi việc của một số người khác làm cho ta là bổn phận của họ phải làm như bổn phận nhân viên y tế là phải cứu giúp khi người ta bị thương; bổn phận nhân viên cấp cứu là phải giúp đỡ khi người ta gặp hoạn nạn; bổn phận giáo sĩ là phải săn sóc phần thiêng liêng của người tín hữu, ta sẽ đánh giá nhẹ việc họ làm cho mình. Lại còn có những ân huệ và hồng ân mà ta không ý thức được hay coi là ngẫu nhiên cho tới khi có người nhắc nhở cho ta như công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

Biết ơn ai về sự vật nhận được có nghĩa là người ta muốn nhớ người đã làm ơn cho mình. Biết ơn là dấu chì của lòng khiêm tốn, muốn nhận ân huệ người khác đã làm cho mình. Sống trong một xã hội mà văn hoá của xã hội đó khiến cho người ta ý thức về lời cám ơn và đánh giá lời cám ơn, mà khi không nghe thấy lời cám ơn cho việc làm ơn, người ta cảm thấy thiếu vắng một điều gì đó. Hoặc đã quen sống trong văn hoá có ý thức và đánh giá lời cám ơn, mà đi du lịch sang xứ sở khác, mà không nghe thấy lời cám ơn cho viêc làm ơn, người ta cũng thấy ngạc nhiên. Biết ơn ai mà cứ để trong lòng, không cho người làm ơn biết, cũng là một thiếu sót. Tuy nhiên lời cám ơn có thể chỉ là do môi miệng bề ngoài, hay theo phong tục tập quán, nếu không phát xuất từ tâm tình biết ơn bên trong.

Khi ta biết ơn Chúa về sự vật hay ân huệ gì: lớn hoặc nhỏ, ta muốn nhớ đến Chúa, muốn tuỳ thuộc vào Chúa trong mọi sự. Mỗi ngày sống của người tín hữu phải bao gồm lời cảm tạ dâng lên Thiên Chúa về những ơn huệ và hồng ân mà ta nhận được. Lời cám ơn sẽ trở thành hiện thực khi ta biết đem ra thực hành bằng cách chia sẻ những hồng ân Thiên Chúa ban tặng với người thiếu thốn. Thánh lễ theo nguyên tự Hi Lạp Eucharistos có nghĩa là tạ ơn. Người tín hữu thời Giáo hội sơ khai, khi đi dâng lễ, họ mang trong tâm tư ý niệm và tâm tình tạ ơn. Ðối với người tín hữu, đến nhà thờ dâng thánh lễ là cách thế tốt nhất để bầy tỏ tâm tình tạ ơn. Vậy tạ ơn Thiên Chúa mà không đến nhà thờ dâng thánh lễ tạ ơn, là một thiếu sót lớn, làm mất đi nhiều ý nghĩa của việc tạ ơn vậy.

Lời cầu nguyện xin cho được ghi nhớ ơn huệ mà Chúa đã ban:

Lạy Thiên Chúa là Ðấng ban phát mọi sự.

Xin tha thứ những lần con tỏ ra vô ơn, bội nghĩa,

lại thêm những lần con nổi ghen,

khi thấy người khác được trổi vượt hơn con.

Và xin thứ tha những lần con phàn nàn kêu trách Chúa.

Xin cho con biết luôn ghi nhớ rằng sống tâm tình biết ơn

hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, hằng giây

phải là tâm niệm của kẻ thụ ơn.

Chúc tụng, ngợi khen, tung hô, tôn vinh và cảm tạ Chúa. men.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch