- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệm Năm A của tác giả Chủ trương
-
Được đăng: Thứ năm, 27 Tháng 1 2011 21:00
-
Super User
-
Lượt xem: 3018
Chúa Nhật 4 Thường Niên, Năm A
Xp 2:3; 3: 12-13; 1Cr 1:26:31; Mt 5:1-12a
Thưở xưa, Thiên Chúa nói với loài người qua miệng các ngôn sứ, các tổ phụ. Ngôn sứ Xophônia đã đề cập đến đường lối của Chúa: Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả những người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm tốn, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa (Xp 2:3). Cuối cùng Thiên Chúa sai Con Một đến để làm đảo lộn những giá trị của loài người. Nếu xét theo đường lối loài người thì những điều Chúa dạy trong Tám mối Phúc thật làm người ta ngỡ ngàng, nghi ngờ và không an lòng. Thánh Phaolô cũng đã nhận ra đường lối của Chúa trong thư gửi tín hữu Corintô: Những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để huỷ diệt những gì hiện có (1Cr 1:28).
Nếu những người sống Tám mối Phúc thật bị coi là khờ dại, thua thiệt, thì trước mặt Chúa, họ lại được chúc phúc (Mt 5:1-12a). Dưới cặp mắt người đời, thì tiền của đồng nghĩa với quyền thế và danh vọng, vì người ta quan niệm: Có tiền mua tiên cũng được. Còn khôn ngoan trước mặt Thiên Chúa là sống tinh thần nghèo khó (c. 3). Ở đây ta cần lưu ý đến tinh thần nghèo khó hơn là thực tại nghèo khó. Như vậy giàu hay nghèo theo tinh thần Phúc âm là tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người đối với của cải vật chất. Do đó một người nghèo xơ xác, mà cứ để lòng trí mơ ước của cải và ước muốn làm giàu bằng những phương tiện bất chính, thì có thể được coi là giầu có trong tư tưởng và ước muốn. Trái lại một người giầu có về của cải vật chất, nhưng nếu họ làm giàu cách chính đáng, nếu biết dùng của cải vào việc từ thiện bác ái, và không để lòng trí dính bén vào của cải, thì trước mặt Thiên Chúa họ cũng được chúc phúc.
Xem thêm: CN 4 TN, A: Sống Tám Mối Phúc Thật
- Chi tiết
-
Chuyên mục: Chiêm niệm Năm A của tác giả Chủ trương
-
Được đăng: Thứ năm, 25 Tháng 11 2010 16:00
-
Super User
-
Lượt xem: 2353
Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, Năm A
Is 2: 1-5; Rm. 13: 11-14a; Mt 24: 37-44
Thánh kinh Cựu ước là môt câu chuyện đợi chờ. Mùa Vọng là mùa chờ đợi, nhắc nhở cho người tín hữu về thời gian dân Chúa trong Cựu ước mong đợi Ðấng Cứu thế. Hôm nay Giáo hội muốn ghi vào ấn tượng người tín hữu hình ảnh Chúa Kitô là trung tâm điểm của vũ trụ, là Alpha và Ômêga, là khởi đầu và là cùng đích cuả mọi loài mọi vật. Dân chúng trong Cựu ước mong đợi Ðấng Cứu thế đến lần thứ nhất trong lịch sử loài người. Còn người tín hữu mong đợi việc Chúa đến lần hai, để kết thúc lịch sử loài người. Tuy nhiên ta không biết ngày giờ nào Chúa đến. Ngày Chúa đến lần hai có thể hiểu theo nghĩa là ngày chấm dứt lịch sử nhân loại, cũng có thể hiểu là ngày tận cùng của mỗi người, ngày chấm dứt cuộc sống của mỗi người tại thế. Việc đó có thể xẩy ra bất thình lình, bất cứ khi nào hay ở đâu.
Xem thêm: CN 1 MV, A: Hãy chỗi dậy