LE_CAC_LINH_HONLễ cầu cho các tín hữu đã qua đời, Năm A

Kn 3:1-9; Rm 6:3-9; Ga 11:17-27

Tại những xứ sở có bốn mùa, thì tháng Mười Một nằm giữa mùa Thu - mùa lá vàng. Giữa những khu rừng lá vàng, còn điểm những vùng lá đỏ ối. Chẳng thế mà giới thi sĩ cũng như hoạ sĩ đã tốn nhiều sơn mực để mô tả vẻ đẹp của mùa thu. Những người không biết hoạ, cũng không biết làm thơ, nhưng có tâm hồn thi sĩ, thì lái xe hằng giờ ra khỏi nhà để ngắm lá thu. Ôi chao, mầu sắc rực rỡ của mùa thu, sao mà đẹp thế! Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa, lá cây sẽ rụng xuống, rồi vạn vật cũng đi nằm ngủ. Mùa thu báo hiệu cái chết của thảo mộc: cỏ cây và hoa lá, khiến cho người ta cũng liên tưởng đến cái chết của con người.

Với người không tin tưởng vào sự sống đời sau thì chết là hết, chết là một thất bại, ngoài ra không còn gì khác nữa. Ðối với họ chỉ có mùa đông, mà không có mùa xuân. Còn đối với người tín hữu tin tưởng, thì chết không phải là hết, cũng không phải là thất bại. Chết chỉ là một sự biến đổi từ đời này qua đời khác. Chết không phải là một thất bại vì Chúa Kitô qua cái chết, đã toàn thắng sự chết nhờ cuộc phục sinh vinh hiển: Nhờ máu Chúa Kitô đổ ra, ta đã được nên công chính hoá (Rm 5:9). Như vậy chết không phải là hết, nhưng chỉ là kết thúc đời sống tại thế như kinh Tiền tụng I Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời ghi lại: Sự sống biến đổi chứ không mất đi và khi nơi nương náu ở trần gian bị huỷ diệt tiêu tan thì lại được một chỗ cư ngụ vĩnh viễn trên trời.

Trước Công đồng Vaticanô II, người ta hay nói đến hỏa ngục. Sau Công đồng, người ta lại ít nói về hỏa ngục, và cũng ít nói về luyện ngục. Nhắc đến hoả ngục thì không ai có ý hù ai đâu. Ngay từ thời Cưu ước, sách Macabê cũng đã nhắc đến việc dâng lễ cầu nguyện cho người quá cố trong nơi thanh luyện khỏi tội lỗi: Thật quả là một ý nghĩa đạo đức và thánh thiện. Ðó là việc xin dâng hy lễ đền tội cho những người đã chết, để họ được giải thoát khỏi tội lỗi (2Mcb 12:45-46). Chính Chúa Giêsu cũng nói về hoả ngục một số lần trong Tân ước (Mt 5:22, 29, 30; Mt 10:28; Mt 18:9; Mt 23:33; Mc 9:43, 45, 47; Lc 12:5); nơi tối tăm bên ngoài (Mt 25:30); nơi chịu cực hình muôn kiếp (Mt 25:46); nơi khóc lóc nghiến răng (Lc 13:28) hay chốn âm phủ (Lc 16:23). Chúa Giêsu còn nói đến nơi phải trả hết đồng xu cuối cùng (Mt 5:26; Lc 12:59).

Luyện ngục nói lên lòng từ bi thương xót của Chúa. Thật vậy nếu không có luyện ngục thì Thiên Chúa quả là khắt khe độc dữ. Nếu không có luyện lục mà chỉ có thiên đàng và hỏa ngục, thì quả là điều đáng sợ vì khi chết rồi, nếu không lên thiên đàng thì phải xuống hoả ngục, không có nơi ỡ giữa để được luyện lọc thanh tẩy linh hồn. Nếu không có luyện ngục thì người ta không cần cầu nguyện cho người quá cố, không cần xin lễ cho linh hồn nọ, linh hồn kia làm gì.

Trên đường hành trình đi về nhà Chúa, người tín hữu không đi một mình, nhưng đi cùng với toàn thể dân Chúa: đi cùng với Mẹ Maria và các thánh trên trời, đi cùng với người tín hữu tại thế, và đi cùng với các linh hồn nơi luyện ngục. Theo Tín điều Các Thánh cùng thông công thì Mẹ Maria và các thánh trên trời có thể bầu cử cho người tín hữu tại thế. Người tín hữu tại thế cũng có thể hiệp thông với nhau bằng lời cầu nguyện, bằng gương sống đạo và việc hi sinh bác ái và thiện hảo. Người tín hữu tại thế còn có thể dâng lời cầu nguyện và công việc hi sinh, bác ái và thiện hảo cho các linh hồn nơi luyện ngục. Giáo lí về việc người tín hữu tại thế cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục được các Công Ðồng Nicea II, Firenze và Triđentinô gọi là Tín điều Các Thánh cùng Thông công, thì Công Ðồng Vaticanô II gọi là sự hiệp thông sống động (GH # 51).

Như vậy đời sống đức tin của người tín hũu được hỗ trợ một cách tối đa bằng việc bầu cử của mẹ Maria và các thánh, bằng việc cầu nguyện và thúc đẩy của người này lẫn cho người kia. Và ngay cả khi nằm xuống vĩnh viễn, ta vẫn còn được hỗ trợ. Người quá cố vẫn được nhớ đến bằng hình ảnh, bằng công việc người quá cố để lại, bằng kỷ niệm và nhất là bằng lời cầu nguyện và lễ dâng. Biết được như vậy, biết được sau khi chết, ta vẫn còn được sự nâng đỡ và hỗ trợ sẽ làm sưởi ấm lòng ta biết bao! Truyền thống công giáo nhắc nhở người tín hữu cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Tuy nhiên các linh hồn nơi luyện ngục không thể làm gì để cứu giúp mình. Các linh hồn nơi luyện ngục tuỳ thuộc vào lời cầu nguyện và những việc hy sinh, bác ái và thiện hảo của người tín hữu làm để chỉ cho họ.

Hôm nay nhằm ngày lễ các Linh hồn, ta cùng dâng lời cầu nguyện cho các linh hồn tiên nhân, các linh hồn thân nhân, bạn hữu, các linh hồn đã qua đời. Ðiều răn thứ bốn dạy ta thảo kính cha mẹ. Thảo kính cha mẹ khi sống thì cũng thảo kính cha mẹ khi các vị đã khuất bóng. Nhớ ơn người sống thì ta cũng nhớ ơn người quá cố bằng việc dâng thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục để xin Chúa vì lòng xót thương tha thứ tội lỗi cho người quá cố và dẫn đưa các linh hồn về hưởng ơn nghĩa trong nước Chúa như lời Chúa Giêsu đã hứa trong Phúc âm hôm nay: Ai tin vào người Con thì được sống muôn đời và tôi sẽ cho sống lại trong ngày sau hết (Ga 6:40).

Theo truyền thống trong Giáo hội, hôm nay người tín hữu được khuyến khích ra viếng nghĩa địa để cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời, đặc biệt cho các linh hồn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân nhân họ hàng. Và trong cả Tháng các Linh hồn người tín hữu cũng được nhắc nhở để dâng lễ cầu nguyện theo những ý chỉ trên.

Lời cầu nguyện, xin cho các linh hồn được nghỉ yên muôn đời:

Lạy Chúa cả toàn năng!

Chúa là vinh quang của các thánh,

là hi vọng của người tín hữu.

Xin tha thứ tội lỗi cho những người quá cố

Xin chiếu ánh sáng ngàn thu trên linh hồn họ.

Và xin cho con được ở trong nhà Chúa

khi sống cũng như sau khi lìa đời.

Xin đừng để con xa lìa Chúa. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch