TN13-TienChúa Nhật 13 Thường Niên, Năm B

Mc 5:21-43

Mc 5:21-43: 21 Khi Đức Giêsu sang lại bờ bên kia bằng thuyền, đám đông đã tụ lại quanh Người, và Người đang ở trên bờ biển. 22 Và một ông trong các trưởng hội đường, tên là Giairô đi tới. Khi thấy Người, ông ta sụp xuống dưới chân Người, 23 và khẩn khoản nài xin: “Con gái nhà tôi gần chết rồi, xin Ngài đến đặt tay lên nó, để nó được cứu thoát và được sống.” 24 Và Người ra đi với ông.

Một đám đông đi theo Người và chen lấn Người. 25 Một bà kia bị băng huyết đã mười hai năm, 26 khổ sở nhiều vì chạy thầy thuốc, và đã tiêu hết những gì bà có, và bà vẫn không đỡ hơn, mà còn nên nặng thêm. 27 Khi nghe về Đức Giêsu, đi vào giữa đám đông, từ phía sau bà sờ vào áo Người, 28 vì bà nói: “Nếu tôi sờ được áo Người, tôi sẽ được cứu.” 29 Tức khắc, sự chảy máu của bà cầm lại, và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh. 30 Ngay lúc đó, Đức Giêsu biết năng lực phát ra từ nơi Người, quay lại giữa đám đông mà hỏi: “Ai đã sờ vào áo tôi?” 31 Các môn đệ của Người thưa với Người: “Thầy xem đám đông đang chen lấn Thầy, thế mà Thầy còn hỏi: “Ai đã sờ vào tôi?” 32 Người ngó quanh để nhìn người phụ nữ đã làm điều đó. 33 Nhưng bà này sợ phát run lên, biết điều gì đã xảy đến cho mình, bà đến và sụp xuống trước mặt Người và nói với Người hết sự thật. 34 Người nói với bà: “Này con gái, đức tin của con đã cứu chữa con. Hãy đi trong bình an và khỏi hẳn bệnh của con.” 35 Khi Người đang nói, có mấy người từ nhà ông trưởng hội đường đến nói: “Con gái ông chết rồi.” “Ông còn làm phiền Thầy chi nữa?” 36 Nhưng Đức Giêsu nghe được câu nói đó, nói với ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, chỉ hãy tin.” 37 Rồi Người không cho ai cùng đi theo, trừ Phêrô, ông Giacôbê và Gioan, anh em của Giacôbê. 38 Khi họ đến nhà ông trưởng hội đường, và Người thấy một sự náo động, người ta than khóc quá chừng. 39 Khi bước vào nhà, Người nói với họ: “Tại sao các người lại náo động và khóc lóc như vậy? Đứa bé đã không chết nhưng đang ngủ.” 40 Họ cười nhạo Người. Nhưng sau khi đuổi họ ra ngoài hết, Người đem theo cha mẹ đứa trẻ và những kẻ cùng với Người. Và Người vào nơi đứa bé đang ở. 41 Cầm lấy tay nó, Người nói: “Talitha kum”, nghĩa là: “Này em bé, Thầy truyền cho con: hãy chỗi dậy!” 42 Lập tức em bé chỗi dậy và đi lại. Nó đã mười hai tuổi. Và lập tức, người ta kinh ngạc sững sờ. 43 Người ra lệnh họ rất nhiều là không ai được biết chuyện nầy, và nói họ cho em bé ăn.

Hai câu chuyện chữa hai “con gái” (thygatēr) (5:34.35) được lồng vào nhau: một người được xem như đã chết (5:2-24. 35-43), một người mang bệnh băng huyết (5:25-35). Người con gái nhỏ ở tại nhà và người cha là trưởng hội đường đến cầu cứu Chúa Giêsu; trong khi, người phụ nữ bị bệnh băng huyết đích thân tìm đến Người và được Người chữa lành tại chỗ. Trong cả hai người, quyền năng phục hồi sự sống của Người đã tỏ hiện; và chỉ có họ - và những người rất thân thiết - được chứng kiến hiệu quả lạ lùng của quyền năng nầy (x. 5:29.40), tuy dân chúng ở bên Người rất đông. Cấu trúc của hai đoạn nầy: Câu chuyện chữa lành người phụ nữ bị bệnh băng huyết (5:25-34) được xen giữa câu chuyện Chúa Giêsu làm cho người con gái của ông Giairô chỗi dậy (5:21-24;35-43). Việc Chúa Giêsu chữa lành người phụ nữ bị băng huyết là dấu hiệu đi trước tiên báo Chúa sẽ cho người con gái của Giairô sống lại.

Bệnh tình của người phụ nữ bị băng huyết là vô phương cứu chữa. Đã “mười hai năm” bà “khổ sở nhiều”, “chạy nhiều thầy thuốc”, nhưng kết qủa là bệnh càng “thêm trầm trọng”. Con người đã bất lực. Điều nầy làm nổi bật quyền năng của Chúa Giêsu khi Người chữa bà lành bệnh. Người có thể làm điều không thể thực hiện đối với con người. Tuy nhiên, để được chữa lành, bà cần có hy vọng và lòng tin vào Người. “Nghe nói về Người” là hy vọng thúc giục bà tìm đến Người (c. 27). Việc bà chạm đến áo Người biểu lộ lòng tin của bà vào Người; rất khác và rất phân biệt với việc dân chúng chen lấn và đụng chạm vào áo của Người, mà các tông đồ không thể nhận ra (x. 5:31). Chúa Giêsu đã nhận ra điều nầy và biết cả quyền năng chữa bà lành bệnh phát xuất ra từ Người. Người đã không đặt tay trên đầu bà để chữa bà lành bệnh (x. 5:23; 3:10, 6:56), nhưng chính lòng tin của bà đã kéo đến trên bà quyền năng chữa lành bệnh từ Chúa Giêsu. Lúc nầy đức tin đã cứu bà một cách dứt khoát không phải là khỏi tội, mà khỏi hậu quả của nó. Cũng bởi lòng tin nầy mà bà được gọi là “con gái”, nghĩa là được kể như là một thành phần trong gia đình Thiên Chúa; chữ nầy cũng được dùng để nối kết phần tiếp theo.

Tình trạng của người con gái của ông Giairô cũng không thể cứu vãn được. Trên đường Chúa Giêsu đến nhà ông thì nghe tin về cái chết của người con gái. Câu “không muốn làm phiền Người” tỏ lộ sự thất vọng và bất lực của những người đến báo tin (c. 35). Điều ấy càng được thấy rõ hơn trong sự náo động và than khóc của họ (cc. 38-39). Chính vì thế mà Chúa Giêsu nói với ông trưởng hội đường: “Ông đừng sợ, nhưng hãy tin” (c. 36). Điều nầy hàm ý là ông trưởng hội đường vì đã chứng kiến người phụ nữ bị băng huyết đã được chữa lành nhờ tin vào Chúa Giêsu, ông cũng phải tin vào Người để người con gái của ông được chữa lành. Và bởi thấy ông bị xao động, Chúa Giêsu đã ra lệnh ông “hãy tin”. Thêm một lần nữa, quyền năng của Chúa Giêsu được tỏ hiện trong sự tuyệt vọng của con người. Người phục hồi lại sự sống cho đứa bé gái bằng cách cầm lấy tay và nâng dậy; như thể em vẫn còn sống. Người làm việc nầy cùng một cách thế như Người đã làm cho bà mẹ vợ của ông Phêrô (1:31), cho em bé trai bị quỷ ám (9:26-27). Việc phục hồi sự sống đầy quyền năng nầy có hiệu quả “tức thì”, không cần nhiều thời gian để được thực hiện (1:42; 2:12; 7:35). Đi lại được là dấu hiệu đã được chữa lành (x. 2:9). Kết luận cuối cùng của Marcô là những người chứng kiến phép lạ đều đầy kinh ngạc (c. 41; x. 1:27; 4:41).

Chúa Giêsu tiếp tục tỏ mình ra cho các môn đệ của Người bằng những việc quyền năng để họ có thể tin vào Người. Việc quyền năng lớn lao hơn cả là chính Người sống lại từ cõi chết; nhờ đó họ tin Người chính là Con Thiên Chúa.

Lm. Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch