CN20TN-BChúa Nhật 20 Thường Niên, Năm B

Ga 6:51-59

“Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”. Chữ “manna” chắc hẳn không còn lạ lẫm gì với bạn và tôi. Chúng ta nghe rất nhiều khi đọc Thánh Kinh Cựu ước, nhất là sách Xuất hành. Sách Tân ước cũng đã có nhiều lần nhắc lại.

Đặc biệt trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nhắc lại từ “manna” như một so sánh kém hơn để nói về bí tích Thánh Thể, của ăn cao quý. Vậy manna có nghĩa là gì?

Câu chuyện về manna thật lạ lùng. Nó như một phương tiện cứu đói mà Thiên Chúa quan phòng, qua đó đã tỏ bày lòng yêu thương đối với dân của Người. Ngày ấy, dân đi trong sa mạc đến bốn mươi năm. Sa mạc chứ đâu phải đồng bằng. Đồng bằng còn có người khổ, người đói nói gì đến sa mạc đầy khắc nghiệt, đầy nguy nan. Vì thế cuộc sống sa mạc dẫu có đói rét, thiếu thốn đến mức cùng cực, không thể vượt qua đi nữa, vẫn là điều không lạ. Thiên Chúa nhìn thấy nỗi lầm than ấy của dân chúng. Manna là quà tặng mà Người ban cho họ để không chỉ làm lương thực mà còn giáo huấn họ về lòng yêu thương vô cùng của Người. Người cho họ biết rằng, giữa nỗi cơ cực trăm chiều, Người vẫn ở bên họ, Người rất gần với họ.

Manna giống như một thứ nhựa cây, cứng lại khi gặp không khí. Muốn ăn, người ta phải giã nát ra rồi nướng thành bánh. Manna có đủ mọi mùi thơm ngon, điều đó biểu trưng cho lòng nhân hậu của Chúa.

Chúa Kitô ví Thịt Máu Người là BÁNH. Nói cho trọn nghĩa, Bánh ở đây nghĩa là lương thực. Lương thực - Bánh - này “bởi trời xuống”. Vì thế Bánh này là Bánh mà không một thứ lương thực nào ví bằng. Dẫu là manna, dẫu là lương thực đã từng biểu trưng cho lòng thương xót của Thiên Chúa với dân Người, vẫn không thể và không bao giờ có thể mảy may sánh được. Bởi thế Chúa Giêsu khẳng định: “Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”.

Nếu ngày xưa, manna như một thứ nhựa cây, ngày nay bánh Thánh Thể chính là Mình Máu Đấng là Thiên Chúa làm người. Nếu ngày xưa ăn manna chỉ là ăn bánh, ngày nay lãnh nhận bí tích Thánh Thể là ăn chính Chúa Kitô. Ngày xưa manna là quà tặng do lòng thương xót của Chúa dành cho dân, thì hôm nay lòng thương xót của Thiên Chúa đã trao tặng con người chính Người Con Một dấu ái. Ngày xưa manna chỉ là của ăn mang lai sự no nê cho thân xác, ngày nay Mình Máu Chúa Kitô trở thành Thần Lương không chỉ nuôi sống linh hồn mà còn củng cố khả năng hướng thiện của người rước lấy. Ngày xưa manna chỉ là phương tiện cứu đói tạm thời, ngày nay Mình Máu Chúa Kitô không chỉ là lương thực giúp người tín hữu có đủ sức mạnh, đủ nghị lực tiếp bước hành trình về quê trời, mà còn đưa họ vào vĩnh cửu và sống vĩnh cửu. Ngày xưa manna cho thấy Chúa không bỏ dân của Người, ngày nay Chúa hiện diện giữa Hội Thánh và hiện diện giữa thế giới này bằng chính Con củaNgười trong bí tích Thánh Thể. Còn hơn cả mọi hiện diện bình thường, nơi bí tích ThánhThể, người cô đơn tìm được nguồn an ủi; người yếu đuối tìm được sức mạnh; người tội lỗi tìm được ơn tha thứ; người đau đớn tìm được sự chữa lành; người bất hạnh tìm được nghị lực tinh thần; người mất niềm tin vào cuộc đời, vào con người tìm được chỗ nương thân; người hấp hối tìm được sự nâng đỡ vững vàng để bước ra khỏi cuộc đời; người bị bỏ rơi tìm được nguồn tình yêu chất chứa đầy sự thông cảm và âu yếm… Và còn một ý nghĩa quan trọng, rất quan trọng: Nếu ngày xưa manna là của ăn nuôi thân xác, ngày nay còn hơn bất cứ của ăn nào, Mình Máu Chúa Kitô ban cho ta ơn thần hoá…

“Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông các ngươi đã ăn manna và đã chết. Ai ăn bánh này thì sẽ sống đời đời”. Bằng những lời chân thành như thế, Chúa Giêsu giới thiệu cách long trọng Bánh hằng sống, Bánh muôn đời tồn tại và đầy quyền năng trao ban ơn sống đời vĩnh cửu cho tất cả những ai rước lấy với lòng trong sạch, đơn sơ, ngay lành. Bánh ấy, quyền năng ấy chỉ có thể được trao ban bởi một mình Thiên Chúa mà thôi. Vì thế, Thiên Chúa đã làm người, để bằng tất cả mọi sáng kiến của Người, ta được sung mãn đến mức làm một với Thiên Chúa. Bởi vậy, khi dạy hãy ăn Thịt và uống Máu Người, Chúa Giêsu muốn ta đời đời ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa trong ta. Người muốn ta dùng chính nhân tính của Người mà nuôi dưỡng tâm trí và linh hồn ta. Người muốn ta hãy bồi bổ đời sống của mình bằng sự sống của Người cho đến khi trong ta thấm đẫm, tràn ngập và đầy dẫy sự sống của Thiên Chúa.

Vì Thánh Thể là một sự bồi bổ thần linh tuyệt hảo như thế, nên ăn Chúa Kitô là sống bằng chất bổ dưỡng có tên là CHÚA KITÔ. Vì thế việc rước lễ thường xuyên, cũng có nghĩa là ngay từ bây giờ bạn và tôi đã bước vào đời vĩnh cửu và chắc chắn sẽ được sống đời vĩnh cửu ấy.

Lm Vũ Xuân Hạnh

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch