Tại những xứ sở có bốn mùa, thì tháng Mười Một nằm giữa mùa Thu - mùa lá vàng. Giữa những khu rừng lá vàng, còn điểm tô những vùng lá đỏ ối. Chẳng thế mà giới thi sĩ đã mô tả mầu sắc rực rỡ của mùa thu bằng những vần thơ bất hủ. Nhiều nhà hoạ sĩ đã tốn nhiều sơn mực để mô tả vẻ đẹp của mùa thu. Những người không biết làm thơ hay, cũng không biết hoạ đẹp, nhưng có tâm hồn thi sĩ, thì lái xe hằng giờ ra khỏi nhà để ngắm lá thu. Đúng như thi sĩ Xuân Diệu đã mô tả người có tâm hồn thi sĩ:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây

Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây

Hay chia sẻ bở trăm tình yêu mến.

Nói đến mây thì có linh mục kia kể lại khi đi máy bay vào những ngày trời đẹp, thích chọn ngồi bên cửa sổ, gọi một lon bia hảo hạng, ngồi nhâm nhi với mấy hạt đậu phụng thơm giòn, nhìn qua cửa sổ, chiêm ngắm những tầng mây trắng như tuyết trôi từng khối, rồi từng khối, bồng bềnh trên nền trời xanh biếc, để thả hồn cho bay lượn lơ lửng vào cõi mơ.

La_Thu_jpgBên Mĩ người ta có thể nhìn ngắm lá thu tại nhiều tiểu bang, có khi ngay từ cửa sổ trong nhà ở vùng ngoại ô. Tuy nhiên muốn ngắm lá thu cách sành điệu, thì phải đến vài tiểu bang miền Trung Đông hay lên mấy tiểu bang miền Đông Bắc là nơi có đồi núi bao quang thung lũng. Lái xe trên đường quanh co, lượn khúc quanh sườn đồi núi, dừng lại ở địa điểm ngắm nhìn lí tưởng bên đường. Nơi không có gì là nhân tạo chen lấn vào tầm mắt: không nhà, không cột đèn, không giây điện, mà chỉ có lá cây rừng. Bằng mắt trần hay với ống nhòm hay máy ảnh nhìn xa hướng lên sườn đồi núi, người ta thấy cảnh lá thu như một bức phông nhiều mầu sắc trải dài xa tắp tới tận chân trời. Nhìn xuống thung lũng thấy cảnh lá thu như một tấm thảm đồ sộ nhiều màu như những lớp sóng nối đuôi nhau. Khi muốn thấy cận cảnh thì thu ống kính lại để nhìn rõ từng nét của mầu lá. Nếu có thể nhân cách hoá mùa thu mà gọi là Cô Thu thì cũng có thể nói với cô: Cô Thu ơi.. ới! Sao Cô Thu đẹp thê.. ế!

Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa, lá thu sẽ rụng xuống. Gặp những cơn gió lùa, có thể thấy cả trăm, cả ngàn, cả vạn, cả triệu lá lìa cành một lúc bay phất phới trên bầu trời. Lá có thể đáp xuống trên đầu tóc người bộ hành. Nằm đó trên mặt đất, tiếp cận với nước mưa, băng tuyết và giá lạnh, lá sẽ đổi thành mầu đất. Vạn vật cũng sẽ đi nằm ngủ. Mùa thu báo hiệu những ngày sắp chết của thảo mộc: cỏ cây và hoa lá, khiến cho những người vào tuổi xế chiều cũng liên tưởng đến cái chết đến gần bên con người.

Trên đời này cũng nhiều cảnh đẹp khác nữa như những cảnh đẹp tình cảm và tinh thần. Chẳng hạn có vẻ đẹp tình yêu khác phái, tình nghĩa gia đình, nhất là tình mẫu tử, vẻ đẹp của tình bạn hữu… Người ta thơ mộng hoá vẻ đẹp của tình yêu nam nữ và lãng mạn hoá tình yêu khác phái bằng những vần thơ bất hủ. Người ta còn phổ nhạc vào tình yêu nữa. Tuy nhiên đến thời điểm nào đó vì những lí do khác nhau, khi con tim đã ra khô héo như lá thu rụng xuống, thì tình yêu nam nữ hay vợ chồng mới cưới không còn đẹp nữa. Chẳng thế mà nhà thơ Huy Cận (?) mới đặt bút viết:

Tình chỉ đẹp lúc còn dang dở.

Tình gia đình Đông Á Châu được coi là gắn bó. Tuy nhiên khi dính líu đến tiền thì cũng không còn gắn bó nữa. Trong một khoá họp Liên Hội Đồng Giám mục Á Châu vào thập niên đầu của năm 2000 bàn về những phương thế giúp phát triển mục vụ gia đình, một vị giám mục đại diện Hội Đồng Giám mục của một quốc gia có nền kinh tế phát triển tại Á Châu chia sẻ về tình nghĩa gia đình với nhận định như sau. Bình thường thì anh chị em trong một gia đình tại quốc gia ngài sinh sống hoà thuận với nhau. Tuy nhiên sau khi cha mẹ qua đi mà có gia tài kếch sù mà anh chị em phải tranh chấp về tài sản của bố mẹ thì cũng hết hoà thuận.

Việt kiều gửi tiền về giúp gia đình tại Quê Hương mà không đồng đều giữa anh chị em tại quê nhà cũng khiến anh chị em bên nhà mất tình nghĩa. Có những Việt kiều học được kinh nghiệm này nên khi gửi tiền giúp bên nhà thì giúp đồng đều. Còn người nào có nhu cầu cần giúp thêm thì lại làm rất kín đáo.

Như vậy có tiền nhiều hay ít thì cũng cần làm di chúc vì thời buổi này người ta có thể ra đi mà không hẹn ngày về bất cứ lúc nào: già cũng như trẻ. Làm di chúc về tiền để họ hàng khỏi tranh tụng làm mất tình nghĩa anh chị em. Không có di chúc, nhà nước có thể trưng dụng tài sản của người quá cố. Có linh mục kia kể lại, không có nhiều tiền, nhưng cũng có tiền để nhà băng. Linh mục đó không mua cổ phiếu chứng khoán, cũng không thích vào thị trường chứng khoán, mà chỉ mua tài khoản để sinh lời với thời hạn để rút tiền ra hay mở lại. Lúc linh mục này ra nhà băng hỏi về tài khoản, nhà băng mở sổ nói tiền của linh mục đã bị tiểu bang tịch thu, nhà băng không thể làm gì được nữa. Hỏi ra thì nhà băng trả lời khi đến hạn rút tiền mà không thấy chủ tài khoản liên lạc, rồi nhà băng cũng không liên lạc với chủ tài khoản được, nên mới báo cho tiểu bang. Rồi họ cho địa chỉ để liên lạc với cơ quan tiểu bang tịch thu tiền.

Để lấy lại tiền, linh mục đương sự phải đi nhờ luật sư giúp đòi tiền. Khi lấy lại được tiền gồm cả tiền lời vì trong thời gian tiền bị tịch thu, tiểu bang cũng đầu tư tiền tịch thu. Mặc dầu lấy lại được tiền và có tiền lời, linh mục đương sự cũng không thèm trở lại nhà băng cũ nữa vì đà làm mất thời giờ kiếm luật sư làm giấy tờ và chờ đợi, mà đi mở tài khoản ở nhà băng khác.

Đối với linh mục mà không có di chúc thì tiểu bang có thể tìm cách chuyển tiền cho thân nhân. Không có thân nhân thì tiểu bang trưng dụng, chứ Giáo phận cũng chẳng lấy được tiền. Vì thế mà gần đây các giáo phận tại Mĩ khuyến khích các linh mục, cả những linh mục trẻ làm di chúc trước. Không có tiền, không có họ hàng thì giáo phận cũng muốn biết xem người quá cố muốn lễ an táng được tổ chức như thế nào.

Có những tình bạn trước kia thật đẹp. Khi một người bạn có địa vị và có nhiều tiền của thì có thể xa tránh bạn cũ và lại có bạn mới. Nói đến người giầu cỡ triệu phú thì thời nào cũng có. Có thời vắng bóng triệu phú. Khi nền kinh tế thị trường mở rộng thì lại xuất hiện lớp triệu phú mới và cả tỉ phú nữa. Vào thời buổi vàng thau lẫn lộn, văn hoá đảo điên, thì có những triệu phú/tỉ phú mà giới báo chí gọi là ‘đại gia’ hay ‘thiếu gia’ là con của đại gia cũng ‘biến chứng’. Không nghe hay chưa nghe báo chí dùng từ ‘trung gia’ như trong nhà binh gọi ông xếp nọ kia là trung tướng, trung tá, trung úy. Khi còn tiền của thì nhiều người tìm đến để điếu đóm hoặc nâng khăn sửa túi đại gia. Khi bị sa cơ thất thế vì làm ăn thua lỗ, thất thoát, sạt nghiệp, thì cũng hết người lui tới. Vì thế mà cổ nhân mới lưu truyền lại cho hậu sinh câu tục ngữ này:

Phú quí sơn lâm hữu khách tầm

Bần cư trung thị vô nhân vấn.

Còn tình, còn tiền, còn quyền – quyền ở đây liên hệ với tài hoặc tiền hoặc phe nhóm, thì những mối liên hệ diễn ra tốt đẹp. Hết tình, hết tiền, hết quyền thì những liên hệ tình yêu khác phái, những gắn bó tình nghĩa gia đình, những tình bạn hữu cũng có thể hết đẹp. Đọc báo chí, nghe/xem tin tức trên truyền thanh, truyền hình thấy những vụ tranh chấp/thanh toán nhau về tình, tiền, quyền mà cảm thấy tang thương, xé lòng. Vậy có mối liên hệ nào trung thành và bền vững không?

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch