Sách

6f12432900e9449e98d5b2abf8f55c82Vào những dịp mừng lễ Ngân Khánh hoặc Kim Khánh linh mục, người ta thường cho in những dòng tiểu sử vắn gọn về các Cha như năm nọ ở đâu, năm kia làm gì, vân vân. Mỗi biến cố trong  vòng 25 năm hay 50 năm chỉ vỏn vẹn một dòng. Lục lọi tìm kiếm tiểu sử Cha Cố Anrê Nguyễn Trường Cửu mãi mà không ra.

Hỏi những người họ hàng của Ngài, cũng không ai có. Bèn đánh bạo khen Cha Cửu có tên đệm và tên gọi hay ho và đặc biệt, với hi vọng Ngài hé lộ vài dòng tiểu sử. Ngài bèn thêm vào: ‘Cửu thò’, rồi cười.

Thấy Cha Cửu có vẻ ‘chịu chơi’ khi ghép từ ‘thò’ vào sau tên của Ngài, thì mình cũng thêm thắt một chút về tên Ngài để gọi là cho có. Cửu thò là tên một lá bài mà dân chơi bài bất, đọc trại ra từ lá bài cửu thập như thập thò, thập thò. Như vậy chắc Ngài đã phải chơi bài bất trước kia với bạn bè. Chơi bài bất mà lá bài đầu rút được cửu thò là ngon rồi, không cần rút thêm nữa. Nếu đến lượt người làm cái rút lá bài thứ hai, mà người đã rút được cửu thò đoán bài của người làm cái đạt được điển mười, thì đành rút thêm một lá bài nữa.  Mà nếu rút thêm thì chỉ mong lá bài nhất thôi. Nếu rút được lá bài nhất thì thành 10 điểm, đánh bại 10 điểm của người làm cái, vì có lá bài cửu thò. Tuy nhiên lá bài nhất thì chỉ có một cơ hội rút được so với tám cơ hội rút phải lá bài nhị, hoặc tam, hoặc tứ, hoặc ngũ, hoặc lục, hoặc thất, hoặc bát, hoặc cửu vạn, cửu văn hay cửu sách. Và nếu như vậy thì bài của mình bị ung rồi.

Cuối cùng thì chỉ tìm được vài hàng ghi lại thân thế và sự nghiệp của Ngài. Theo người thân đồn thổi và theo cuốn Kỉ Yếu La Vang 2006 xuất bản tại Mĩ, thì Cha Cửu sinh 17/04/1934 tại Văn Hải, Kim Sơn, Ninh Bình, Giáo phận Phát Diệm. Vào Chủng Viện Ba Làng, Giáo Phận Thanh Hoá. Thụ phong Linh mục 1963 tại Sài Gòn. Tuyên Úy Manhattan Psychiatric Center, New York từ 1979 đến khi về hưu năm 2010. Những người quen biết nói đùa: Ngài làm tuyên úy nhà thương ‘điên’.

Có lẽ để đề phòng cho khỏi nhiễm lây những triệu chứng của nhà thương ‘điên’ trong thời gian làm tuyên uý, mà Ngài xin tình nguyện làm thêm và được Giáo quyền chấp thuận cho thành lập Cộng Đoàn Công Giáo tại Bronx, một trong 5 Quận của Thành Phố Nữu Ước (New York) với nhiều công lao và thời giờ để gầy dựng Cộng Đoàn. Bây giờ Cha Cửu cũng hưu tại Bronx. Vì là lễ mừng kép vừa kim khánh linh mục, vừa thượng thọ bát tuần  nên thấy giáo dân Cộng Đoàn CGVN tại Bronx tổ chức chu đáo. Lại còn thấy họ hàng từ Việt Nam, từ mấy Quốc Gia và những Tiểu Bang khác về mừng. Thánh lễ diễn ra trọng thể và kéo dài, phải nói là rất, rất ư là dài. Vậy mà Linh mục chánh xứ Mĩ cũng kiên nhẫn đồng tế từ đầu đến cuối và tham dự tiệc mừng tại Hội Trường Giáo xứ.

Thấy có cả những tiết mục văn nghệ văn gừng do cây nhà lá vưòn, nhưng cũng xôm trò ra phết. Đặc biệt có màn vũ của hai Sơ Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương-Phát Diệm từ Miền Bắc VN sang mừng, vừa hát vừa múa, lại đội một rổ hoa trên đầu mà không rớt xuống đất. Có lúc người ta tưởng rổ hoa sắp rớt khỏi đầu thì thấy Sơ vội vàng lấy tay giữ lại. Tuy nhiên nghe nói Sơ giả vờ cho rổ hoa sắp rớt. Một màn nữa cũng đặc biệt là có một bà cao niên, nghe nói đã ở Nữu Ước (New York) từ trước năm 1975, nay đã về hưu cũng phải khoảng bát tuần, tay chống gậy, cũng lên sân khấu ngâm nga bài thơ gì đó mà môi miệng cứ phải uốn oéo sát vào hai hàm lợi vì hai hàm răng đã rụng hết cả. Thấy cũng tếu mà vui.

Còn thấy có một màn nhảy theo điệu nhảy tuýt do ‘các sơ’ phối hợp trình diễn  cũng bắt mắt. Hình như chỉ có mấy sơ thật, còn 4, 5 ‘sơ’ kia là do mấy phụ nữ và cả mấy tay thanh niên cải trang làm sơ, trông không giống ai về quần áo, điệu bộ cũng như kiểu tóc chìa ra trước trán và xõa xuống sau lưng. Có một ‘sơ’ có mái tóc rất là quăn như lò xo, kiểu affri, dài chấm ngang lưng. Mắt kém mà trông từ xa thì tưởng là cái lúp đội đầu của ma sơ (Ma Soeur). ‘Sơ’ tóc quăn này đứng cầm nhịp theo điệu nhạc trong băng, nhưng các ‘sơ’ khác thì cứ mạnh ai nấy nhảy, cứ nhảy tự do theo điệu nhạc: là la.., là la.., là la .….  theo kiểu của mình.  Màn nhảy có vẻ ồn ào theo điệu nhạc, náo động theo điệu nhảy, nhưng lại ăn khách, khiến bọn trẻ con cứ bâu lại xem.

Để có thêm dữ kiện trong dịp mừng kép của Cha Cửu, mời coi bài giảng của Lm Lê Quang Hiền có đề cập về tiểu sử Cha Cửu và coi thiệp mừng Kim Khánh và Thượng Thọ Bát Tuần của Cha và một số hình ảnh về thánh lễ và tiệc mừng với bánh kỉ niệm cửu tầng. Tuy nhiên sợ Cha Cửu với lên tầng  cửu để cắt bánh không được, hoặc sợ một bánh cửu tầng sẽ đổ, ban tổ chức chia ra làm hai bánh: một bánh 3 tầng, một bánh 6 tầng. Vậy mà Cha Cửu cũng phải gồng mình vươn lên tầng 6 để cắt bánh.

-          Gia Nhân

-------------------------------------------------

Kim_Khang_Cha_Cuu-1

Kim_Khanh_Cha_Cuu-2

-----------------------------------------------------

Bài giảng của Lm Lê Quang Hiền trong lễ mừng kim khánh và thượng thọ bát tuần của Lm Nguyễn Trường Cửu:

Chúa Nhật thứ 10 Thường Niên. Năm mươi năm hồng ân và thượng thọ bát tuần linh mục Anrê Nguyễn Trường Cửu. Xin tạ ơn Chúa, xin chúc mừng Cha. Gọi là Chúa Nhật thường niên, nhưng Thánh Lễ cuối tuần này thật khác thường với mỗi chúng ta hôm nay.

Không chỉ vì chúng ta muốn nó kéo dài vô tận viên miễn và Trường Cửu như quý danh của vị Chủ Tế và là ngôi sao trần thế trong buổi lễ này; nhưng vì cùng với ngài chúng ta hiệp tâm hiệp ý ca tụng và cảm tạ Chúa, và vì như tâm điểm Lời Chúa biểu hiện trong bài Phúc âm theo Thánh Luca hôm nay: chính vì Chúa chúng ta, vì Người (1) “luôn chạnh lòng thương chúng ta” và luôn bảo chúng ta như bảo người mẹ trong Phúc Âm: (2) “đừng khóc nữa,” bởi lẽ Chúa luôn luôn là Chúa của Sự Sống viên mãn và trường cửu, và Người đã ban (3) niềm vui trọn vẹn của Người cho mẹ con bà góa kia. Chính Người,  Đấng là Sự Sống viên mãn và trường cửu ấy, kính thưa quý Cha, quý Thầy Sáu, quý Tu sĩ Nam Nữ, và quý Ông bà Anh chị em, chính Người đang ngự giữa chúng ta hôm nay, cùng chia sẻ niềm vui và tâm tình tạ ơn của Cha Trường Cửu và của mỗi người chúng ta trong ngôi thánh đường ấm cúng này.

Trong suốt cuộc hành trình 80 tuổi đời và 50 năm hồng ân Linh mục của Cha Củu, chắc hẳn không ai trong chúng ta đã may mắn được gặp gỡ, học hỏi, cộng tác với ngài, dù chỉ mấy phút, hay cả hàng chục năm như nhiều người trong gia đình họ hàng, và quý vị kỳ cựu trong vùng Nữu Ước đây, hoặc là môn sinh thời niên thiếu như “bần đạo” hậu sinh này, không ai đã gặp Cha Cửu một lần mà không cảm thấy mình cũng được duyên hạnh ngộ trường cửu qua những nét Phúc Âm vừa kể nơi ngài.

Ông bà Cố Chúc trước ở Văn Hải, Phát Diệm, - bây giờ chắc hẳn đang ở trên cao ấy -, thật được chúc phúc khi Chúa thương ban cho thêm bé “chín” út; nhưng ông bà chắc cũng thấy Chúa thương như vậy khá đủ vui rồi, do đó chỉ mong cậu Cửu trường thọ “Amen,” nên mới khôn khéo đặt tên ngài là “Trường Cửu,” để niềm vui đại gia đình nên viên mãn trọn vẹn. Ước nguyện đó được chú Cửu đem từ Phát Diệm vào Thanh Hóa theo Cha cậu là Lm Phê-rô Hiển, chánh xứ Kẻ Dừa, rồi êm ái vào Tiểu chủng viện Ba Làng, rồi lại về Phúc Nhạc, rồi Thượng Kiệm, Phát Diệm, bập bềnh như con thoi với vận nước nổi trôi: vào học Triết ở Vĩnh Long, thử luyện tại Sài-gòn rồi Phan Thiết, xong Thần học ở Huế, vào thụ phong Linh Muc tại giáo xứ Phú Nhuận, Sài-gòn, tạ ơn Chúa, - kính thưa quý vị - cũng chính ngày này, mồng 8 tháng 6 năm 1963, đúng 50 năm về trước (ngài đáng được 50 tràng pháo tay!). Năm 1963 ngài được cử ra dạy Toán, Lý Hóa và Âm nhạc, những môn sở trường của ngài, tại Làng Sông, Qui Nhơn...và ở đó ngài làm thầy cái ông cha đầu bạc này. Bao thế hệ trẻ ở vùng binh biến ấy đã được Cha tận tình hướng dẫn về khoa học, nghệ thuật, nhất là âm nhạc cho đời thêm phấn khởi. Cho đến hôm nay, từ những bạn “bố đời” cho đến các đấng nhập hàng “khanh tướng” rải rắc khắp năm châu bốn bể, từ đàn anh đến đàn em đàn cháu, không ai mà không cảm kích khi cất tiếng lên “Đây chủng viện oai hùng,” bài ca thấm đượm tình quê mẹ, ngập tràn lý tưởng thánh thiêng đã muôn đời gắn chặt với cái tên tác giả Trường Cửu bất hủ. Riêng con, con không thể quên những ngày, dù mưa hay nắng, Cha vẫn chở con từ Làng Sông đi Qui Nhơn học trống, vi vút trên chiếc xe Lambretta thần tốc của Cha. Và đây, thưa Cha giáo, 42 năm trước con đã được vinh hạnh đề tặng Cha cuốn sách con viết về trống tại Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt, thì hôm nay, sau 42 năm biệt tích con may mắn tìm gặp được một cuốn khác sao lại để kính nhớ ơn Cha cùng với tấm hình ban nhạc Cha thành lập cũng đúng 50 năm trước, con xin thay mặt cho các môn sinh của Cha mạn phép lại kính biếu Cha, “Bên Giàn Trống.”

Cuộc đời xoay chuyển trong tay Chúa Quan Phòng thật nhiệm lạ. Tí nữa cũng vì quá mê mãi đàn trống mà con suýt bị cho về theo nghiệp xướng ca. Rất may Cha lại cho đám học trò, nhất là tay trống ngày xưa này, một bài học còn quý giá hơn kiến thức, nghệ thuật trong đời. Đó là việc tu thân cầu nguyện và trao dồi nhân đức, nhất là đức nhẫn nại, khiêm nhu, nhường nhịn mà Cha đã luôn nỗ lực sống suốt 80 năm qua theo gương Chúa Giêsu hằng ngày. Riêng anh em linh mục, và cả giám mục, đàn em chúng con, còn nhận thêm được nét mục tử nhân hiền, với 50 năm hồng ân Linh Mục, nơi Cha.

Giấc mơ của Ông Bà Cố và đại gia đình có được đứa con, em, cậu, chú làm Linh Mục, là muốn để người thân đó sống đời Linh Mục theo gương Chúa Kitô Linh Mục, tức là sống theo thánh ý Chúa Cha: (1) sống có lòng thương xót với mọi người, nhất là những ai đau khổ, bệnh hoạn, đơn chiếc; (2) hoàn sinh lại những cái chết tâm thần, và (3) trả lại niềm vui đoàn tụ của gia đình, của cộng đoàn cho nhau.

Sau mấy năm thụ giáo về Thánh Nhạc tại trường Thánh nhạc* thời danh của giáo đô La Mã, Chúa lại gọi Cha làm con thoi đến miền đất mới Nữu Ước này, và mở rộng trước mắt Cha một cánh đồng mục vụ mới  khẩn thiết, thâm sâu, đòi hỏi nhiều hy sinh phấn đấu hơn. Cha lại âm thầm nghiên cứu học hỏi về Thiên tính Chúa và nhân tính con người với bao băn khoăn, khúc mắc, trắc trở mà chỉ có tình thương vô bờ và lòng thương xót vô hạn của Trái Tim nhân hiền Chúa mới xoa dịu, chữa lành được. Trên 30 năm làm tuyên úy cho bệnh viện tâm thần ngay giữa lòng thành phố mệnh danh là rốn thế gian này, Cha đã chứng kiến vô số cái không ngay của cuộc đời. “Thế gian” mà, đâu phải “thế ngay” đâu. Nhưng trong nỗi đau thương của con người Cha vẫn thấy có tình thương của Thiên Chúa, và đó chính là đặc ân Chúa ban cho Cha. Như Cha vẫn nói đùa với lòng biết ơn: "Sau nhiều năm trong Nhà Thương Điên, tuy chưa khùng, nhưng cũng cảm thấy man mát.” Chúng con thì không thấy Cha man mát tí nào, chỉ thấy Cha mát tay đem lòng thương xót Chúa đến hoàn sinh những thân xác rã rời, băng bó những tâm hồn tan nát, soi sáng những trí tuệ thẩn thờ ở đó. Có thể nói Cha có thể  mang lại cho họ niềm vui chỉ có trong ánh mắt nhân từ thông cảm và yêu thương của Chúa, vì con tin là chính Cha đã cảm nghiệm ánh mắt ấy qua những giờ phút kết hiệp với Chúa trong Thánh Lễ, lời kinh, suy niệm, và hy sinh từng ngày, theo gương Thánh An-rê Quan Thầy của Cha, vị Tông đồ giàu tình bạn, đã bỏ kiến thức nghề nghiệp mà theo Chúa và luôn giới thiệu Chúa cho anh em mình, ngay cả trong giờ phút hấp hối treo trên thập giá. Đời sống nội tâm gắn bó với Chúa Giêsu Linh mục của Cha thể hiện rõ nét qua những năm tháng phục vụ cộng đoàn dân Việt, bằng những cuốc xe đưa đón người đi lễ bất kể mưa gió xa xôi, bằng những chuẩn bị phụng vụ chu đáo, âm thầm lủi thủi khiêng đi vác về, nhiều khi chỉ có Chúa biết. Và chắc Cha cũng chỉ cần có thế: chỉ Chúa biết là đủ. Và do đó mà chúng con biết là Cha cũng biết Chúa, vì Chúa biết Cha.

Hôm nay ở tuổi bát tuần Cha vẫn quan tâm giúp đỡ các linh mục già yếu bằng cách giúp cho các ngài có thể dâng Thánh Lễ với nghề tay trái của Cha: máy vi tính. Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay lại một lần nữa phản ảnh trong lý tưởng và phương pháp sống của Cha: “luôn cố gắng với hết khả năng. Vui hưởng và tri ân hoàn cảnh hiện tại. Chấp nhận ý Chúa Quan Phòng. Và khi gặp phải gian truân hoạn nạn, luôn ý thức rằng đó chính là lúc Chúa ôm ấp bồng bế ta.” Chúa là Vị Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta (Emmanuel). Cha rao giảng ước vọng của gia đình bằng chính cuộc sống mình, như Chúa Giêsu với người mẹ góa con côi trong Phúc Âm hôm nay: Cha (1) chạnh lòng trắc ẩn xót thương, Cha giúp chúng con (2) đừng khóc, Cha thổi vào đời chúng con luồng sinh khí mới, và Cha (3) trao gửi, đoàn tụ chúng con lại với Chúa và với nhau, để hôm nay cùng với Ông Bà Cố, các bạn bè thân quyến đã đổi về địa chỉ vĩnh hằng, cũng như với bao người yêu kính Cha gần xa trên mặt đất, chúng con có thể cất lên cùng với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu Linh Mục: “Magnificat, Linh hồn tôi ngợi khen Chúa!” Để trong Thánh Lễ này, cũng như mọi Thánh Lễ về sau, chúng con vẫn có thể cùng với Cha tung hô, như lời kết Phúc Âm hôm nay: “Một tiên tri cao cả đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã thăm viếng dân Người!”

Xin tạ ơn Chúa! Và xin chúc mừng Cha! Amen!

[xin mời cộng đoàn cùng hát với ca đoàn, 2 lần:]

“Xin tri ân, xin tri ân, con cám ơn Ngài.

Yêu thương con, yêu thương con, không bờ không bến.

Hôm nay đây, như hôm qua, mai này vẫn thế,  Chúa vẫn là Thiên Chúa của tình thương.”

*Pontificio Instituto de Música Sagrada (P.I.M.S.)

(Lm Joachim Hiền, Spokane, WA. và Holy Rosary, Bronx, New York, 20130608)

---------------------------------------------------------

Một số hình ảnh về Lễ & Tiệc mừng Kim Khánh và thượng thọ Bát Tuần:

64884914808b4d7c862e9af93ee456b7 2f5ddbc64d824e66be6f9ba73f00a9f5

e43238733ef3450ca2d84d7376e3dc7b

a46093b9ddcf40c2a200f26a960dab46

dd015b4a9d5942879fe51e226b88c19f

2fa0dc35733941c4be5dbbec2f53ee51

a355dd87b6aa47dd95fe16464742839b

4ee0f05149814e259e50426d6ad0494c 6cf2f8ebb2284671abc4583f8145c179

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch