Loài nhện biết tạo hình nộm để đánh lừa kẻ săn mồi, hải sâm khổng lồ ăn bằng… hậu môn, bọ ngựa hóa trang thành hoa để săn mồi… là một trong những loài vật đáng được chú ý nhất trong năm.

anh1-dd7cbLoài nhện biết tạo hình nộm để đánh lừa kẻ săn mồi

Những chú nhện nhỏ này biết tạo các hình nộm thế thân rất giống thật

nhưng có kích cỡ lớn hơn gấp nhiều lần nguyên bản và treo chúng lên

mạng của mình nhằm đánh lừa những kẻ săn mồi ở vùng rừng Amazon thuộc Peru.

 

Sinh vật chân đốt tinh ranh đã tỉ mẩn góp nhặt các nguyên liệu làm hình

nộm thế thân cho nó từ xác côn trùng,

lá cây và những mảnh vụn.

Loài nhện này được cho là một loài mới thuộc nhóm Cyclosa.

anh2-dd7cbLoài hải sâm khổng lồ ăn bằng... hậu môn

Một loài hải sâm khổng lồ tại California đã sử dụng hậu môn của nó như một cái miệng thứ hai. Vì không có phổi loài hải sâm này sống dựa vào “cây hô hấp”là một bộ ống rỗng chạy dài cơ thể với nhiều nhánh khác nhau.

Những cây hô hấp nhận được oxy khi nước được bơmqua hậu môn bằng cách sử dụng cơ bắp của lỗ huyệt mở ở cửa đường ruột.

Loài sinh vật học này có thể bơm từ 3,5 đến 4 cốc nước qua lỗ hậu môn của nó mỗi giờ rồi chuyển oxy từ nước vào cây hô hấp.

Sau khi nước chảy vào hậu môn, loài sinh vật này sẽ dùng xúc tu của nó để sàng lọc sinh vật phù du và các hạt nhỏ khác ra khỏi nước. Đó chính là nguồn thức ăn của hải sâm và vì thế người ta cho rằng hải sâm rất có thể đã ăn bằng chính hậu môn.

anh3-dd7cbLoài sên đỏ… như máu ở Australia

Các nhà khoa học đã phát hiện loài sên hồng khổng lồ tại khu vực núi Kaputar gần thành phố Narrabri

thuộc bang New South Wales của Australia.

Loài sên hồng có chiều dài lên tới 20cm.

Loài sên hồng, thường trốn dưới lớp lá dưới đất

trong thời gian ban ngày,

nhưng thỉnh thoảng vào buổi tối chúng xuất hiện

thành đàn hàng trăm con để ăn đất và rêu trên thân cây.

anh4-dd7cbChuột chù “anh hùng” ở Châu Phi

Các nhà khoa học vừa phát hiện loài chuột chù mới với cấu trúc xương sống đặc biệt giúp chúng có được sức mạnh phi thường.

“Anh hùng” mới ở châu Phi được cho là một trong những động vật có vú khỏe nhất và cứng cáp nhất trong thế giới động vật.

Loài chuột chù có tên gọi Scutisorex thori này dài chưa đến 30 cm và chỉ nặng khoảng 50 gram, t

uy nhiên nó có thể nhấc bổng những khúc gỗ nặng.

Loài vật sinh sống ở Congonày có thể chịu được những cú đập

rất mạnh vào lưng vì thế mà nó có biệt danh là “chuột chù anh hùng”.

anh5-dd7cbBọ ngựa hóa trang thành hoa để săn mồi

Với hình dáng giống loài hoa phong lan, bọ ngựa phong lan (Hymenopus coronatus) thường tận dụng lợi thế này để thu hút và bắt gọn con mồi một cách dễ dàng.

Cách ngụy trang độc đáo của loài côn trùng này xuất phát

từ bộ phận chân có hình dáng giống như cánh hoa phong lan.

Phần chân giống cánh hoa được sử dụng để đánh lạc hướng con mồi,

trong khi đó các răng cưa nằm ở cặp chân trước được dùng để bắt con mồi.

Loài bọ ngựa không chỉ giống hoa mà còn có vẻ đẹp quyến rũ hơn một số loài hoa thật.

anh6-dd7cbThằn lằn lai cá sấu “tái xuất” sau 50 năm tuyệt chủng

Đó chính là loài thằn lằn Pinocchio Anole (tên khoa học: Anolis proboscis), được một nhóm nhà nghiên cứu và nhiếp ảnh gia tìm kiếm trong suốt 3 năm qua tại một khu rừng mây hoang sơ ở phía Bắc Ecuador.

Loài thằn lằn này rất kỳ lạ với chiếc mũi dài như mõm cá sấu.

Theo các nhà khoa học thì đặc điểm này để xác định giới tính của thằn lằn. Mũi dài chỉ có ở những con đực.

Đặc điểm này cũng giống như đuôi lông sặc sỡ chỉ có ở con công đực. Các nhà khoa học cho biết, loài thằn lằn có tên khoa học Pinocchio Anole lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1953 nhưng không được nhìn thấy nữa vào khoảng năm 1960 - 2005. Sau năm 2005, các nhà khoa học mới tiếp tục tìm kiếm loài thằn lằn này vào ban đêm. Vì đây là thời điểm thằn lằn ngủ, không chạy đi chạy lại.

anh7-dd7cbLoài ăn thịt đầu tiên được phát hiện tại châu Mỹ trong 35 năm nay

Viện Smithsonian, Mỹ vừa công bố loài olinguito mắt to,

đuôi dài, bộ lông rậm màu cam chính là động vật có vú mới nhất và là loài ăn thịt đầu tiên được phát hiện tại châu Mỹ trong 35 năm nay.

Olinguito - thành viên nhỏ nhất trong gia đình gấu trúc,

sống ở những khu rừng trên cao, nhiều sương mù ở Colombia và Ecuador -

được xếp là động vật ăn thịt, mặc dù thức ăn chủ yếu của nó là trái cây.

Loài olinguito có chiều dài khoảng 0,76 m, nặng khoảng 900 gam, cả 2 giống đực và cái đều có cùng kích thước.

Con cái chỉ nuôi một con trong một thời điểm.

Loài olinguito rất khó phát hiện trong những khu rừng mây phía bắc

dãy Andes,

nơi có mật độ cây cối rậm rạp và thường

bao phủ trong sương mù,

phần lớn nằm cách mực nước biển từ 5.000 - 9.000 m;

chủ yếu sống về đêm và thành thạo trong việc di chuyển từ cành cây này sang cành khác.

anh8-dd7cbPhát hiện lợn rừng lớn nhất thế giới với cân nặng lên tới 275 kg

Một chú lợn với cân nặng lên tới 275 kg mới được

phát hiện tại Châu Phi được xem là loài lợn lớn nhất thế giới.

Mặc dù có kích thước khổng lồ như vậy,

nhưng nó lại ít được biết đến tại Châu Phi do lông của nó có màu đen khó phát hiện.

Loài heo này được đề cập lần đầu tiên trong khoa học

vào năm 1904 như một trong những loài động vật

có vú lớn nhất được xác định trên châu lục này.

anh9-dd7cbLoài côn trùng mới phát hiện có “mái tóc điện giật”

Được biết, sinh vật lạ này là 1 trong số 60 loài mới được

 

phát hiện trong chuyến nghiên cứu kéo dài 3 tuần của

các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Harvard.

 

Sinh vật lạ có thân hình màu vàng đốm cam này chỉ dài 7 mm.

 

Ở phần đuôi của nó có một chùm râu màu bạc,

mọc ngược lên như mái tóc

“điện giật” của búp bê Troll nổi tiếng thế giới

vào những năm 1990.

 

 

Bộ râu này được cấu tạo từ loại sáp

 

tiết ra từ tuyến giáp

đặc biệt trong bụng của con côn trùng.

Phan La                                                                                 Nguồn: Dân Trí

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch