Simhapura. Sư tử thành, thành phố sư tử : một từ rất quen thuộc trong nền văn hóa Ấn Độ. Nhưng những Simhapura lịch sử đã biến mất theo năm tháng.  Ngày nay chỉ còn một Simhapura hiện đại: Đất nước Singapore.

Trong quá khứ, tại vương quốc Champa, vùng Amaravati ( Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi ) đã có một thành phố hoa lệ mang tên Simhapura, cạnh con sông Thánh Thu Bồn, cạnh Thánh địa Mỹ Sơn…

Các nhà khảo cổ học Pelliot và Finot  dự đoán đó là Thành đô Trà Kiệu.

Năm 1927, 1928, nhà khảo cổ học Yves Claeys đã khảo sát và minh chứng  giả thuyết trên là hoàn toàn chính xác. Hàng trăm tác phẩm điêu khác tuyệt đẹp đã được phát hiện và những dảy tường thành, những di tích ngàn năm yên ngũ đã được giải mã. Nhưng rồi những cuộc chiến tranh triền miên đã khiến mọi cuộc khai quật đều dừng lại.

Simhapura do Yves Claeys phác họa dựa vào không ảnh thập niên 1930 ( Ảnh hiện lưu trử tại EFEO, Paris)

Dầu sao, những kết quả tìm được cọng thêm những khám phá thư tịch cổ giúp con người thế kỷ 20 biết rõ hơn về Kinh đô Champa nầy. Trước đây , tất cả vùng đất “ man di”  phía Nam Trung Quốc đều bị đô hộ, ngoài Giao Châu ( người Việt) còn có quận Tượng Châu, sau gọi là Tượng Lâm ( người Chăm ). Năm 196, danh từ Lâm Ấp xuất hiện,  Khu Liên làm vua đầu tiên.

Kể từ khi lập quốc thế kỷ 2, nước Lâm Ấp đã không ngừng phát triển. Về tôn giáo, Ấn độ giáo là cột trụ niềm tin, dựa vào các thần chính Brahma ( Bà La Môn ), Vishnou hoặc Siva, nhưng về phong thủy, xây dựng công trình phòng thủ, vật liệu kiến trúc họ cũng bị ảnh hưởng  Trung Quốc. Những đầu ngói ống âm dương, những lằn vạch in ấn trên các bình gốm v.v chứng tỏ giả thuyết trên.

Theo Thủy Kinh Chú, năm 453, dân Lâm Ấp nổi loạn, tướng nhà Nguyên là Đàn Hòa Chi tiến binh vào eo biển Lâm Ấp tháng 7 năm Bính Tuất 446. Ông đốt phá kinh thành và  thu về số vàng y là 100.000 lượng. Vua Chiêm buồn rầu mà chết. ( Xem R.A. Stein và G. Coedes). Trên lớp đất có tro tàn khoảng một thước rưỡi tây ở Trà Kiệu, người dân tìm được nhiều hiện vật bằng vàng.

Năm  Ất Sửu 605, tướng Lưu Phương lại tấn công Lâm Ấp và cũng lấy nhiều vàng bạc trong đó có 18 tượng bằng vàng. Truyện kể , Lưu Phương chết trên đường về,  có thể do sốt rét.

Simhapura do linh mục Antôn Trường Thăng tưởng tượng năm 1985. Năm 1997, sang Paris,  mới biết Yves Claeys vẽ đã phác họa ảnh trên.

Từ năm Mậu Tuất 758, người Tầu gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương.

Năm Ất Mùi 875 , Trung quốc gọi Hoàn Vương là Chiêm thành ( Champa)

Trước thế kỷ 10. dân  Việt và Chăm liên kết với nhau chống người Tàu nhưng nhưng thế kỷ sau do những sự thiếu khôn khéo trong ngoại giao đã dẩn đến xung đột vũ trang. Năm 980, vua Chiêm Thành  bắt giam sứ bộ khiến Lê Hoàn tức Lê Đại Hành cho là nhục quốc thể, vua cho tiến binh Nam chinh năm 982. Nhà nghiên cứu Coedes nói vua Chiêm chết trận Thành đô bị san bằng. Người Chăm rời bỏ Simhapura Trà Kiệu , chuyển kinh đô vào Đồ Bàn.

Dưới đời Lý, do người Chiêm cướp phá vùng duyên hải , năm Giáp Thân  1044,  Lý Thái Tôn đích thân điều khiển thủy binh đi chinh phạt.

Tháng 2 năm Kỷ Dậu 1069, Lý Thánh Tôn và tướng Lý Thường Kiệt  Chiêm phạt, tiến đánh đến Kinh đô mới Đồ Bàn ( Bình Định).

Vua Chế Mân mở  tiệc cưới Công Chúa Huyền Trân năm 1306. Bảy trăm năm sau, nhóm văn nghệ Trà Kiệu múa minh họa 2006.

Cứ thế, do những mối hòa và bất hòa, hoặc thiếu khôn khéo trong ngoại giao, hai  vương quốc Đại Việt và Champa lúc hòa hảo như đám cưới Huyền Trân Công Chúa với vua Chế Mân 1306, khi bão táp như vụ vua Chăm Chế Bồng Nga tiến đánh kinh đô Thăng Long 1377. 1378… Cuối cùng vua Lê Thánh Tôn đã kết thúc sự hiện diện của vương triều Champa vùng Viyaya

( Bình Định ) và Amaravati ( Thuận Hóa, Quảng Nam ) vào năm 1471.

Nhiều người Việt chính thức định cư tại vùng đất nầy và trở thành tiền hiền của nhiều họ tộc Quảng Nam, Quảng Ngãi…

Tại phía nam đèo Đại Ngãi ( Hải Vân ) nhiều tộc họ lập làng xã mới ở vùng Thăng Hoa ( Quảng Nam ). Tại vùng Simhapura, cố đô dân tộc Chămpa, các tộc Mạc, Nguyễn Thanh, Đinh, Phạm , Lê , Lưu …định cư vào thế kỷ 15, 16.

Sang thế kỷ 17, con cháu họ đón nhận Tin Mừng Đức Kitô. Vì người Việt không công giáo rất sợ Ma Hời ( Chăm ) nên kỵ không dám cất nhà cửa tại cồ thành Simhapura. Người công giáo tin vào quyền năng Thiên Chúa nên không sợ hãi gì và vì thế giáo đoàn Trà Kiệu hình thành  tại Sư Tử Thành Singapore.

Những nữ thần Laskmi, Saravasti, Uma và các tiên nữ Apsaras trên đất Quảng và Trà Kiệu xưa.

Lúc đầu gọi là Trà Kiệu Nhị Xã , rồi đến Ngũ Xã , có lẽ sau các biến động Tây Sơn. Dân công giáo tập trung ở tại Trà Kiệu Thượng , chung quanh là bốn Kiệu khác trong Ngũ Kiệu : Kiệu Đông, Kiệu Tây, Kiệu Nam, Kiệu Trung.

Qua dòng lịch sử, từ một quá khứ vàng son, thủ đô Chămpa phía Bắc Simhapura biến mất vào thế kỷ 11. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều hiện vật được tìm thấy tại vùng đất nầy và hiện nay được trưng bày trong nhiều bảo tàng Việt Nam ( Sài Gòn, Hà Nội, nhất là Bảo tàng Chăm Đà Nẵng).

Gian chính bào tàng nầy trưng bày nhiều tác phẩm tuyệt đẹp như đài thờ Trà Kiệu với câu chuyện  kể mối tình chàng hòang tử Rama và công chúa Sita duyên dáng ; các tiên nữ như nàng Apsara tuyệt mỹ Trà Kiệu mà nhiều nhà nghiên cứu cho là tác phẩm điêu khắc đẹp nhất Đông Nam Á. Bên cạnh những nam thần như Siva hùng dũng, người ta còn thấy các nữ thần Uma, vợ thần Siva, nguyên là nữ thần Ponagar, vị nữ thần nhân từ; nữ thần Saravasti, vợ của thần Brahma, nữ chúa về âm nhạc và khoa học  với cây đàn Vina; nữ thần sắc đẹp Laksmi, vợ của thần Vishnou, thần tài nguyên giàu sang phú quý.

Người Việt đến vùng đất mới với một nền văn hóa ảnh hưởng Trung Hoa khác biệt với Ấn giáo, không hiểu biết gì về tôn giáo nầy nên không coi trọng các thần thánh bản địa. Tuy vậy, họ rất có cảm tình với nữ thần như nữ thần Ponagar, chính vì thế mà Bà Thu Bồn Quảng Nam hay bà Ponagar Thiên Y A Na  ở Nha Trang vẫn được sùng bái. Mẹ Đất Nước của Champa vẫn được tôn kính.

Niềm yêu kính đó như được thăng hoa và bùng phát khi người Việt công giáo nhận biết Mẹ Maria là  Mẹ Chúa Cứu Thế Giêsu Kitô. Một niềm kính yêu đặc biệt có thể diển tả qua câu ca dao công giáo mà tôi đọc thấy đâu đó lúc nhỏ.

Duc_Me_Tra_KieuLòng Mẹ yêu con trời rộng mở.

Tình con yêu Mẹ biển chơi vơi.

Sau biến cố 1885, trên đỉnh Non Trược, Hoàng Châu, nơi xưa kia có một ngọn tháp Chăm và là hỏa đài truyền tin, đã mọc lên một nhà nguyện dâng kính Mẹ  Maria . Từ đó  Mẹ Trà Kiệu trở thành ánh lửa soi sáng đêm đen đưa về bến bình an bao tâm hồn sa chìm giữa bão đời sóng giật gió cuồng.

Các nữ thần của truyền thuyết rồi sẽ bị lãng quên như lịch sử đã minh chứng, còn tình yêu của người Kitô hữu đối với Mẹ Maria chẳng những không nhạt phai theo năm tháng mà lại càng thăng hoa theo tháng năm.

Đẹp dịu dàng , giàu sang thánh đức, Laksmi nào theo kịp.

Nhân từ thương yêu, nữ thần Uma sao bằng Mẹ.

Mẹ là nhạc, là thơ, là cây đàn muôn điệu của Thiên Chúa, nũ thần Saravasti phải lùi bước.

Ôi Maria.

Ôi Mẹ Trà Kiệu.

Mẹ Thiên Chúa.

Nữ vương triều thần thánh.

Mẹ là người Do Thái, nhưng Mẹ cũng là Mẹ người Việt, người Chăm , người Hoa Kỳ, người Brasil…vì Mẹ là Mẹ loài người.

Mẹ Giáo Hội.

Maria  Mẹ ơi,  “ Mẹ là Nữ vương, là trạng sư và là Mẹ con.”

HỘI AN , MÙA HOA 2010.

LM ANTÔN NGUYỄN TRƯỜNG THĂNG.

NGUYÊN QUẢN XỨ TRÀ KIỆU 1975-1990.

Nguồn: antontruongthang’s blog spot

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch