Hoi_chungTrong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, rất nhiều người dễ dàng để cho mình bị thao túng bởi các hành vi, cảm nghĩ từ những người khác. Suy nghĩ của họ không thể độc lập vì bị chi phối bởi tác động bên ngoài. Điều này được khoa tâm lý học gọi là hội chứng đám đông, hay còn gọi là tâm lý bầy đàn.

 

Cũng cần phải nói rõ, tâm lý bầy đàn không phải là hành vi bầy đàn như chúng ta thấy nơi nhiều loại động vật. Tâm lý này là đặc trưng của loài người, nó xuất phát do sự tự ti, cảm thấy mình yếu đuối. Nó được biện minh và được vuốt ve mơn trớn bằng một cảm thức cho rằng cần phải hòa đồng, cần phải “xấu đều hơn tốt lõi”. Do vậy những người này có nhu cầu cần phải giống người khác. Thực ra đây không phải là hòa đồng mà là bị đồng hóa, theo cách nói của Khổng Tử : “quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa”.

Hai nhà tâm lý học Gabriel Tarde và Gustave Le Bon đã đưa ra thuật ngữ này từ thế kỷ 19 và được Sigmund Freud đưa vào công trình nghiên cứu. Kết luận của ông cho rằng tâm lý bầy đàn rất nguy hiểm và làm thui chột sự phát triển, tính độc lập, cá biệt của mỗi cá nhân. Nó cũng làm nguyên nhân làm cho cộng đồng bị rối loạn và mất kiểm soát. Chúng ta thường thấy cả một nhóm người bị kích động dễ dàng như thế nào, dù trước đó họ không hề nghĩ mình sẽ như vậy.

Đáng tiếc thay, tâm lý bầy đàn lại đang rất phổ biến trong xã hội chúng ta. Và hình như nó có mùi, có thể đánh hơi được và nhất là có tính dễ lây lan. Chỉ cần một vài người khen một sản phẩm nào đó thì lấp tức nhiều người nhao nhao tìm đến; một số bình luận chê bai về điều gì hay người nào, thì sẽ cuốn theo bao nhiêu lời chửi rủa không thương tiếc; một hai tin nhắn lang thang bất chợt cũng gây sóng gió bão tố trên mạng. Chính vì thế mới có chuyện hài cả đám đông đứng chật kín đường phố Sài Gòn, ai cũng nhìn lên trời như thấy một sự kiện quan trọng nào đó. Từ người bộ hành, anh xe ôm, chú taxi, bác xe lôi, cán bộ, viên chức vv... tất cả đều dừng lại và ngẩng đầu nhìn lên và làm “ách tắc cục bộ” cả một con đường. Đến khi cảnh sát giao thông len lỏi vất vả mãi mới vào được bên trong, thì ... hỡi ôi! Hóa ra chỉ có một người bị chảy máu cam.

Rõ ràng hơn cả là cảm xúc của cư dân mạng. Trước một sự kiện có tính dễ ăn theo, tâm lý bầy đàn làm cho tình hình nóng hơn hẳn tình hình, hoàn cảnh còn hơn cả hoàn cảnh, sự việc cứ sôi lên sùng sục. Trong sự việc tướng Giáp ra đi vừa qua, khi các báo đài đang ra rả về quốc tang, rất nhiều facebooker cũng khóc sướt mướt trên phây của mình. Nói như một nhà báo: “tướng Giáp đâu biết chơi phây, xin đừng sướt mướt ở đây làm gì”. Dĩ nhiên tình cảm là điều riêng tư và cần được tôn trọng. Điều đáng nói đó là, chỉ ngay sau khi post lời thương tiếc hết sức thương tâm còn hơn cả chết cha mẹ xong, người đó lại vô tư đưa lên những câu đùa cợt, rủ chiến hữu đi phượt và hứa hẹn các pha ly kỳ sắp đến.

Tâm lý bầy đàn có tính lây lan. Do vậy cá nhân cần học khả năng tư duy độc lập. Cần phải biết trân trọng tính độc đáo và cá vị của mình. Chỉ khi nhận ra sức mạnh của mình đến từ bên trong, chúng ta mới có thể thoát khỏi tự ti, mặc cảm; mới trở nên quân tử, hòa với mọi người nhưng không bị đồng hóa. Và chỉ khi ấy, xã hội sẽ không dễ dàng bị khai thác bởi công nghệ lăng xê của giới showbiz, sẽ không còn những người trẻ mất lý tưởng, mặt mày tóc tai ủ rũ đứng dưới mưa cả mấy tiếng chỉ để nhìn thấy thần tượng của mình.

Nguyễn Đức Thắng                                                                                                   Nguồn: giaophanvinhlong.net

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch