1_0_843750MADHU. Chiều ngày 14-1-2015, ĐTC Phanxicô đã kính viếng Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu, bắc Sri Lanka, cầu nguyện với hơn 100 ngàn tín hữu và tái kêu gọi hòa giải giữa mọi người dân Sri Lanka.

Sau thánh lễ phong thánh với sự tham dự của hơn nửa triệu người tại thủ đô Colombo vào ban sáng, lúc 2 giờ chiều cùng ngày 14-1, ĐTC đã đáp trực thăng của không lực Sri Lanka từ thủ đô Colombo để bay đến Đền thánh Đức Mẹ Madhu, cách đó 250 cây số về hướng bắc và là miền có đại đa số dân thuộc sắc tộc Tamil.

Đền thánh Madhu thuộc giáo phận Mannar, hiện có 90 ngàn tín hữu Công Giáo trên tổng số 270 ngàn dân cư, với 34 giáo xứ do 55 LM giáo phận coi sóc và 330 LM dòng và 183 nữ tu.

Lịch sử Đền Thánh

Đền thánh Đức Mẹ Madhu đã có từ hơn 4 thế kỷ, tức là từ năm 1544 khi vua Sankili ở thành Jaffna tàn sát 600 tín hữu Công Giáo ở Mannar, vốn do các thừa sai Bồ đào nha hoán cải, vì nhà vua sợ người Bồ bành trướng ảnh hưởng. Có một số tín hữu tránh thoát được cuộc thảm sát và trong rằng họ thiết lập một nhà nguyện nhỏ bé và đặt trong đó tượng Đức Mẹ hiện nay ở trong Đền Thánh. 4 thập niên sau đó, một số tín hữu Công Giáo lại phải chạy khỏi Mannar và bắt đầu kiến thiết các thánh đường ở các vùng lân cận. Một trong các nhà thờ đó được thiết lập tại Mantai và là nơi đầu tiên được đặt tượng Đức Mẹ Madhu.

Năm 1656 người Hòa Lan theo Tin Lành Calvin đổ bộ lên đảo Tích Lan và bách hại các tín hữu Công Giáo. Có 30 gia đình Công Giáo chạy trốn từ làng này sang làng khác, họ mang theo pho tượng Đức Mẹ và 14 năm sau đó, họ định cư tại nơi ngày nay là Đền thánh Đức Mẹ Madhu. Một số tín hữu Công Giáo khác, trốn tránh cuộc bách hại của người Hòa Lan cũng chạy đến nơi này, trong số họ có một phụ nữ Bồ đào nha tên là Helena, và bà đã khởi công xây cất thánh đường nhỏ đầu tiên dâng kính Đức Mẹ Madhu.

Đức Mẹ tại đây được biết đến trên toàn đảo Tích Lan và được tôn kính như vị bảo vệ và chữa lành những người bị rắn cắn.

Khi cha Joseph Vaz từ Ấn độ đến hoạt động tại Tích Lan từ năm 1687, Công Giáo được phát triển và năm 1706, Đền thánh Đức Mẹ Madhu trở thành một trung tâm truyền giáo. Thánh đường hiện nay ở Madhu được khởi công xây cất hồi năm 1872 và năm 1824, vị Đặc Sứ của ĐGH Piô 11 đã chủ sự nghi thức đội triều tiên cho tượng Đức Mẹ.

Đền thành Đức Mẹ Mân Côi ở Madhu vẫn luôn là nơi hành hương và cầu nguyện của cac tín hữu Công Giáo và cả tín đồ các tôi giáo khác. Và mặc dù vùng này trong quá khứ đã xảy ra những cuộc giao tranh giữa phiến quân Tamil và quân đội chính phủ Sri Lanka, các GM nước này đã thành công trong việc yêu cầu cả hai phe lâm chiến chấp nhận Madhu là vùng phi quân sự, đảm bảo an ninh cho các tín hữu hành hương và nhiều người tị nạn chạy tới miền này để tránh các cuộc giao tranh. Thực vậy, từ năm 1990, khu vực 160 hécta quanh Đền thánh Đức Mẹ Madhu đã tiếp đón hàng ngàn người tị nạn chiến tranh. Sau chiến tranh, tháng 4 năm 2008, Đền Thánh Đức Mẹ được giao lại cho giáo phận Mannar va việc thờ phượng được mở lại từ tháng 12 năm 2010.

Viếng thăm

Đến Madhu lúc 3 giờ rưỡi chiều, sau 1 giờ 15 phút bay, ĐTC đã đi xe tiến qua các lối đi để chào thăm hàng trăm ngàn người tụ tập dọc theo hai bên đường và nhất tại khu vực trước Đền thánh. Tại cổng chào ngài được Đức GM địa phương, Joseph Rayyappu và chính quyền đón tiếp.

Buổi cầu nguyện tiếp đó được cử hành bằng 3 thứ tiếng: Anh, Singalais và Tamil. Vì nhà thờ nhỏ, nên lớn các tín hữu tham dự buổi cầu nguyện từ các khu vườn bên ngoài. Có một khu vực riêng dành cho các vị sư phật giáo đến tham dự buổi cầu nguyện.

Trong lời chào ĐTC, Đức GM sở tại đã gợi lại lịch sử đền thánh Đức Mẹ Madhi và cho biết Đền thánh này vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc khơi dậy và nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và tu sĩ. Và mỗi năm vào dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác lên trời, hơn 600 ngàn tín hữu từ các nơi vẫn đề đây hành hương kính Đức Mẹ. Cũng vậy có đông đảo tín hữu đến kính viếng vào những dịp lễ khác và cuối tuần.

Tiếp đến mọi người đã nghe đọc bài Tin Mừng theo Thánh Mathêu về các mối phúc thật: Phúc cho những người sầu khổ vì họ sẽ được an ủi. Phúc cho những người xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những người bị bách hại vì lẽ công chính, vì nước trời là của họ (Mt 5,4.9-10).

Bài giảng của ĐTC

Trong bài giảng tại buổi cầu nguyện, ĐTC ghi nhận sự kiện, tại Đền thánh này, mọi người Sri Lanka, dù là thuộc sắc tộc Tamil hay Singalais, đều cảm thấy như ở nhà mình, cảm thấy an ninh như một gia đình trong nhà của Mẹ. Nơi đây cũng có sự hiện diện của các gia đình từ nam chí bắc, những gia đình đã chịu nhiều đau khổ, gợi lại thời kỳ chiến tranh đẫm máu tại Sri Lanka.

Từ thời kỳ đầu của Kitô giáo ở đất nước này, các tín hữu đã cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ nh[o bé này và ngày nay vẫn con tiếp tục. Mẹ là mẹ của đông đảo các gia đình đang tìm kiếm một cuộc sống an bình. Mẹ Maria bảo vệ nhân dân Sri Lanka khỏi những nguy hiểm quá khứ và hiện tại. Mẹ luôn gần gũi Chúa Con chịu đóng đanh và gần các con cái Sri Lanka của mình.

ĐTC nói: ”Ngày hôm nay tại đây có những gia đình đã chịu đau khổ rất nhiều trong cuộc xung đột lâu dài, tạo ra vết thương lớn trong con tim Sri Lanka. Nhiều người, từ bắc chí nam, bị giết trong bạo lực kinh khủng và đẫm máu trong những năm ấy. Không người Sri Lanka nào có thể quên những biến cố bi thảm gắn liền với chính nơi này, hoặc ngày đau buồn khi tượng Đức Mẹ đáng kính, có từ thời các tín hữu Kitô đầu tiên đến Sri Lanka, bị đưa ra khỏi đền thánh Đức Mẹ.”

Dầu vậy, ĐTC mời gọi các tín hữu hãy cảm tạ Đức Mẹ vì Mẹ luôn mang Chúa Giêsu cho chúng ta và luôn ban cho chúng ta sức mạnh để tái lập an bình trong tâm hồn chúng ta. Sau bao nhiêu oán thù, bao nhiêu bạo lực và tàn phá, chúng ta hãy cảm tạ Mẹ, vì Mẹ tiếp tục mang Chúa Giêsu cho chúng ta, chỉ có Chúa mới có thể chữa lành những vết thương còn rộng mở và tái lập an bình cho những con tim bị tan vỡ.

ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Chỉ khi nào, dưới ánh sáng của thập giá, chúng ta hiểu được sự ác mà chúng ta có khả năng thực hiện, và thậm chí còn tham gia vào đó nữa, thì chúng ta mới có thể cảm thấy hối hận và thống hối thực sự. Chỉ khi ấy chúng ta mới có thể lãnh nhận ơn đến gần nhau với tâm tình thống hối chân thành, trao ban và đón nhận tha thứ. Chúng ta hãy cầu xin ơn từ bi của Chúa, ơn đền bù các tội lỗi và bao nhiêu sự ác mà đất nước này đã từng trải qua.

Sau cùng, ĐTC mời gọi các tín hữu cầu xin Mẹ Maria tháp tùng tất cả mọi người, Tamil cũng như Singalais, trong công cuộc tái tạo hiệp nhất mà mọi người mong muốn. Ngài nhắc nhớ rằng trong tư cách là anh chị em với nhau, chúng ta luôn có thể đi về nhà Thiên Chúa trong một tinh thần đổi mới hòa giải và huynh đệ.

Buổi cầu nguyện kết thúc với kinh Lạy Cha và phép lành của ĐTC. Ngài cầm tượng Đức Mẹ Madhu và vẽ hình Thánh Giá trên các tín hữu. Ban quản đốc Đền thánh cũng tặng ĐTC pho tượng nhỏ bản sao tượng Đức Mẹ Madhu. Ngài cũng dâng tặng tượng Đức Mẹ xâu chuỗi quí giá và cúi đầu cung kính cầu nguyện.

Rồi ngài trở lại sân bay trực thăng gần đó để về thủ đô Colombo vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

G. Trần Đức Anh OP

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch