Với hàm lượng các chất dinh dưỡng, vitamin dồi dào và đa dạng, mật ong từ lâu đã được xếp vào hàng “thần dược” giúp các bạn chống lại nhiều loại bệnh khác nhau.

Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều, và sai đối tượng mật ong có thể trở thành thuốc độc có thể gây nguy hiểm.

Sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tử vong, mật ong, dạ dày, chăm sóc sức khỏe
Mật ong kết hợp đậu phụ gây đông cứng trong dạ dày gây khó thở, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong nhanh hơn.

Kỵ đậu phụ

Trong Đậu phụ (tàu hũ) thường có thạch cao và trong Mật ong thì có đường.

Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày gây khó thở, hụt hơi rồi hôn mê. Đặc biệt, nếu mắc bệnh tim mạch, thời gian dẫn đến tử vong có thể nhanh hơn.

Không những thế, khoáng chất, protein thực vật, axit hữu cơ trong đậu phụ nếu kết hợp với enzym trong mật ong sẽ xảy ra phản ứng sinh hóa bất lợi cho sức khỏe.

Kỵ với cua

Nếu dùng chung hai thứ sẽ kích thích đường ruột, và dễ gây tiêu chảy, thậm chí trúng độc, cho nên không nên ăn chung.

Không nên dùng với lá hẹ

Sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tử vong, mật ong, dạ dày, chăm sóc sức khỏe
Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ nhưng chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định.

Theo dân gian, trẻ nhỏ bị ho thường dùng mật ong và lá hẹ hấp lên lấy nước cho uống. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Nó chỉ có tác dụng nếu hệ tiêu hóa của em bé tương đối ổn định. Hẹ có hàm lượng vitamin C phong phú.

Tuy nhiên, nếu kết hợp với mật ong có thể gây tiêu chảy.

Mật ong kỵ với cá chép

Nếu vô tình trong món ăn nào đó, bạn kết hợp mật ong và cá chép là không tốt, cơ thể có thể bị trúng độc ngay.

Mật ong kỵ với cây thì là

Mật ong và cây thì là, nếu vô tình kết hợp chúng trong một món ăn nào đó sẽ không tốt, có thể gây tổn thương gan, sưng hoặc đau mắt đỏ.

Mật ong và cơm

Nghe có vẻ rất khó hiểu vì cơm vốn dĩ mát, lành chúng ta vẫn ăn hằng ngày.

Còn mật ong lại bổ dưỡng. Nhưng sự thật, mật ong ăn cùng cơm có thể làm bạn bị đau dạ dày.

Mật ong không nên pha với nước đun sôi

Mật ong có thể uống chung với nước ấm rất tốt cho cơ thể. Nhưng nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt.

Mật ong có hàm lượng enzyme, vitamin và khoáng chất phong phú.

Nếu hòa lẫn với nước sôi, sẽ không thể duy trì được màu sắc, vùi vị tự nhiên, mà còn phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Nhiệt độ nước tốt nhất để hòa cùng mật ong là 35 độ C.

Mật ong kỵ với hành tây

Mật ong kết hợp với hành tây sẽ khiến cho axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, nảy sinh phản ứng hóa học có hại, hoặc sản sinh chất có độc, kích thích dạ dày gây tiêu chảy.

Sức khỏe, làm mẹ, chăm con, nuôi con, gia đình, hôn nhân, hạnh phúc, tử vong, mật ong, dạ dày, chăm sóc sức khỏe
Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.

Lưu ý:

- Không nên dùng mật ong cho các trường hợp đang bị tiêu chảy hoặc đầy bụng.

- Do mật ong có tác dụng giãn mạch máu nên những ai bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch dưới da thì không nên sử dụng sử dụng mật ong.

- Khi mật ong xuất hiện bọt khí thì tuyệt đối không sử dụng nữa! Nguyên nhân là do trong mật ong chứa một lượng đường khá lớn nên có tính chất hút nước. Do sơ suất trong bảo quản, lượng nước này có thể tăng lên và nếu vượt quá 20% thì nó sẽ khiến nấm men phát triển nhanh. Cuối cùng, các thành phần chất dinh dưỡng có trong mật ong đều sẽ bị phân giải hết.

- Không nên đựng và bảo quản mật ong trong đồ kim loại vì mật ong có rất nhiều axit hữu cơ và đường. Dưới tác dụng của men, một phần các chất này sẽ biến thành axit etylenic có khả năng ăn mòn bề ngoài kim loại, làm tăng hàm lượng chất này trong mật ong.

Trong khi đó, một khi thành phần dinh dưỡng của mật ong đã bị phá huỷ, chúng mình sẽ dễ bị ngộ độc với các biểu hiện như lợm giọng, nôn mửa.

phunutoday.vn

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch