Ai đó đã từng nói rằng: “Sống không phải là chờ giông bão qua đi, mà là học cách khiêu vũ trong mưa gió”. Câu nói này thể hiện một triết lý sống bình an và thái độ lạc quan, vững vàng trước mọi hoàn cảnh của cuộc đời.

Bình an vừa là sự biểu hiện của nhân cách, vừa là mục tiêu mà bao người ước ao có được, nhất là trong thế giới ồn ào, hối hả và bất ổn ngày nay.

Ni_Su_Huong_NhuTrưa ngày 31.01.2015, tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận TP.HCM, đã diễn ra Chuyên đề thứ 213: “SỐNG AN LẠC 365 NGÀY”, do Sư Cô Thích Nữ Hương Nhũ, Giảng viên Học viện Phật Giáo Việt Nam, ủy viên Ban Hoằng Pháp Trung Ương, chủ trì Chùa Thiên Quang, thị xã Dĩ An, Bình Dương, thuyết giảng. Thành phần khách mời gồm có Thượng Tọa Ven Yeshi, đến từ nước Bhutan; Đại Đức Thích Nguyên Từ; Đại Đức Thích Minh Luận; Quý Sư cô là Ni sinh Học viện Phật Giáo Việt Nam; Lm. Antôn Lê Quang Trinh, Dòng Chúa Thánh Thần cùng hơn 200 tham dự viên. Linh mục Luy Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Mục vụ TGP. TP.HCM đã hiện diện và có đôi lời chào đón các vị khách mời và các anh chị em thuộc tôn giáo bạn, cách trân trọng và quý mến.

Với giọng nói nhẹ nhàng, bình an và dẫn chứng bằng những câu chuyện đầy xúc động, sư cô Thích Nữ Hương Nhũ đã chia sẻ bài nói chuyện cách thuyết phục và ấn tượng.

An lạc là gì?

Hạnh phúc là sự mãn nguyện về điều gì đó, còn an lạc là một trạng thái tinh thần cao hơn, an nhiên, tự tại. Sống không phải là đi đến một nơi hạnh phúc mà là trải nghiệm trên từng bước của con đường mang tên hạnh phúc. Trong mọi hoàn cảnh sống, con người đều có thể có an lạc, nếu biết tránh tham lam, sân si, mê muội, thuận theo lẽ tự nhiên và biết tu tập.

Để tâm thân an lạc, trước hết phải có khẩu an lạc (cần biết những điều đáng nói và không nên nói) và ý an lạc (giữ suy nghĩ cho trong sạch, ngay thẳng).

Tâm thân chỉ an lạc khi không đặt vào chỗ tranh chấp, không bám víu vào những thứ vô thường, chóng qua; chấp nhận việc mình làm lẫn hậu quả của nó; chấp nhận việc tốt lẫn việc xấu xảy đến trong cuộc đời; chấp nhận ca ngợi và phiền trách, thương và ghét, vui và giận đều cùng một thể.

Trong thuyết nhà Phật, an lạc và giải thoát đi đôi với nhau.

An lạc hạnh phúc tại tâm

Người tham sân hận, si mê là người dễ đánh mất sự bình an và hạnh phúc của chính mình, đồng thời cũng gây mất bình an cho người khác. Sự nóng vội trong lời nói và hành động, dễ khiến cho người khác bị tổn thương.

Sự tham lam bắt đầu từ lòng “muốn có” của mỗi người. Thường thì không ai nhận mình là người tham, nhưng nếu xét mình thật kĩ người ta sẽ thấy không ai là không tham cả, chỉ có tham nhiều hay tham ít mà thôi. Để an lạc, hãy coi chừng lòng tham ngay trong chính bản thân mình.

Người sợ hãi hay hoài nghi, sống không có niềm tin; người tích lũy hay hoang phí cũng là những người luôn đặt tâm vào chỗ bất an, xáo trộn.

Người có an lạc là người thích nghi hoàn cảnh, không nóng vội sân si hay tham lam, biết yêu thương, thể hiện lòng tốt đối với người khác, có lòng bao dung và tha thứ. Tuy nhiên, để bao dung và tha thứ được, người ta phải có trí tuệ và bản lĩnh.

Muốn an lạc phải tu tập trí tuệ; có trí tuệ để thấu hiểu; hiểu để cảm thông, tha thứ; hiểu để tiếp tục yêu thương và có an lạc trong tâm hồn.

Cuộc sống của con người ở trần gian này là địa ngục hay thiên đàng là do thái độ sống, do tâm của mỗi người có hòa hợp và yêu thương nhau không.

Làm thế nào để có an lạc hạnh phúc?

Chỉ mong muốn mà không hành động thì mãi mãi vẫn không có sự bình an trong tâm hồn. Con người không bao giờ thoát khỏi khổ đau nếu không biết tu tập. Có nhiều phương pháp tu tập để tâm thân an lạc:

Tỉnh thức: Đời sống tỉnh thức quyết định cuộc đời có hạnh phúc an lạc hay không. Sự thức tỉnh trong tâm hồn sẽ tạo ra sự tự do và niềm hạnh phúc miên viễn trong mỗi con người và tha nhân. Các tôn giáo lớn đều chú trọng đến yếu tố tỉnh thức như một chìa khóa để con người đạt đến sự an nhiên, tự tại. Ấn Độ giáo gọi là ​tỉnh thức, Chúa Giêsu gọi là ​cứu rỗi, còn Phật giáo thì gọi là giải thoát.

Thiền: Ngày nay, thiền đã trở nên phổ biến không chỉ cho những người bình thường mà còn được hướng dẫn cho những bệnh nhân, những người khuyết tật hay những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Thiền đã tâm yên tịnh, hiểu mình và hiểu người hơn. Chính thiền giúp cho con người vượt qua kéo người ta đến gần nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Để an lạc hạnh phúc phải hạnh phúc trong từng hơi thở, an lạc trong từng phút giây. Có một giây phút an lạc mới có một giờ an lạc, một ngày an lạc, một tuần an lạc, một năm an lạc… Quán niệm theo hơi thở vào ra, chính là tỉnh thức tuyệt vời trong cuộc sống.

Phá bỏ những gì cố hữu; năng nghe thuyết pháp, chuyển hóa cảm xúc và sống tri ân trong các mối tương quan thiêng liêng, gia đình và xã hội, là những bước tiến vững vàng trên đường tu tập. Biết đón nhận những trở ngại trong cuộc sống cũng là cách để thử thách trình độ tu tập của bản thân.

Việc tu tập để an lạc hạnh phúc là không dễ, cần có bản lĩnh và quyết tâm. Con đường mòn được tạo là do được đi lại rất nhiều lần.

Chìa khóa để an lạc tâm thân là sống chậm; quan sát, lắng nghe; yêu thương và chia sẻ.

Cuộc sống là một chuỗi lựa chọn và chịu trách nhiệm về những lựa chọn đó. Hãy chọn cho mình một thái độ sống đúng đắn, để có thể đi trong giông bão của cuộc đời, với sự an lạc hạnh phúc trong tâm hồn.

J. Trần

Chương Trình Chuyên Đề

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch