Giá dầu giảm sâu, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại, kinh tế Mỹ, trái lại, tăng trưởng tích cực là vài nét chính trong chân dung kinh tế toàn cầu năm 2015, theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, bình luận và phân tích kinh tế nói với BBC hôm 24/12.

Hoàn tất đàm phán kỹ thuật gia nhập TPP, GDP tăng cao, lạm phát thấp, nhưng nợ công chạm trần, cạn kiệt ngân sách là một số khía cạnh phản ánh bức tranh kinh tế Việt Nam năm nay, vẫn theo các chuyên gia, trong đó, năm 2016 sẽ là một năm mà thách thức đi mạnh mẽ bên cạnh các cơ hội.

Trao đổi với BBC Việt ngữ hôm thứ Năm, PGS. TS Phạm Thế Anh, trưởng Bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân của Việt Nam, đánh giá tổng quan về kinh tế thế giới.

Ông nói: "Kinh tế thế giới trong năm 2015 thực sự là nhiều yếu tố thiếu chắc chắn và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn. Đối với những nước phát triển, ngoại trừ Mỹ có tăng trưởng tương đối tốt, còn đối với khu vực châu Âu thì có sự hồi phục nhẹ, còn lại các nước khác, thí dụ như Nhật Bản thì đều có tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng của hồi đầu năm.

"Tăng trưởng 2015, cũng như triển vọng tăng trưởng 2016 của kinh tế xuống thấp hơn dự báo.

"Còn lại các nước đang phát triển, hay khối như khối Bric chẳng hạn, thì ngoại trừ Ấn Độ ra, các nền kinh tế lớn khác trên Thế giới như Trung Quốc hay là Nga thì đều có tăng trưởng âm, hoặc tăng trưởng rất thấp so với kỳ vọng hồi đầu năm. Ảnh hưởng kinh tế thế giới phần nào ảnh hưởng đến kinh tế trong nước (Việt Nam).

"Thứ hai là hiện tượng giá dầu mỏ, cũng như giá nguyên vật liệu thô trên thế giới giảm, giảm rất mạnh, cái này cũng ảnh hưởng đến kinh tế trong nước. Nhìn chung thì kinh tế thế giới 2015 tăng trưởng thấp hơn so với kỳ vọng và triển vọng 2016 thì nó xấu hơn so với những dự báo trước đây."

Ảnh hưởng cạnh tranh

Bình luận về các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2015 tới nền kinh tế Việt Nam, PGS. TS. Phạm Thế Anh nói tiếp:

"Ngoại trừ Mỹ có tăng trưởng tốt, trong khi đó các nền kinh tế khác đều có tăng trưởng thấp và xấu, cái này khiến cho đồng đô-la Mỹ lên giá so với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.

Kinh_te_VN_22015Kinh tế Việt Nam năm 2015 tăng trưởng khoảng 6,6%-6,7% cao hơn mức 5,98% năm 2014.

"Trong khi đó, Việt Nam lại theo đuổi chính sách leo tỷ giá đồng Việt Nam vào đồng đô-la Mỹ, do vậy khiến cho sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm đi rất nhiều.

"Bởi vì đồng Việt Nam tương đối neo chặt vào đồng đô-la Mỹ, do vậy nó lên giá so với những đồng tiền khác, cái này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.

"Ảnh hưởng thứ hai cũng khá nghiêm trọng đối với Việt Nam đó là giá dầu mỏ, cũng như giá vật liệu trên thế giới giảm mạnh, khiến cho ngân sách của Việt Nam, đã xuống rồi, thì bây giờ thêm một cú sốc giá giàu mỏ nữa.

"Nó làm cho triển vọng ngân sách, thu ngân sách của Việt Nam xấu đi rất nhiều và ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách, cũng như nợ công, gánh nặng nợ công của Việt Nam.

"Ngoài ra xu hướng giá nguyên vật liệu giảm cũng khiến cho lạm phát ở Việt Nam thấp đi. Ví dụ trong năm 2015, số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam vừa công bố, lạm phát của Việt Nam trong năm 2015 chỉ là 0,6% thôi, rất là thấp. Cái này khiến cho thu thuế của Việt Nam giảm đi, đặc biệt thu thuế VAT."

Hồi phục diện rộng

Về kinh tế của Việt Nam trong năm 2015, PGS. TS. Phạm Thế Anh bình luận:

"Trong năm qua, có mấy sự kiện đáng nổi bật như sau, thứ nhất là sự hồi phục kinh tế, hồi phục kinh tế đã diễn ra trên diện rộng hơn, tức là trên nhiều ngành nghề hơn, nhưng đáng chú ý nhất vẫn là hồi phục ở ngành xây dựng và những ngành liên quan kinh doanh bất động sản, nó hơi chênh lệch so với những ngành khác.

Ngành sản xuất có hồi phục so với năm trước, nhưng không phải là quá cao, và mức hồi phục của cả nền kinh tế thì chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản.

"Triển vọng tăng trưởng cả năm 2015 có thể đạt ở mức khoảng 6,6% đến 6,7% cho cả năm 2015, mức này là mức cao hơn so với kỳ vọng đầu năm, tuy nhiên gần đây, chỉ số quản trị nhà mua hàng (chỉ số PMI) của Việt Nam, đối với ngành sản xuất của Việt Nam, thì lại xấu đi; trong ba tháng gần đầy đều ở dưới ngưỡng 50 điểm, tức là ngưỡng trung lập.

"Nó phản ánh triển vọng kinh tế trong những năm sau có vẻ là xấu đi, không được tốt như những tháng đầu năm hay gữa năm, cái này có thể phản ánh đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế Việt Nam có thể là hụt hơi. Đó là cái lo ngại.

"Thế còn vấn đề khác như là thương mại hay đầu tư quốc tế, thì nó chưa có gì nổi bật cả, mặc dù trong năm qua Việt Nam đã hoàn thành đàm phán hợp tác thương mại tự do với EU hay TPP, hay là Việt Nam - Hàn Quốc, thì hàng loạt hiệp định thương mại tự do đã ký kết, hoặc đã hoàn thành đàm phán, tuy nhiên tác động tích cực chưa đến ngay, mà nó có thể trong một hai năm tới.

"Tuy nhiên thì Việt Nam có tận dụng được các cơ hội đó hay không, thì nó là một câu chuyện khác," chuyên gia kinh tế vĩ mô Phạm Thế Anh nêu quan điểm.

Nợ và nợ công

Cũng hôm 24/12, Tiến sỹ Bùi Trinh, một chuyên gia kinh tế khác từ Việt Nam nhấn mạnh với BBC điều mà ông gọi là 'khó khăn' về vấn đề nợ của quốc gia nói chung trong đó có nợ công, và nợ ở khu vực doanh nghiệp của Việt Nam trong năm 2015 và có thể sang năm 2016.

No_va_nocongNợ và nợ công vẫn còn là một khó khăn to lớn của Việt Nam, theo ý kiến chuyên gia kinh tế.

Ông nói: "Không nói riêng nợ công, nợ của quốc gia, nợ của các loại hình doanh nghiệp, nợ là một khó khăn, cực kỳ khó khăn.

"Hiện nay, theo như số liệu của điều tra thống kê đến năm 2011, cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu, thì khoảng 3 đồng nợ, đến năm 2012, 2013, 2014 thì tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước nó giảm đi.

"Theo một báo cáo mới đây nhất, nó giảm xuống còn 1/5 trên 1, tức là việc giảm nợ của doanh nghiệp nhà nước như thế là tốt, nhưng mà việc giảm nợ này nó lại chuyển sang thành phần doanh nghiệp tư nhân, lúc đó, tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân nó lại tăng lên. Cho nên vấn đề nợ và nợ công là vấn đề đáng lo nhất năm 2016 và đến năm tiếp theo."

Trong cuộc Tọa đạm bàn tròn hôm 22/12 nhìn lại các sự kiện thời sự nói chung với thế giới và Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ, chuyên gia chính sách công từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng bình luận về vấn đề nợ công và ngân sách của Việt Nam trong năm 2015.

PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói: "Nợ công và ngân sách của Việt Nam, các chính khách cũng phát biểu trong thời gian vừa rồi, nói là cạn kiệt ngân sách và nợ công có thể (liên quan) rất nhiều thế hệ sau.

"Cái này nói lên vấn bao trùm lên kinh tế của Việt Nam trong năm nay và những năm tới, bởi vì cái không vững chắc của Việt Nam

"Rõ ràng đây là có rất nhiều vấn đề mà Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng như các tổ chức khác cảnh báo là lấy đâu nguồn lực để mà phát triển, thì đấy là những thách thức đặt ra cho kinh tế Việt Nam trong năm tới."

Thách thức, cơ hội

Bình luận về thách thức và cơ hội với kinh tế Việt Nam trong năm 2016, từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), nói:

"Năm 2016, đối với Việt Nam, là năm bắt đầu của cộng đồng kinh tế Asean, có nghĩa là thị trường nội địa của Việt Nam không còn là thị trường riêng của các doanh nghiệp Việt Nam, mà hàng hóa của các nước Asean sẽ tràn vào thị trường Việt Nam và mở ra các cơ hội về xuất khẩu thì ít, nhưng mà đưa ra những các thách thức rất rõ ràng, khắc nghiệt đối với các hàng hóa của Việt Nam trên thị trường nội địa.

"Kịch bản xấu nhất là nếu như các doanh nghiệp Việt Nam không năng động, không đẩy mạnh được xuất khẩu đi sang các nước khác, thì lại có thể làm mất ngay thị phần ở trên thị trường trong nước. Và lúc bấy giờ, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu một sức ép rất nặng nề.

"Về năm 2016, cũng là năm tổ chức Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, bầu ra lãnh đạo mới, sau đó thì tháng Năm sẽ bầu ra Quốc hội, rồi sau đó sẽ có chính phủ mới và lúc bấy giờ chúng ta thấy rằng trong 6 tháng đầu năm, sự chỉ đạo của bộ máy của Việt Nam đứng trước một sự chuyển giao và chúng ta hãy chờ xem rằng là sự chỉ đạo đó, đối phó lại với tình hình kinh tế của Việt Nam như thế nào.

"Cái thách thức mà bộc lộ rõ đối với Việt Nam trong năm 2016 đó là làm sao phản cân bằng được ngân sách, giảm được bội chi ngân sách, đặc biệt là giảm tình trạng chi thường xuyên nuôi một bộ máy song hành là từ nhà nước, còn có Quốc hội, gồm có Chính phủ, lại có bộ máy của Đảng, lại có bộ máy của các tổ chức quần chúng như là công đoàn, thanh niên, phụ nữ v.v...

"Và cái chi tiêu đó hiện nay lên đến 71% tổng số chi ngân sách là quá lớn. Việt Nam cũng cần phải nỗ lực để cải cách thể chế, cải cách hành chính, làm sao cho bộ máy của Việt Nam tương thích với bộ máy của các nước trong khu vực, và làm sao giảm được chi phí về thời gian và tiền bạc đối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được ngang ngửa đối với các nước trong cộng đồng kinh ế Asean.

"Và tôi hy vọng rằng đứng trước những thách thức, thì người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ vùng dậy và sẽ tự đổi mới và sẽ cương quyết trong hành động cải cách để có thể đạt được một vị thế về năng lực cạnh tranh, về hiệu quả, về năng suất lao động xứng đáng trong cộng đồng kinh tế Asean," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC.

BBC Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch