CN3__PSCChúa nhật 3 Phục sinh, Năm C

Ga 21, 1-19

Sau khi sống lại, đây là lần thứ ba Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ. Hai lần trước, Người hiện ra với các ông tại nơi các ông ẩn náu vì lo sợ người Dothái bách hại.

Lần này trên Biển hồ Tibêria, nơi Phêrô và các môn đệ khác đang thả lưới chài cá. Tin mừng hôm nay không chỉ nói đến việc Chúa Giêsu hiện ra, cùng ăn uống sinh hoạt với các môn đệ, mà còn là việc tập trung vào hai nhân vật quan trọng mà một đại diện cho tình yêu và một đại diện cho thủ lãnh gánh vác trọng trách của Giáo hội sau này, đó là tông đồ Gioan và Phêrô.

Gioan – môn đệ của Tình yêu

Lời Chúa hôm nay một lần nữa giúp chúng ta hiểu rõ hơn về con người Gioan và lý giải tại sao ông lại có biệt danh là “người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến”.

Trước hết chúng ta thấy cuộc đời của Gioan luôn gắn kết mật thiết với cuộc đời của Chúa Giêsu, với Mẹ Maria và với Giáo hội thời sơ khai. Ông là một trong những môn đệ đầu tiên bước theo Chúa Giêsu và cũng là người được ưu ái chứng kiến những biến cố xảy ra trong suốt hành trình bước theo Thầy chí thánh. Từ biến cố Hiển dung cho đến bữa tiệc ly; từ cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu, đứng dưới chân thập giá để nhận lời Chúa Giêsu giao phó Mẹ Maria cho mình đến biến cố Chúa Phục sinh và hôm nay, chính ông là người “phát giác” ra sự hiện diện của Chúa và cũng là đối tượng để gắn kết cuộc nói chuyện giữa Chúa Giêsu với Phêrô. Điều gì đã khiến cho Gioan có được sự bén nhậy như thế? Câu trả lời hết sức giản dị, đó chính là tình yêu! Vâng, với Gioan thì quả đúng như vậy thật. Trong các tác phẩm của mình, Gioan đã đem hết lòng say mê và sự nhậy cảm của tâm hồn để diễn tả về Thiên Chúa mà một trong ba kiểu diễn tả đó chính là “Thiên Chúa là Tình yêu” (x. 1Ga 4,8). Khi diễn tả về một Thiên Chúa là Tình yêu, Gioan cho thấy đây không phải là một khái niệm trừu tượng khó hiểu nhưng là một sự diễn tả hết sức cụ thể và cô đọng. Tình yêu đó được thể hiện qua việc Con Thiên Chúa mặc lấy xác phàm, trở nên của lễ đền tội và mang lại sự sống cho nhân loại.

Gioan tỏ ra là một con người rất bén nhậy với những dấu lạ. Nếu ở Chúa nhật trước chúng ta thấy trong khi Phêrô và Maria Mácđala nhìn thấy sự kiện ngôi mộ trống rỗng và theo đuổi với những ý nghĩ rất riêng tư thì Gioan, trái lại, ông đã nhìn sự kiện đó không chỉ bằng “lý lẽ của con tim” mà còn là lối suy lý của khối óc tài ba. Hôm nay cũng vậy. Phêrô cũng như các môn đệ khác đang mệt nhọc vì một đêm thả lưới mà chẳng có một con cá nào mắc lưới. Các ông cũng chẳng quan tâm đến sự hiện diện của một “ông khách” nào đấy đang đứng trên bờ vừa chỉ chõ vừa cười nói, gợi chuyện với các ông và còn chỉ cho các ông thả lưới xuống bên phải mạn thuyền để bắt cá. Có điều hết sức đặc biệt là Phêrô cũng như các môn đệ đã không dựa vào kinh nghiệm cũng như tài đánh bắt cá của mình để cười nhạo vị khách đang đứng trên bờ thao thao bất tuyệt kia rằng: ông chả biết gì về nghề biển cả, chỗ này là bờ, chúng tôi đang giặt lưới. Cả đêm chúng tôi phải chèo chống ra xa khơi mà còn chả được mống cá nào huống là ở bờ, có mà hốt cát thì có, vân vân và vân vân… Trái lại các ông âm thầm làm theo mà nhờ đó phép lạ xuất hiện.

Mẻ cá lạ lùng cho thấy rằng các môn đệ tự sức mình không thể làm được gì nếu không biết nhờ vào Đấng Phục sinh, nhờ và Lời của Người. Và khi nhìn thấy mẻ cá lạ lùng đó, trong khi Phêrô cũng như các môn đệ khác có lẽ đang nghĩ rằng ông khách kia quả là một ngư phủ dày dạn kinh nghiệm thì Gioan thầm ghé tai Phêrô nhắc nhỏ : “Chúa đó!”. Gioan một lần nữa lại cho chúng ta thấy rằng để nhìn ra Đấng Phục sinh, người môn đệ cần phải nuôi dưỡng bằng tình yêu và bằng một trực giác chiêm niệm mà mắt thường không thể nào nhận ra được. Nói như thánh Peter Chrysologue, thì sự bén nhậy của Gioan chính là sự bén nhậy của “kẻ được yêu” và “con mắt tình yêu thì tinh tường hơn và kẻ được yêu cũng cảm nhận cách sắc bén hơn”.

Phêrô- người chăn dắt đoàn chiên Giáo hội

Từ sau cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta thấy có ít nhất hai lần Phêrô đi ra khỏi nơi hầm trú. Một lần sau khi được Maria Mácđala cho biết tình trạng ngôi mộ của Chúa, ông và Gioan đã vội vã chạy đến mộ Chúa và trở thành chứng nhân đầu tiên chứng kiến ngôi mộ trống và lần này, chính ông là người chủ động khởi xướng chuyện đi biển để bắt cá và tại đây ông và các môn đệ được Chúa hiện đến và, quan trọng hơn, chính ông là người được Chúa trao phó nhiệm vụ chăm sóc Giáo hội.

Trên biển hồ Tibêria, Phêrô cho thấy ông là một con người rất can trường, lăn xả và tận tình với công việc. Khi nghe Gioan mách nhỏ “vị khách” đang đứng trên bờ là “Chúa đó”, ông vội vàng lấy áo mặc vào rồi nhảy xuống biển để vào gặp Người. Có thể nói khi được mẻ lưới đầy cá như thế, Phêrô vẫn chưa “ngộ” ra điều gì, tâm trí ông lúc đó vẫn không có gì liên tưởng giữa ông khách trên bờ với Thầy mình. Chính vì thế, chúng ta thấy Phêrô có lẽ đang say mê với mẻ cá hay đang âm thầm khâm phục con mắt “rành nghề” của ông khách kia, mà chẳng để ý, chẳng thắc mắc gì cả cho đến khi được Gioan gợi nhắc. Câu nói của Gioan làm cho ông thức tỉnh và tin tưởng. Hành động nhảy ùm xuống biển của Phêrô được thánh Peter Chrysologue lý giải như là một hành vi “muốn rửa sạch các vết nhơ vì đã chối Thầy đến ba lần” và vì ông là tông đồ trưởng nên hành vi này cũng được xem là hành vi của “kẻ sám hối đầu tiên”.

Chính Phêrô là người nghe theo ông khách để thả lưới và giờ đây khi biết đích thực là Chúa, cũng chính ông là người cùng với các môn đệ kéo lưới vào tận bờ, gỡ từng con cá một để rồi trình cả thảy 153 con lên cho Chúa. Tại sao chỉ có 153 con mà không có ít hơn hay nhiều hơn? Có nhiều cách giải thích nhưng chúng ta chỉ dừng lại với cách giải thích mang tính thần học. Thời xưa, các nhà sinh vật học tìm thấy và xác định chỉ có 153 loài cá sinh sống trong biển khơi và vì thế, mẻ lưới mà Phêrô và các môn đệ bắt trọn vẹn 153 con cá là hình ảnh báo trước mẻ lưới của các ngài cũng sẽ tập hợp mọi dân tộc, mọi giống nòi trên toàn thể vũ trụ này trong cùng một Giáo hội duy nhất.

Để quy tụ mọi dân tộc, mọi giống nòi về một Giáo hội duy nhất, điều Chúa Giêsu muốn là phải có một người dẫn dắt đoàn chiên như lòng Chúa ước mong, người đó không ai khác, lại chính là Phêrô – vị tông đồ có không ít những lỗi lầm. Chúng ta thấy là, để được Đấng Phục sinh long trọng xác nhận tư cách là thủ lãnh để lãnh nhận sứ mệnh tông đồ đặc biệt thì điều kiện tiên quyết không phải là “văn hay chữ tốt”, “tài đức vẹn toàn” mà chỉ được gói gọn trong hai chữ “yêu mến” mà thôi : “Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”. Thật ra đây chính là điều kiện nền tảng để có thể chu toàn sứ mệnh mà Chúa trao phó bởi không có lòng yêu mến, công việc của người mục tử cũng như của tất cả chúng ta dù thành công cũng chỉ điểm tô, đánh bóng cho cá nhân của mình; trái lại, với lòng yêu mến, chúng ta sẽ thấy bất cứ công việc nào cũng mang đến một giá trị cao cả không chỉ cho chính đương sự mà còn mưu ích cho nhiều người. Chính vì thế, Chúa Giêsu đã phải hỏi Phêrô đến ba lần - có thể là sự gợi nhớ ba lần ông chối Thầy mà cũng có thể theo thói quen thời đó, để chính thức uỷ thác cho ông nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên. Với nhiệm vụ này, Phêrô đã chu toàn. Phêrô đã đi theo thầy của mình trong quãng đời còn lại và đã lấy cái chết của mình để làm chứng về Thầy. Phêrô đã tham dự vào sứ mệnh của Thầy tức là tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của Chúa, đồng thời hiến dâng mạng sống mình cho anh em, cho đoàn chiên mà hôm nay chính Chúa Giêsu – Đấng Phục sinh, đã trao phó cho ngài.

Với mẻ cá lạ lùng, Đấng Phục sinh đã khai mở cho các môn đệ một cái nhìn mới về nhiệm cục cứu rỗi: không có Đấng Phục sinh, hành trình ra khơi của Giáo hội, của Phêrô hay của bất cứ ai cũng chỉ là một đêm dài vất vả, trở về trong ánh bình minh nhợt nhoà mà thuyền đánh cá vẫn không có con cá nào, thuyền vẫn nhẹ tênh sau đêm dài vô tận. Chỉ khi nào chúng ta nghe được tiếng nói của Đấng Phục sinh và mau mắn đáp lại trong tình yêu và sự phó thác, khi đó sự nghiệp ra khơi của Giáo hội, của mỗi người chúng ta mới mang về những mẻ cá ngập thuyền. Vâng, chỉ có Đấng Phục sinh chứ không ai khác mới có thể dẫn dắt chúng ta ra khơi trong sự mạo hiểm, đồng thời gợi mở cho chúng ta những điều kiện tiên quyết để đạt đến bến bờ hạnh phúc.

Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch