Divine_Mercy_Image_small_art‘Ta cần lòng nhân chứ không cần hy tế’. Sống nhân từ thật sự là một cuộc luyện tập.  Những người Pharisêu thấy vậy bèn nói với các tông đồ, “Sao Thầy của các ông ăn uống với phường thu thuế và tội lỗi?”.

Ngài nghe thế liền nói, “Những người lành lặn thì không cần thầy thuốc, chỉ những người bệnh tật mới cần. Hãy đi và học điều này: ‘Ta cần lòng nhân chứ không cần hy tế’. Ta không đến để kêu gọi những người ngay chính, mà là kêu     gọi những người tội lỗi”. (Mt 9,11-13)

Thiên Chúa, là Đấng nhân từ, đòi hỏi chúng ta lòng nhân từ. Đây là 56 cách để sống lòng nhân từ trong Năm Thánh này. Ta hãy chọn ngẫu nhiên một điều và tập sống hoàn thiện nó.

1. Chống lại cám dỗ chế nhạo, mỉa mai người khác; nó đi ngược lạivới lòng nhân từ. “Ôi, lạy Thiên Chúa, hãy bảo vệ môi miệng con; hãy canh giữ miệng lưỡi con!” (Tv 141,3)

2.  Hạn chế quyền sở hữu: chia sẻ mọi vật với những người đang cần chúng.

3. Thăm hỏi những người đơn côi, ngay cả những người trong bà con, bạn bè, lối xóm… Có thể có những người mình đã xúc phạm họ.

4. Viết ra những lời tha thứ. Cho dầu không gửi chúng đi được, thì nhúng chúng vào nước thánh, cầu nguyện với Đức Giêsu xin tha thứ cho đôi bên, rồi đốt đi hoặc chôn chúng xuống đất.

5. Tập cách cầu nguyện lớn tiếng điều này: “Lạy Chúa của con, xin hãy chúc lành cho (nói tên người làm khổ mình) và xin thương xót con!”

6. Lên kế hoạch hành hương đến những nhà thờ trong vùng; cố gắng làm theo cách sống lòng nhân từ giống Chúa Giêsu ‘đón tiếp những người xa lạ’.

7. Thực hành một điều tốt, giúp ích cho một người mà mình không thích hay đã làm hại mình.

8. Quan tâm đến cách cư xử của mình hiện thời. Có làm gì để tự đề cao mình… mà làm cho người khác buồn không? Có cãi nhau, phê bình, chỉ trích nặng nề cho thỏa mãn cơn nóng giận của mình mà làm chạm tự ái người khác không? Có nói quá lời đụng chạm đến những thành viên trong gia đình, bè bạn, hoặc những người ta chỉ tiếp xúc qua bài vở, sách báo… những người gặp những điều kiện khó khăn hơn ta không?

9. Quảng đại để người khác giúp mình; những người mà họ mong được thực hiện nghĩa cử giúp người.

10. Nếu không muốn mình là gánh nặng cho người khác, hãy luôn nhận ra sai lỗi của mình và xin lỗi người khác.

 

11. Hãy tham gia những cuộc quyên góp trong giáo xứ để giúp đỡ cho những người nghèo khổ, thiếu thốn.

12. Dành thì giờ để cầu nguyện và suy ngẫm về một tính tốt của người gây khó khăn cho mình. Cũng làm như vậy đối với các thành viên trong  gia đình.

13. Gửi thiệp, hoa, quà tặng, lời chia sẻ đến những ai có người thân qua đời trong vòng 6 tháng. Bằng cách đó để giúp họ bớt đau buồn trong cuộc sống.

14. Tình nguyện giữ con giùm cho một bà mẹ hoặc một cặp vợ chồng cần đi công chuyện đâu đó.

15. Nấu một bữa ăn (hoặc mua thức ăn hợp vệ sinh) cho một bà mẹ mới sinh hoặc bận rộn nuôi con nhỏ, hay một người vừa mới có tang chế trong gia đình.

16. Giữ gìn miệng lưỡi.

17. Tình nguyện giúp đi mua những vật dụng linh tinh cần thiết cho những cha mẹ bận rộn hoặc những người già không thể đi ra khỏi nhà được.

18. Nếu bạn không thể thi hành việc dành thì giờ để ngồi nói chuyện với một người già trong hôm nay, hãy gửi tặng phẩm hiện kim cho giáo xứ để họ tổ chức người làm việc đó thay mình.

19. Nếu nhận được sự chia sẻ, thiết đãi hãy chọn phần nhỏ hơn.

20. Hãy nhớ lại ‘Thương người có 14 mối – thương linh hồn 7 mối, thương xác 7 mối’ và dạy cho con cái hiểu và thuộc chúng.

21. Thay vì mất kiên nhẫn với người nào hoặc chuyện gì, hãy cố lắng nghe họ. Xin Chúa cho ta ơn khôn ngoan, ‘một con tim hiểu biết’ như Vua Salomon đã xin.

22. Tình nguyện chở một người lớn tuổi đi lễ nhà thờ.

23. Nhớ lại một lần đã nhận được quà tặng trong nghi ngờ, hãy thực hiện cho một nguời khác giống như vậy.

24. Hãy cúp điện thoại, lắng nghe ai đó một lần chân tình, mặt đối mặt.

25. Hãy lựa chọn thức uống gì đó khác nước lã, cho những lần có người đang bỏ rượu tới thăm nhà.

26. Tranh thủ những cuộc bán hạ giá, mua những vật dụng cá nhân như kem đánh răng, xà bộng, dầu gội, vớ chân… tặng chúng cho những cuộc lạc quyên của giáo xứ, hoặc gói thành những gói quà để dành tặng cho những người cần chúng.

 

27. Đọc thông điệp ‘Thiên Chúa giàu lòng thương xót’ của ĐTC Gioan Phaolô II từng chút một, trong cả năm.

28. Tạo ra một nghi thức ngắn cuối ngày để tha thứ cho thành viên trong gia đình theo Kinh Thánh… “đừng để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn” (Ep 4,26).

29. Lên một danh sách những người mà chúng ta không thích. Và, mỗi ngày cầu cho họ một kinh.

30. Chọn một người để cười chào, thăm hỏi và nói chuyện, Người mà tên của họ không nằm trong danh sách bạn bè, người quen của ta.

31. Cho người khác một món đồ mà bạn thích và người đó cũng thích nó.

32. Lần hạt Mân Côi kính Lòng Thương Xót Chúa và cầu nguyện khi di hành hoặc khi đi và đến cơ quan làm việc.

33. Khi cảm thấy đối đãi nhân từ với người khác quá khó, hãy cầu nguyện.

34. Viết ra một bài diễn tả lòng biết ơn của bạn dành cho người bạn đời. Hãy uốn lưỡi hoặc đọc lại khi bạn có điều muốn chỉ trích người ấy lúc bạn thất vọng.

35. Học cách xét mình của Thánh Inhaxiô mỗi tối. Việc nhớ lại lòng Thương Xót của Chúa hằng ngày giúp ta học cách sống nhân từ hơn.

36. Đáp trả lại sự khêu khích bằng thái độ tôn trọng mà bạn muốn người ta cư xử với mình.

37. Học thuộc Kinh Lạy Cha và thực hành nó.

38. Dành vài phút trong tuần để vào một nhà thờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể; đơn giản chỉ ngồi đó với Chúa, Đấng giàu lòng Thương Xót. Nếu không làm được việc này, hãy suy ngẫm với Thánh Giá chuộc tội.

39. Dành ra một buổi cầu nguyện đặc biệt cho người mà bạn không thích nhất.

40. Tìm giấy thật đẹp và viết một lá thư tay gửi cho một người, nói lên tầm quan trọng của người ấy đối với bạn.

41. Tình nguyện đọc thư hay đọc sách cho một người bệnh hay một người đang có chuyện buồn phiền.

42. Xin Thần Khí hỗ trợ để cầu nguyện thật lòng cho một người đã làm tổn thương bạn.

43. Hãy nói những lời tốt lành, lịch sự với bạn bè như nói với những người ta vừa mới gặp.

44. Nếu thấy câu chuyện đang chuyển hướng sang thành nói hành nói xấu người nào, hãy tìm cách thay đổi đề tài.

45. Bạn có thể chơi một nhạc cụ nào không? Hát? Đọc thơ? Hãy làm một buổi giải trí nho nhỏ dành cho những người bị bỏ rơi trong Viện dưỡng lão và trợ giúp các Trung tâm mồ côi.

46. Đi thăm mộ ông bà tổ tiên, hoặc đi viếng nghĩa trang địa phương, lần hạt cầu nguyện cho các linh hồn nằm yên nghỉ ở đó.

47. Tham dự một cuộc tĩnh tâm. Đó là cách sống nhân từ với chính bạn và những người chung quanh đang cần lòng thương xót của bạn. Nếu không làm được điều này, ít nhất hãy dùng một buổi, sáng hoặc chiều, để nhìn lại con người mình, để đọc lại đời sống của chính mình.

48. Thừa nhận tính ghen tuông, ghen ghét của mình, thừa nhận với chính mình và đi xưng nó ra với linh mục giải tội.

49. Hứa cầu nguyện cho người khác; có thể đó là người gặp trên đường đi, trên xe buýt, người mà bạn thấy họ cần lời cầu nguyện.

50. Làm những hình ảnh, lời nguyện, tượng ảnh nho nhỏ và tặng chúng cho những người bạn tiếp xúc như là gửi một lời chúc lành đến với họ.

51. Tình nguyện mời đến nhà một người hay một nhóm mà thường thì bạn sẽ không bao giờ mời họ.

52. Tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời một vài người trong giáo xứ, kể cả người mình thích và không thích.

53. Bạn biết một người không có niềm tin, hãy chia sẻ với họ về đức tin của mình – nói cho họ biết Đức Kitô đã thay đổi cuộc sống của bạn như thế nào.

54. Trả tiền đậu xe hoặc phí cầu đường cho người đi sau mình.

55. Gửi bài đọc về tính nói xấu (của ĐTC Benedict XVI) cho người khác. Bạn sẽ thấy sự ngạc nhiên.

56. Mỗi ngày nhớ cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện ngục. Và cầu nguyện cho giờ ra đi của chính mình.

(Ways to Be Merciful During the Jubilee Year of Mercy)

Jeffrey Bruno

Nguồn tin: gpcantho.com

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch