Day_con_3_nam_dau_copy_copyDạy con 3 năm đầu đời là đề tài mà Thạc sĩ Trần Đình Dũng muốn nhấn mạnh và chia sẻ với mọi người hôm nay, để các bậc làm cha mẹ biết phải làm gì cho con em chúng ta, để những tố chất, những nguyên liệu quí báu của 3 năm đầu đời nơi con cái chúng ta mỗi ngày thêm sắc bén, thêm sống động. để con cái chúng ta trở thành người tử tế, người hữu ích cho gia đình và cộng đồng xã hội. Nếu trẻ em không được bồi đắp những tố chất tốt đẹp ấy bằng tình yêu thương, thì e rằng những tố chất tốt đẹp ấy sẽ bị bào mòn và rồi con cái chúng ta sau này sẽ trở thành một con người khác, lúc đó thay vì đem lại những điều tốt đẹp thì lại gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Việc giáo dục phải bắt đầu từ khi mầm sống được hình thành trong bụng mẹ cho đến lúc được 3 tuổi,  đây là thời gian tốt nhất cho việc giáo dục một con người, vì bé sẽ phản ánh lại một cách chính xác những gì mà chúng ta đã dạy và dành cho bé.

Để lo cho bé, chăm sóc cho bé, ta có thể lo cho bé ăn từ 5 đến 7 lần trong ngày, tắm cho bé khoảng 3 hoặc 4 lần, nhưng để nói chuyện với bé thì không giới hạn, ta nên nói chuyện với bé bất cứ lúc nào, nhưng điều quan trọng là ta có biết cách nói chuyện với bé hay không?

Thường ta có khuynh hướng chỉ trích những sai lầm của bé, những không biết cách hướng dẫn bé tránh sai lầm và cách làm cho sự việc tốt hơn.

Chúng ta là những người đã trưởng thành nhưng bên cạnh của chúng ta luôn có một đứa trẻ, đó chính là hình bóng tuổi thơ của chúng ta, nó thường ở bên ta và ảnh hưởng đến những suy nghĩ , tình cảm, hành động của ta trong hiện tại.

Trẻ lên ba cả nhà tập nói, trẻ em trong 3 năm đầu tiên nói sõi, 12 năm sau bé học hành tiếp thu rất tốt. Vì thế, cha mẹ nên giúp các bé có một tuổi thơ vui tươi, hồn nhiên, quảng đại, khi bé phát âm sai, ta không nên lập lại từ sai đó mà dạy bé phát âm cho đúng từ đó. Thường lúc đầu tập nói bé khó phát ra được các từ phụ âm mà thường phát ra nguyên âm, ta nên tập cho bé phát âm đúng ngay từ đầu. Ví dụ: Bé muốn nói câu: “Con thương mẹ” nhưng bé chỉ phát âm được “on ương mẹ”, ta cũng đừng lập lại từ sai của bé, mà lập lại chính xác là “Con thương mẹ”, nghe quen, dần dần bé sẽ phát âm đúng. Hoặc bé nói câu “đi chơi” thành “đi …ơi”, khi bé nói ngọng ta cần chỉnh ngay, vì nếu  không chỉnh sửa sau này bé đi học bị bạn bè chọc ghẹo bé sẽ mất tự tin. Làm cha mẹ chúng ta cũng nên xem lại cách mà chúng ta đã gieo và dạy cho bé.

Là cha mẹ chúng ta thường có khuynh hướng đi tìm cái vĩ đại cho con, nhưng điều vĩ đại đó ở ngay chính chúng ta, đó chính là tình yêu thương của chúng ta dành cho con. Chúng nên dành thời gian nói chuyện với con, nói thật, nói bằng cả con tim, nói bằng chính những niềm vui, chính nỗi đau của mình. Bé sẽ cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc mà cha mẹ truyền giao.

Truyền thống Việt Nam có một tài sản tuyệt vời, đó là những lời Hát Ru. Bé sẽ ngủ say trong vòng tay của mẹ, đón nhận những tình cảm của mẹ truyền sang qua những lời hát ru, được ôm ấp ấm áp, được nghe tiếng hát của mẹ bé cảm nhận được chính tình yêu của mẹ, đó chính là niềm hạnh phúc, là món quà vĩ đại mà bé đón nhận được từ nơi mẹ.

Tuổi thơ của chúng ta đã đi qua, chúng ta không thể thay đổi, nhưng chúng ta có thể thay đổi các thế hệ đi sau chúng ta bằng cách giúp cho con em mình biết được các giá trị giáo dục từ thời thơ ấu.

Người cha nên dành thời gian nói chuyện với con, chia sẻ thông tin cho con, giả sử nếu người cha không thể nói bằng lời thì bằng ánh mắt, bằng đôi tay, những cử chỉ âu yếm chăm sóc con cũng đã dạy và truyền cho con biết bao điều bổ ích.

Khi con lầm lỗi, đánh con ta không phải học, nhưng để dạy con ta cần phải học. Cha mẹ cần tìm hiểu để biết nguyên nhân, hiện tượng sự việc ấy đến từ đâu? Từ đó đưa đến hệ quả gì? Cần phân tích rõ ràng để trẻ hiểu rõ được điều không nên làm mà tránh tái phạm. Cha mẹ cũng cần kiểm soát, kềm chế chính mình trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ cần luôn trải lòng với con cái, không nên áp đặt con cái, cần biết phân định, giải thích những thắc mắc mà trẻ đưa ra.

Bé rất cần tình thương, nhưng tình thương được cụ thể hóa bằng tiền bạc, bằng quà cáp nhiều khi lại trở thành thảm họa, vì sau này bé sẽ đánh giá tình thương qua tiền bạc, vật chất.

Có những đứa trẻ năng động, thích tìm tòi học hỏi, hay thắc mắc và đưa ra các câu hỏi. cha mẹ cần giải thích cho con cái cặn kẽ, nếu có những câu hỏi cha mẹ không thể trả lời ngay được, cần trả lời sao cho bé an tâm và hứa sẽ trả lời bé vào lúc thuận tiện. Cha mẹ cần tìm hiểu những thông tin mà trẻ thắc mắc, cần nâng cao kiến thức trong việc giáo dục.

Khi đứa trẻ muốn biết một cái gì đó, trẻ thích tìm tòi, thắc mắc và hỏi nhiều, đó là dấu hiệu của những đức trẻ thông minh muốn khắng định mình, đôi khi trẻ còn tạo cho mình một không gian riêng biệt, một biên giới không muốn ai vượt qua, một bí mật không muốn ai khám phá.

Vì thế, khi bé hỏi, cha mẹ phải biết trả lời đó là tôn trong bé. Nếu không trả lời, hay nạt nộ, bé sẽ mất hứng thú và bé sẽ đi  hỏi người khác, nếu gặp những đối tượng đưa ra những câu trả lời xấu thì vô tình đã làm vấy bẩn tâm hồn trong trắng của bé.

Trong việc giáo dục trẻ cần hạn chế những ngôn ngữ không phù hợp hay thô tục, vì trẻ sẽ phán ánh chính xác những gì mà trẻ tiếp thu. Việc khám phá những điều mới mẻ, so sánh và đặt câu hỏi tại sao? là nhu cầu tự nhiên của trẻ.

Tuổi thơ đã đi qua không bao giờ lấy lại được. những kỷ niệm quí giá, những kí ức tươi đẹp, những điều đó luôn sống mãi trong trái tim của mỗi người chúng ta.

Người mẹ có ảnh hưởng rất lớn trong mọi quyết định của con. Người cha có ảnh hương rất lớn trong nhân cách của trẻ sau này. Nếu người cha, người mẹ biết giáo dục con cái bằng cả trái tim của mình.

AP. Mặc Trầm Cung cảm nhận, tường trình.

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch