Hiện tượng cá chết Hồ Tây là một “bài học sau Formosa” đắt giá cho Việt Nam, nhà nghiên cứu thủy sản nói. Cá chết bắt đầu nổi lên từ tối ngày 1/10 trên Hồ Tây ở Hà Nội, với mô tả cá chết nổi đầy mặt nước, trôi dạt trắng ven bờ.

Hôm 2/10, thành phố Hà Nội ra cảnh báo người dân không vớt, sử dụng cá chết tại Hồ Tây.

Kết quả kiểm tra ban đầu nói rằng toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có oxy, chỉ số oxy = 0.

Hơn 200 tấn cá đã được thu gom sau sự việc. Nhiều hình ảnh cho thấy cá nổi trắng một khu vực hồ.

'Không ai biết'

Nói với BBC Tiếng Việt từ Hà Nội, Tiến sỹ Bùi Quang Tề, chuyên viên về bệnh thủy sản, nguyên trưởng phòng sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I nhận định: “Mỗi một hồ có sức tải nhất định. Hồ Tây đến 500 ha mà tải không nổi thì hồ nhỏ chả là gì cả. Chúng tôi biết chắc chắn nguyên nhân là nước thải xả vào hồ Tây, mà sức tải Hồ Tây không chịu nổi thì bung ra làm cho cá chết.”

“Nếu cá không chết thì chẳng ai biết, cứ nghĩ là nước hồ sạch.”

Ông Bùi Quang Tề được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu và viết sách về thủy sản tại Việt Nam.

“Lẽ ra thiết kế phải có khu hồ điều hòa, hồ nước thải, làm sạch lại rồi mới đổ ra, như các khu hồ điều hòa trong khu công nghiệp.

"Nhưng Hồ Tây không thể làm hồ điều hòa được, không chịu tải được. Chắc người ta cũng nghĩ là Hồ Tây quá lớn nên không làm hồ điều hòa, nhưng đến mức ô nhiễm như thế thì không thể chấp nhận được nữa.

"Cá chết do thiếu oxy thì rõ ràng nước hồ đã bị ô nhiễm hữu cơ cực mạnh. Để oxy hóa các chất ô nhiễm đó, nó lấy sạch oxy thì tất cả sinh vật dưới hồ chết.”

Image copyrightAFPImage captionCá chết nổi trắng Hồ Tây vì hiện tượng thiếu oxy

'Bài học sau Formosa'

Nói về hệ thống xử l‎ý nước thải, BBC hỏi Giáo sư – Tiến sỹ khoa học Trần Hữu Uyển, chuyên gia về nước của Đại học Xây dựng Hà Nội.

Ông nói: “Nguyên tắc là nước thải thì phải thu gom, xử lý đủ tiêu chuẩn mới xả vào hồ. Trong phát triển đô thị của mình, luật môi trường có đề ra nhưng không được chấp hành đầy đủ.

“Theo luật môi trường khi xây dựng nhà cửa phải có những thiết bị xừ lý nước thải bảo vệ môi trường. Nếu không có các thiết bị đó thì không được duyệt cho xây dựng.

“Nhưng chắc là các ông cũng để xây dựng tràn lan. Hồ Tây hiện nay có một cống bao để thu gom nước thải về trạm xử lý nước thải Hồ Tây rồi nhưng xây dựng không quy củ, đấu nối không tuân thủ, sinh ra nước thải chảy thẳng vào hồ Tây.”

Ông Uyển cũng giải thích về mạng thu gom nước thải là “đã có thiết kế” nhưng có thể “không hoàn chỉnh”. Ông nói: “Tôi không rõ quá trình xây dựng các cống nối với nhau có đảm bảo hay không, hay có đúng quy phạm hay không.

“Nếu không đảm bảo, nước trong cống lại thấm xuống đất, chảy vào hồ, đó cũng là điều có thể xảy ra.

“Một số vùng lại không thể đấu nối vào được mạng cống thoát nước thì nước lại chảy thẳng vào hồ,” ông nói về những khả năng khiến Hồ Tây bị ô nhiễm nặng.

BBC hỏi về góc độ quản lý và xử lý nước thải trong đô thị của Hà Nội, tiến sỹ Tề nói: “Tôi không dám phê bình thành phố, nhưng thành phố có bao giờ nghĩ ra nước thải là phải đổ đi đâu không? Hay tất cả các vị cứ nghĩ Hồ Tây là cái hồ lớn, cứ đổ thẳng vào?

Image copyrightTRINH VAN XEPImage captionHình ảnh độc giả gửi BBC trong một ngày trên hồ

"Đây là một bài học sau Formosa, trước là thủ tướng, giờ là chủ tịch thành phố phải rút ra bài học, một bài học đắt giá cho Việt Nam. Formosa nước biển còn làm như thế được thì hồ Tây đâu là gì. Trong khi đó đây là một trong những hồ làm lá phổi xanh của Hà Nội.”

“Lỗi nặng ở đây là của Ủy ban nhân dân thành phố, của Sở tài nguyên - môi trường, Sở khoa học - công nghệ, Sở Thương nghiệp... tất cả đều dính vào hết.

“Sở thương nghiệp là gì, là các nhà hàng ở hồ Tây, hàng ngày có hơn 4.000 khối nước thải đổ vào, chưa kể khu dân sinh đổ ra, có thể khu công nghiệp, khu nhà cao tầng đổ ra kinh khủng.

“Với một hồ rộng 500ha, bao nhiêu nghìn khối nước vậy mà vẫn bị ô nhiễm,” ông nói.

'Hồ chết'?

Nhà khoa học này gọi sự việc 200 tấn cá chết nổi trên hồ là “bài học đắt giá” và để thay đổi “mất nhiều thời gian”.

Ông cũng nói với BBC về giải pháp mà thành phố Hà Nội có thể thực hiện:

“Đầu tiên, phải ngăn chặn nguồn không cho nước thải vào trong hồ nữa. Tất cả nhà hàng, khách sạn nổi Hồ Tây giờ đang xả thải trực tiếp ra hồ. Sở nào quản lý các khách sạn này? Có ngăn chặn được không? Nghĩa là chỉ có nước sinh hoạt của bà con sống bám xung quanh hồ được xả vào. Chứ cả một cái đô thị lớn như thế xả thẳng vào hồ làm sao chịu được.”

“Thứ hai, là vài trăm tấn cá đã nổi lên. Nhưng cá nổi lên một thì ở dưới đáy chết cả trăm. Phải hút và vớt tất cả chất thải, và cả cá chết đó lên. Nó sẽ nổi dần từ từ lên. Trong nghề cá, cứ nhìn thấy một con nổi lên thì dưới đáy đã có cả trăm con chết. Vi sinh vật và các loại phù du, sinh vật đáy cũng ảnh hưởng và chết.”

Image copyrightCHAMImage captionNhiều sự cố môi trường xảy ra ở Việt Nam thời gian qua, cùng với thảm họa cá chết do Formosa xả thải, khiến người dân đặt câu hỏi về môi trường đô thị

"Thứ ba là thành phố cũng làm nhanh được rồi. Do ô nhiễm nặng nguồn hữu cơ, gây thiếu oxy, phải bơm oxy xuống thì đã lắp đặt hệ thống bơm oxy xuống rồi."

"Sau đó là dùng hóa chất, chế phẩm vi sinh làm sạch hồ,” tiến sỹ Tề nói nhưng ông thừa nhận cách này “không biết thành phố có đủ tiền không” vì đắt giá.

“Quy hoạch đô thị là lỗi của ủy ban nhân dân thành phố,” nhà khoa học này so sánh vụ việc với thảm họa cá chết do Formosa ở miền Trung Việt Nam và nhận định “nói to lên đó là cái tội, chứ chẳng còn là lỗi nữa”.

Ông nói nếu không có hành động, "Hồ Tây sẽ là hồ chết".

"Hồ Tây có cả nghìn năm nay rồi. Ngày xưa chỉ có những người sống bám quanh hồ xả ra là ít. Nhưng giờ cả thành phố Hà Nội xả ra, càng phát triển mạnh thì nước hồ càng phải nhận các chất thải quá lớn."

BBC Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch