CN_17_TN_CChúa Nhật 17 Thường Niên, Năm C

St 18:20-32; Cl 2:12-14; Lc 11:1-13

Khi còn tại thế, Chúa Giêsu đã sống đời cầu nguyện để được hiệp nhất với Thiên Chúa Cha. Tới tuổi mười hai, người ta thấy Chúa lên Ðền thờ cầu nguyện cùng với Mẹ Maria và thánh Giuse (Lc 2:46). Chúa Giêsu còn vào hội đường Nadarét cầu nguyện và đọc sách thánh (Lc 4:16-19). Trước khi bắt đầu cuộc sống công khai, Chúa đi vào hoang địa để ăn chay và cầu nguyện suốt bốn mươi ngày (Lc 4:2). Trước khi dùng bữa hoặc làm phép lạ, người ta cũng thấy Chúa cầu nguyện (Lc 9:16; Lc 22:17, 19; Lc 24:30). Người ta còn thấy Chúa cầu nguyện trong vườn Ghết-sê-ma-ni, xin với Chúa Cha cho khỏi uống chén đắng, nghĩa là khỏi chịu khổ hình thập giá, nhưng xin vâng theo ý Chúa Cha (Lc 22:41-42). Trên thánh giá Chúa cầu nguyện xin Chúa Cha tha thứ cho những người đóng đinh mình vì họ không biết việc họ làm (Lc 23:34).

Cầu nguyện là một đề tài mà thánh sử Luca ưa thích. Trong Phúc âm hôm nay, thánh Luca ghi lại có lần Chúa đang cầu nguyện đâu đó – có lẽ trên núi Ôliu – thì một trong số các môn đệ đến xin Chúa dạy cầu nguyện. Chúa dạy họ cầu nguyện vắn tắt, mà không cần dài dòng văn tự. Chúa dạy họ dùng từ ngữ giản dị và thân mật để xưng hô với Thiên Chúa là Abba, nghĩa là Cha. Tưởng cũng nên biết người Do thái không bao giờ dám gọi Thiên Chúa là Cha của họ trong khi cầu nguyện. Abba theo từ ngữ Aram mà Chúa xử dụng, dịch ra Việt ngữ là bố, có lẽ đúng nghĩa, gần gũi và thân mật hơn là cha. Như vậy Chúa muốn ta đặt tín thác vào Chúa như trẻ thơ tín thác vào bố mẹ, bất luật tuổi tác hay giáo dục. Tuy nhiên trong khi cầu nguyện lớn tiếng nơi công cộng mà gọi Chúa là bố thì nghe có vẻ hơi tếu.

Kinh Lạy Cha theo Phúc âm thánh Luca, có phần khác kinh Lạy Cha được ghi lại trong Phúc âm thánh Mát-thêu. Kinh Lạy Cha trong Phúc âm thánh Mát-thêu (Mt 6:9-13) có bảy điều thỉnh nguyện: xin cho danh Chúa được tỏ hiện; cho nước Chúa được lan rộng; cho được vâng theo thánh ý Chúa; xin Chúa ban lương thực hằng ngày; xin Chúa tha tội cho ta như ta tha thứ lỗi lầm của tha nhân; xin Chúa giữ gìn ta khỏi sa chước cám dỗ; và xin Chúa cứu ta khỏi mọi sự dữ. Còn kinh Lạy Cha theo Phúc âm thánh Luca, thì chỉ có năm điều thỉnh nguyện là: xin cho danh thánh Chúa được vinh hiển; cho nước Chúa trị đến; xin Chúa ban lương thực hằng ngày; xin Chúa tha tội cho ta; xin Chúa đừng để ta sa chước cám dỗ. Ở đây không thấy có lời xin vâng theo thánh ý Chúa Cha, cũng không thấy có lời cầu xin cho khỏi sự dữ.

Vậy thì làm sao giải thích được sự khác biệt như vậy? Thưa rằng thánh Luca không nghe lời Chúa giảng dạy, cũng không chứng kiến những phép lạ Chúa làm cách trực tiếp. Thánh Luca chỉ nghe kể lại rồi dùng sử liệu của những thánh sử khác mà ghi lại. Theo giới học giả Thánh kinh, thánh sử Luca dùng nhiều câu trong Phúc âm theo thánh Mác-cô, thứ đến là những câu trong Phúc âm thánh Mát-thêu. Số câu còn lại là sử liệu thánh Luca lấy từ nguồn khác.

Giả sử thánh Luca có nghe lời Chúa giảng dạy và chứng kiến phép lạ Chúa làm cách trực tiếp, thì Phúc âm theo thánh Luca vẫn có thể có những điểm khác biệt với Phúc âm theo các thánh sử khác. Lí do là vì trí nhớ của các thánh sử có khác nhau, cách hành văn của mỗi thánh sử cũng khác, hoặc mỗi thánh sử có thể nhấn mạnh đến những lời nào đó của Chúa dạy, hay những điểm nào đó của lời Chúa, tùy theo nhu cầu của mỗi giáo đoàn thời bấy giờ cần nghe. Ðó là lí do tại sao Phúc âm thánh Gioan viết khác Phúc âm nhất lãm, và ba Phúc âm nhất lãm cũng khác nhau về một số điểm. Ðó chính là ý nghĩa của lời thánh sử Gioan khi viết: Nếu viết lại từng điều một, .. cả thế giới (1) cũng không đủ chỗ chứa các sách viết ra (Ga 21:25).

Loài người cầu nguyện khi nhận ra nhu cầu thiếu thốn và tính cách bất toàn của mình. Khi cầu nguyện là ta nhận mình tuỳ thuộc vào Chúa và quyền năng của Người. Cuối lời dạy bảo về kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu đưa ra một ví dụ về người nài nẵng xin người bạn một ân huệ, và anh ta đã được toại nguyện vì sự kiên nhẫn nài xin. Qua ví dụ trên Chúa bảo ta cũng cần kiên nhẫn nài xin, thì Cha trên trời sẽ ban cho. Tuy nhiên trong thực tế nhiều khi ta xin mà không được hay chưa được. Như vậy thì đâu là những lí do ta xin không được và phải giải thích lí do như thế nào? Thưa là thế này:

  1. Chúa hứa ban điều người ta xin, nhưng không  nhất thiết phải theo đường lối của loài người, mà là theo đường lối của Chúa. Vì thế đôi khi ta xin ơn chữa lành phần xác, mà Chúa lại ban ơn khỏi bệnh phần hồn vì lợi ích thiêng liêng cho ta.
  2. Chúa có thể trì hoãn việc ban ân huệ để thử lòng kiên nhẫn của ta. Ở đây ta cần noi gương tổ phụ Áp-ra-ham đã năn nỉ xin Chúa cứu thành Xơ-đôm và Gô-mô-ra nếu tìm được năm mươi người công chính trong thành. Sau cùng ông mặc cả với Chúa để xin giảm xuống chỉ còn mười người công chính (St 18:32). Và rồi Chúa cũng cho cứu thành.
  3. Chúa hứa ban điều ta xin, nhưng ta cũng phải biết cách xin và biết mình xin gì. Ở đây ta nhớ lại câu truyện khi ông Giacôbê và Gioan xin Chúa để một người được ngồi bên tả và một người bên hữu trong Nước Chúa (Mc 10:37), Chúa bảo họ rằng họ không biết điều họ xin. Còn khi người Biệt phái xin Chúa làm phép lạ, Chúa đã từ chối vì họ chỉ muốn thử thách Chúa. Có người xin một linh mục kia cầu nguyện cho bà trúng số độc đắc để giúp việc xây nhà thờ. Việc xin trúng số độc đắc để xây nhà thờ thì chưa chắc Chúa chấp nhận vì việc xây nhà thờ phải là do công lao của giáo dân làm ra thì mới qúi.
  4. Chúa hứa ban điều ta xin, nhưng ta cũng phải biết xin cho danh Chúa được cả sáng và cho Nưóc Chúa trị đến như trong Kinh Lạy Cha ta đọc hằng ngày.
  5. Khi ta xin Chúa điều gì, Chúa cũng có thể muốn ta làm điều gì trước đã để tỏ ra ta có đức tin và có thiện chí. Chúa có thể muốn ta dành nhiều thời giờ hơn cho việc cầu nguyện và thờ phưọng, nhiều thời giờ hơn cho gia đình, cho việc hoạt động tông đồ, cho việc bác ái xã hội.
  6. Một trong những yếu điểm khi cầu nguyện là khi ta xin xỏ quá nhiều cho cá nhân và cho gia đình mà không phục vụ giúp đỡ tha nhân thì làm sao mong Chúa quảng đại ban ơn, khi ta tỏ ra ích kỉ, chỉ quan tâm đến mình và gia đình mình mà thôi?

Chúa dạy ta phải kiên tâm và nhẫn nại cầu nguyện, nhưng không nhất thiết là lúc nào ta cũng phải cầu nguyện theo một cách thế, đọc những kinh nguyện giống nhau có sẵn trong sách. Muốn cho lời cầu nguyện được sống động và chân thành, ta phải nhận thức rằng có những kinh nguyện có thể đánh động tâm hồn ta lúc này, mà lúc khác ta lại cảm thấy khô khan. Vậy để cho lời cầu nguyện được sống động, ta cần thay đổi chiến thuật cầu nguyện và cách thế cầu nguyện. Có khi ta cần lần chuỗi, đọc những kinh có sẵn trong sách kinh, có khi ta cần dùng những lời lẽ riêng của mình để thưa với Chúa. Có khi ta cần cầu nguyện riêng một mình, có lúc cầu nguyện với gia đình, có khi với cộng đoàn dân Chúa nơi thánh đường. Có khi ta cầu nguyện nhỏ tiếng, có khi lớn tiếng, có khi chỉ cần ngồi đó chiêm ngắm, hay để cho nước mắt trào ra vì cảm nghiệm được tâm tình tạ ơn hay hối hận cũng là cầu nguyện.

Để áp dụng thực hành, người tín hữu phải xin cho được ơn trở thành những người có tâm hồn cầu nguyện. Người có tâm hồn cầu nguyện là người ý thức được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống: lúc ăn, lúc ngủ, khi làm việc, lúc giải trí... cũng như sự hiện diện của Chúa quanh mình: vạn vật, cỏ cây, hoa lá. Lặp đi lặp lại lời kêu cầu: Giêsu Maria Giuse, xin ba Ðấng giúp con được thế nọ thế kia cũng là cầu nguyện. Có những người sợ làm như vậy là kêu tên cực trọng vô ý vô tứ. Ðó không phải là kêu tên cực trọng vô ý vô tứ, nhưng là kêu tên cực trọng hữu ý hữu tứ, với dụng ý xin ơn. Cũng có thể lặp đi lặp lại kinh nọ kinh kia hay lời chúc tụng nào đó. Có linh mục kia có những đêm nằm khó ngủ, cứ thầm thĩ lặp đi lặp lại những lời chúc tụng và cảm tạ vắn tắt như: ‘Chúc tụng, ngợi khen, tung hô, tôn vinh và cảm tạ Chúa’ để khỏi nghĩ ngợi vẩn vơ cho tới lúc thiếp ngủ lúc nào không hay. Lặp đi lặp lại kinh hay lời chúc tụng nào đó còn có tác dụng tâm lí là khi lặp đi lặp lại mãi rồi người ta cũng cảm, cũng tin, dựa theo phương pháp ‘tự kỉ ám thị’. Và khi người ta không có đủ từ ngữ để cầu nguyện và diễn tả tâm tình của mình với Đấng tối cao, thì người ta cần lặp đi lặp lại kinh nguyện có sẵn. Có những người Phật giáo cũng dùng phương pháp lặp đi lặp lại khi họ tụng niệm kinh như: Na mô A Di đà Phật bằng tiếng Phạn dịch ra Hán Việt mặc dù có những người không hiểu gì.

Vào thời các thánh tông đồ, có những người nói tiếng lạ nghĩa là nói những ngôn ngữ khác nhau như Chúa Giêsu đã báo trước (Mc 16:17), mà thánh Phaolô nói được nhiều tiếng lạ hơn tất cả (Cv 10:46; 19:6; 1Cr 12:10; 1Cr 14:2-19). Trước đó trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các tông đồ đã được ơn nói tiếng lạ, nghĩa là tiếng ngoại quốc (Cv 2:4) mà những người nghe thuộc những ngôn ngữ khác nhau hiểu được (Cv 2: 6, 9-11). Những đặc sủng Thiên Chúa ban, gồm đặc sủng nói tiếng lạ là để mưu cầu lợc ích chung và nhắm đến sự hiệp nhất. Vậy nếu trong nhóm cầu nguyện có người cầu nguyện bằng tiếng lạ mà không hiểu và không có người khác được đặc sủng giải thích tiếng lạ, thì thánh Phaolô bảo người cầu nguyện bằng tiếng lạ phải xin cho được ơn giải thích (c. 13). Thánh Phaolô cũng bảo người cầu nguyện bằng tiếng lạ, thì chỉ có lòng cầu nguyện, nhưng trí không thu được kết quả (c. 14) và người khác cũng không cùng cầu nguyện được (c. 16). Thánh Phaolô còn bảo người nói tiếng lạ mà không hiểu, và cũng không có người cắt nghĩa tiếng lạ, thì không nói được với người khác vì không ai hiểu, nhưng chỉ nói với Thiên Chúa (c. 2).

Vào những thời điểm khác nhau của dòng lịch sử giáo hội, Thiên Chúa dùng những cá nhân hay nhóm người: giáo sĩ hoặc giáo dân để phát động những đường lối sống đạo khác nhau hầu giúp đổi mới đức tin của người tín hữu. Phong trào Canh tân Thánh linh Công giáo bắt nguồn từ Đại học Công giáo Duquesne, Ohio, Hoa Kì vào năm 1967 nhấn mạnh đến việc canh tân cầu nguyện, xin ơn Chúa Thánh thần tác động tâm hồn và đời sống. Nhóm người trong Đại học cảm thấy xuống tinh thần khi chứng kiến việc thực hành đức tin của sinh viên trong Đại học cũng như của người công giáo nói chung đang xuống dốc. Lúc đầu họ xin cầu nguyện chung với nhóm Tin Lành Pentecostal tại Pittsburg như Công Đồng Vatican II khuyến khích người Công giáo nên học hỏi về tác động của ơn Thánh thần từ những giáo phái Tin lành. Từ đó thấy có những người trong Phong trào Canh tân Thánh linh Công giáo được đặc sủng cầu nguyện bằng tiếng lạ.

Trong tiến trình cầu nguyện bằng tiếng lạ của mỗi cá nhân trong nhóm cầu nguyện Thánh linh, lúc đầu có những người chỉ lặp đi lặp lại được vài lời bằng tiếng lạ mà họ có thể hiểu hay không hiểu được như thánh Phaolô nói (1 Cr 14:14). Với thời gian, đặc sủng cầu nguyện bằng tiếng lạ của một số người tăng dần. Sau thời gian lắng nghe, nghiên cứu và tìm hiểu bởi những người hiện diện trong nhóm cũng như ngoại cuộc được mời tham dự, người ta chứng minh được đó là tiếng ngoại quốc hiện đại hay cổ xưa. Những người ngoại cuộc muốn nhạo báng, thì bảo rằng họ nói ‘ú ớ’. Cũng nên biết là đặc sủng nói tiếng lạ chỉ là một trong nhiều đặc sủng và không phải hết mọi người trong Phong trào Canh tân Thánh linh đều được đặc sủng nói tiếng lạ, nhưng chỉ có một số. Lúc đầu khi mới tham gia Phong trào Thánh linh Công giáo, có những người có khuynh hướng ‘Tin Lành hoá’, nghĩa là coi nhẹ việc đạo đức truyền thống Công giáo như việc tôn sùng Mẹ Maria và các thánh. Do đó Phong Trào Thánh linh Công giáo thường bị hiểu lầm. Tuy nhiên càng ở lâu trong Phong trào với ước muốn đi tìm sự thật để trở về nguồn, công giáo tính của họ càng được thắt chặt.

Nếu cứ dùng lí trí mà phân tích lời cầu nguyện của mình xem có đúng văn phạm hoặc có hợp lí không, thì đặc sủng cầu nguyện bằng tiếng lạ khó có thể tác dụng tâm trí được, cho tới khi người ta ‘nhượng bộ’ cho tiếng lạ. Vì thế có những trường hợp, lời cầu nguyện bằng tiếng lạ không liên kết với một ngôn ngữ nào, nghĩa là không có ý nghĩa. Nếu coi tiếng chim kêu vượn hót là cách thế mà những con vật này làm theo bản năng để ca tụng Đấng tạo thành chúng, thì cầu nguyện bằng tiếng lạ cũng là cách thế để ca tụng Thiên Chúa trong nguồn cảm hứng của Thần Khí, mặc dầu người cầu nguyện không hiểu, nhưng nhắm mục đích để ca tụng. Có những người có khoa nói kém mà trong lúc cầu nguyện lớn tiếng với nhóm, ước muốn ca tụng Chúa mà không biết diễn tả thế nào, bằng tiếng mẹ đẻ của mình để ca tụng, hoặc có những người khác cảm thấy ngôn ngữ mẹ đẻ của mình giới hạn, không đủ để diễn tả cách mau lẹ trong việc ca tụng Chúa, thì dễ được đặc sủng cầu nguyện bằng tiếng lạ để ca tụng Chúa.

Đi vào thực tế, nếu người được đặc sủng cầu nguyện bằng tiếng lạ mà những người hiện diện không ai hiểu mặc dù họ nói cùng một ngôn ngữ, thì họ chỉ nên cầu nguyện bằng tiếng lạ cách âm thầm, để người khác khỏi hoang mang và khỏi gây chia rẽ khi nghe người đó cầu nguyện bằng tiếng lạ. Còn nếu không có ai hiện diện xung quanh, thì mới nên cầu nguyện to tiếng bằng tiếng lạ mà thôi. Riêng trong nhóm cầu nguyện Thánh linh, người ta có thể cầu nguyện lớn tiếng bằng tiếng lạ, mặc dù có những người không hiểu, vì cả nhóm ý thức được rằng có những người trong nhóm cầu nguyện bằng những ngôn ngữ khác nhau, gồm cả tiếng lạ. Người cầu nguyện bằng tiếng lạ còn phải nhắm làm vinh danh Chúa như Chúa dạy trong Kinh Lạy Cha, chứ không phải tự hào với người khác là mình được ơn nọ ơn kia.

Như các môn đệ xưa xin Chúa dạy họ cầu nguyện, ta cũng xin Chúa dạy ta cầu nguyện để lời cầu nguyện của ta được như hương thơm bay lên trước tôn nhan Chúa, làm đẹp lòng Chúa và được Chúa chấp nhận.

Lời cầu nguyện xin cho được có tâm hồn cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, vị tôn sư tuyệt vời!

Xin dạy con biết cầu nguyện,

như Chúa đã dạy các tông đồ xưa.

Xin cho con biết nhận thức rằng

cầu nguyện là hơi thở của tâm hồn,

là lời ca tụng và tôn vinh danh Chúa,

là việc nói lên nhu cầu tuỳ thuộc vào Chúa

và nhu cầu thiếu thốn và bất toàn của con.

Xin ban cho con điều con khẩn nguyện. Amen.

Lm Trần Bình Trọng

_________________________

  1. Thánh sử Gioan dùng kiểu nói phóng đại - mà không tô mầu - của dân miền Cận Ðông thời bấy giờ,

chứ không nhất thiết phải hiểu theo nghĩa đen.

Chu Kì Năm Phụng Vụ

Sống Tinh Thần Phục Sinh

Living the Spirit of Easter

 

 

 

Để cho lớp người trẻ chỉ đọc và hiểu được tiếng Anh, thì những ý nghĩa của mỗi mùa Phụng vụ được chuyển sang Anh Ngữ


Mùa Vọng:
Cũng như thời tiết phân chia thời gian thành những mùa khác nhau như: Xuân, Hạ, Thu,  … Xem tiếp

Mùa Giáng Sinh: Giáng Sinh là mùa hân hoan vui mừng với những khung cảnh trang hoàng trong nhà .. Xem tiếp

Mùa Thường Niên 1: Mùa Thường niên được chia làm hai phần: Mùa Thường Niên I và II. Mùa Thường  .. Xem tiếp

Mùa Chay: Mùa Chay kéo dài từ Thứ Tư Lễ Tro cho tới trước Lễ Chúa lập Bí tích Thánh Thể và chức linh  .. Xem tiếp

Tam Nhật Vượt Qua: Lễ Vượt Qua (Passover Feast, Paschal Feast) của người Do Thái kỉ niệm biến cố  .. Xem tiếp

Mùa Phục Sinh: Phục Sinh là ngày lễ quan trọng nhất trong thế giới Kitô giáo, kỉ niệm Chúa Phục sinh từ .. Xem tiếp

Mùa Thường Niên 2: bắt đầu từ Thứ Hai sau Chúa Nhật Lễ Hiện Xuống (vào cuối Tháng 5 hay đầu Tháng   .. Xem tiếp

Chiêm niệ̣m Năm B / Nhiều Tác giả khách

CN 4PS B: Mục Tử Nhân Lành

Thứ năm, 18 Tháng 4 2024  |  Lm Trầm Phúc
CN 4PS B: Mục Tử Nhân Lành

Chúa Nhật 4 Mùa PHục Sinh, Năm B

Ga 10: 11-18

Hình ảnh người mục tử nhân lành đã quá quen thuộc với chúng ta, vì đa số chúng ta thường hát những bài thánh ca: Chúa là mục tử bắt nguồn từ thánh vịnh 22. ...

XEM TIẾP

Chiêm niệm Năm B / Tác giả Chủ trương

CN 4 PS, B: Biết Chúa khác với việc biết về Chúa

Thứ năm, 18 Tháng 4 2024  |  Admin
CN 4 PS, B: Biết Chúa khác với việc biết về Chúa

Chúa Nhật 4 Phục Sinh, Năm B

Cv 4:8-12; 1Ga 3:1-2; Ga 10:11-18

Ð ọc Thánh kinh người ta có thể nhận ra được rằng dân Do Thái cổ xưa là dân du mục. Vì thế văn chương của họ, nghĩa là Thánh kinh Cựu ước, c...

XEM TIẾP

Tin Hiệp Thông: C. Mừng / Cầu Nguyện

Thánh lễ truyền chức linh mục tại Trung tâm Hành hương thánh Phê-rô Lê Tùy

Thứ năm, 12 Tháng 10 2023  |  BBT
Thánh lễ truyền chức linh mục tại Trung tâm Hành hương thánh Phê-rô Lê Tùy

“Ngày hôm nay là một ngày trọng đại của Tổng Giáo phận (TGP) Hà Nội. Ngày lễ kính thánh Phê-rô Lê Tùy, đồng thời chúng ta cũng cử hành Thánh lễ truyền chức linh mục cho  8 thầy Phó tế  của TGP. Các thầy...

XEM TIẾP

Tin Hiệp Thông: Phân Ưu / Cầu Nguyện

Lm Mai Văn Thảo mới qua đời tại Việt Nam

Thứ sáu, 12 Tháng 4 2024  |  Ban TT Phụ Tỉnh VN
Lm Mai Văn Thảo mới qua đời tại Việt Nam

Được tin Linh mục Mai Văn Thảo, Thánh danh Giuse, thuộc Dòng Hiển Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm – Phụ Tỉnh Việt Nam, mới qua đời, Mục Vụ Văn Bút cho đăng lại Tin Cáo Phó, Chương Trình Tang Lễ và mấy dòng Tiểu Sử...

XEM TIẾP

Tin Giáo Hội Hoàn Vũ

4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024  |  Hồng Thủy
4% số tân linh mục ở Hoa Kỳ năm 2024 là người gốc Việt

Theo khảo sát thường niên của Trung tâm Nghiên cứu về Hoạt động Tông đồ (CARA) tại Đại học Georgetown, được công bố ngày 15/4/2024, có 4% số ứng viên linh mục trong năm 2024 của Hoa Kỳ là người gốc Vi...

XEM TIẾP

Tin Lưu Ý / Giữ Sức Khoẻ / Giữ An Toàn

Nghiền đường

Thứ năm, 14 Tháng 3 2024  |  BS Hồ Ngọc Minh
Nghiền đường

Nhiều bác sĩ đã từ lâu cảnh báo về tình trạng “nghiền đường” mà vị ngọt của đường là một loại ma túy nguy hiểm có thể giết người trong thầm lặng. Trong một bài viết trước đây về hội chứng “Mỡ, Đường, M...

XEM TIẾP

Bài Viết của Nhóm Tác Giả Chủ trương

Lời kinh đêm cuối đời của một linh mục

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024  |  Hồi Tưởng Nhớ
Lời kinh đêm cuối đời của một linh mục

Lời kinh đêm cuối đời của một linh mục được cảm hứng từ lời kinh Magnificat (Lc 1:46-55. Lời kinh đêm cuối đời của một linh mục được cảm hứng từ lời kinh Magnificat. Lời kinh đêm cuối đời của một linh...

XEM TIẾP

Bài Viết Của Nhiều Tác Giả Khách

Bốn sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện

Thứ sáu, 19 Tháng 4 2024  |  Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Bốn sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện

Như Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo nhắc nhớ: “Trong cuộc chiến đấu của việc cầu nguyện, chúng ta phải đương đầu với những quan niệm sai lầm về cầu nguyện nơi chính bản thân và chung quanh chúng ta” ...

XEM TIẾP

Sách Của Tác Giả Chủ trương

Introduction of a new book “Every Week God Speaks – We Respond. Cycle A”

Thứ bảy, 11 Tháng 8 2018  |  John Trần Bình Trọng
Introduction of a new book “Every Week God Speaks – We Respond. Cycle A”

“Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A” is written by John Trần Bình Trọng, a priest of the Catholic Diocese of Arlington, Virginia, USA.  To keep the author’s writing style and his foreign back...

XEM TIẾP

Sách Của Nhiều Tác Giả Khách

ĐTC Phanxicô giới thiệu ấn bản mới của YOUCAT - Sách Giáo lý cho Giới trẻ

Thứ năm, 25 Tháng 1 2024  |  Vatican News
ĐTC Phanxicô giới thiệu ấn bản mới của YOUCAT - Sách Giáo lý cho Giới trẻ

Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ học Sách Giáo lý Giới trẻ của Giáo hội Công giáo, đồng thời nhắc lại rằng tình yêu là lý do thực sự khiến chúng ta trở thành Kitô hữu. Ngài nói: “Tình yêu là lý do ...

XEM TIẾP

Scripture Reflections on Sundays and Feast Days, Year B

4 Sun./ Easter, B: To know God is different from to know about Him.

Thứ năm, 18 Tháng 4 2024  |  John Tran Binh Trong
4 Sun./ Easter, B: To know God is different from to know about Him.

4 Sunday of Easter, Year B

Acts 4:8-12; 1Jn 3:1-2; Jn 10:11-18

Introduction: This is a homily/Scripture reflection in a book, titled: ‘Every Week God Speaks We Respond’ Cycle B, intended to be published ...

XEM TIẾP

Liên Lạc (Contact Us)

  • 2009: Envisioned by Nhóm Chủ trương Mục Vụ Văn Bút as seen on the Home Page.
  • 2009: Designed by Nguyễn Duy-An, PhD of Information Technology, Former Senior Vice President of National Geographic.
  • 2017: Upgraded manually step by step from Version 1.5 to the newest Version, a much time consuming effort, by Mai Thọ Triều, BS of Computer Science. From now on, it can be done automatically to a next newest one.

Email: mucvuvanbut@gmail.commucvuvanbut@yahoo.com • Tel. 571-242-1978 .

Bạn từ đâu, tới bao giờ / Where and when are you from ● Từ / From 09.09.2009 - Đến / To 02.02.2012

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch

Khách (Visitors)

024737496
Hôm nay (Today)
Hôm qua (Yesterday)
Tuần này (this week)
Tháng này (this month)
Từ (from) 01.01.2009
5467
13664
60081
155742
24737496