mission0Đi vào lòng xã hội, đó là điều cần của truyền giáo. Xã hội Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình đang trở nên rất khác, nếu so sánh những năm trước với năm nay. Trước những chuyển biến đó, việc truyền giáo có cần đổi mới hay không? Nếu cần, thì phải đổi mới thế nào? Đó là điều xin phép chia sẻ.

1/ Tình hình đang chuyển biến

Một chuyển biến rõ nhất, mà truyền giáo cần biết, đó là sự phát triển tâm thức tôn giáo và hiện tượng nở rộ các hoạt động tôn giáo.

Tâm thức tôn giáo là sự tâm hồn con người hướng về thế giới thần thiêng.

Thế giới thần thiêng có thể là ông bà, tổ tiên, các thánh hiền, các vị anh hùng, tất cả những ân nhân đã khuất.

Thế giới thần thiêng cũng có thể là những vị thần trong vũ trụ, mà dân gian tin là hiện hữu và có sức mạnh phù trợ con người.

Tâm hồn con người Việt Nam đang như được đánh thức bởi thế giới thần thiêng. Sự phát triển các lễ hội không chỉ là một phát triển văn hoá, mà cũng là phát triển tâm thức về thế giới thần thiêng. Hiện tượng đó được nhận thấy ở những lễ nghi và những cầu kinh mang màu sắc tôn giáo, thường đi kèm với các lễ hội tại Việt Nam ít lâu nay.

Cùng với sự phát triển tâm thức tôn giáo, có sự phát triển các tôn giáo. Nhiều tôn giáo được ghi nhận. Mỗi tôn giáo đều tìm cách phát triển, về cơ sở, nhân sự, tổ chức, hoạt động, đất đai, ảnh hưởng.

Sự phát triển tâm thức tôn giáo và sự phát triển các hình thức tôn giáo nay được coi là một vẻ đẹp thiêng liêng của dân tộc.

Hơn nữa, tôn giáo đang được dư luận đánh giá như một nhu cầu của hạnh phúc con người Việt Nam . Cả đến những người thành đạt trong lãnh vực kinh tế, chính trị thường cũng coi tôn giáo như một điểm tựa tinh thần.

Có thể nói, phần đông người Việt Nam hôm nay đang hướng về một cõi thiêng liêng thần thánh, để ổn định đời mình và đời con cháu của mình.

Như thế, sự tìm đến tôn giáo sẽ là tất nhiên. Khi có nhiều tôn giáo khác nhau, người ta sẽ chọn một tôn giáo nào thích hợp nhất đối với họ. Tôn giáo thích hợp nhất thường được hiểu là tôn giáo có cơ cấu nhẹ nhàng, nhưng lại mang nhiều giá trị cao đẹp.

Khi so sánh các tôn giáo, để chọn lựa, nhiều người thấy có tôn giáo nổi về từ thiện bác ái, có tôn giáo nổi về thực chất tu hành, có tôn giáo nổi về khấn cầu suy niệm. Chưa chắc Công giáo đã được chọn lựa.

Nói tóm lại, tình hình tôn giáo tại Việt Nam hôm nay đang chuyển biến. Tình hình tôn giáo như thế mang nhiều thách đố đối với đạo Công giáo. Một trả lời tốt nhất cho mọi thách đố đó, thiết tưởng là đổi mới lại cách giới thiệu Tin Mừng.

Khi Tin Mừng là chính Đức Giêsu Kitô, thì cách giới thiệu có thể là trình bày các tài liệu về Chúa, các tổ chức đạo, các cơ cấu đạo, các hoạt động của đạo. Nhưng cách tốt nhất thiết tưởng là giới thiệu Đức Kitô qua chính bản thân những người giới thiệu.

Ở đây, chỉ xin nói đến sự người giới thiệu đã đón nhận Đức Kitô vào con người của họ thế nào, để có thể hiểu Đức Kitô sống và hoạt động trong họ.

2/ Đón nhận Đức Kitô

Thái độ căn bản của sự đón nhận Đức Kitô là khiêm nhường, khó nghèo và khao khát, cởi mở.

a) Trước hết là việc cầu nguyện.

Cầu nguyện chủ yếu là gặp gỡ Chúa, để lắng nghe Chúa, để nhìn ngắm Chúa, để đón Chúa vào tâm hồn, để Chúa ngự trị, và đổi mới tâm hồn.

Cầu nguyện như thế bao giờ cũng đòi một sự hoán cải đời sống và thuận theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Đó chính là nguồn trào lên tâm tình ca ngợi tạ ơn. Cầu nguyện như thế không chỉ là đón  nhận ơn Chúa, mà còn là đón nhận chính Chúa. Chúa cho họ được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống ấy là tình yêu cứu độ.

Một thoáng nhìn về sự cầu nguyện trên đây sẽ thúc giục chúng ta chỉnh đốn lại việc cầu nguyện và phụng vụ. Phải hết sức tránh bất cứ những gì tục hoá làm mất đi sự linh thiêng của phụng vụ và những buổi cầu nguyện.

Người biết cầu nguyện sẽ dễ đem Đức Kitô đến với những người khác. Một Đức Kitô đầy tình yêu thương xót.

b) Một cách nữa để đón nhận Đức Kitô là nếp sống khó nghèo.

Ngôi Hai xuống thế m người đã mặc lấy thân phận con người nghèo khó, suốt đời sống từ bỏ ý riêng để thực thi thánh ý Chúa Cha.

Trước khi đi truyền giáo, Người đã vào sa mạc để cầu nguyện suốt 40 ngày đêm. Ở đó, Người bị cám dỗ về của cải.

Quỷ đưa ra ba quyền lực, để Người có thể dựa vào, mà truyền giáo. Quyền lực kinh tế. Quyền lực thần thiêng. Quyền lực chính trị. Ba cám dỗ dầu hấp dẫn, xem ra có lợi cho người truyền giáo. Nhưng Chúa Giêsu đã dứt khoát chối từ. Người chọn sự khó nghèo, Người từ bỏ mọi quyền lực. Bởi vì sức mạnh của Người chỉ là tình yêu, một tình yêu cho không, một tình yêu hiến dâng trọn vẹn, đến mức chịu chết trên thánh giá, để đền tội cho nhân loại.

Người truyền giáo hôm nay cũng sẽ đón nhận Đức Kitô vào đời mình bằng tinh thần nghèo khó như thế. Để rồi, họ sẽ trở thành những người canh thức, giúp mọi người vượt qua sự thống trị của các quyền lực nguy hiểm, để dễ đón  nhận Đức Kitô là Đấng cứu chuộc loài người chỉ bằng tình yêu chấp nhận hy sinh đến cùng.

c) Cách sau cùng để đón nhận Đức Kitô là đời sống bác ái.

Yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta, đó là dấu chỉ để nhận ra chúng ta là môn đệ Chúa. Hiện nay người ta để ý nhiều đến bác ái của người Công giáo đối với nhau, đối với những người ngoài Hội Thánh, nhất là đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, bị tai nạn, và bị tội lỗi xiềng xích. Nhiều người chưa hài lòng với hiện tình bác ái của Công giáo.

Thái độ bác ái sẽ mở lòng ra đón Chúa Giêsu. Khi có Chúa trong mình, người truyền giáo sẽ dễ gần gũi với mọi thứ người. Họ sẽ có uy tín, để giới thiệu Đức Kitô, Đấng đã và đang nói với từng người: "Những ai đang mệt mỏi và gồng gánh nặng nề, hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho" (Mt 11,28).

Những thách đố đặt ra cho việc truyền giáo tại Việt Nam hôm nay là rất quan trọng. Thiết tưởng sẽ chỉ có thể trả lời cho những thách đố ấy một cách có hiệu quả bằng cách chúng ta cương quyết hoán cải đời sống, luôn trở về với Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, và hân hoan sống triệt để với Tin Mừng duy nhất ấy. Đó là khởi đầu của truyền giáo. Truyền giáo là một hành trình dài. Mỗi bước đi của hành trình dài đó sẽ phải là mang Đức Kitô là tình yêu cứu độ đến cho mọi người.

+ Gm. Gioan B. Bùi Tuần

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch