HP_advent_09-274x300Chúa Nhật 1 Mùa Vọng, Năm A

Is 2:1-5; Rm 13:11-14; Mt 24:37-44

Một năm phụng vụ mới lại khai mở, một chu kỳ sứ điệp Tin Mừng của vui mừng và hy vọng lại được triển khai, ấy thế mà tiếng kêu gọi của Hội Thánh trong những ngày đầu tiên này, qua Lời Chúa, lại gióng lên tiếng báo động: phải canh thức và sẵn sàng. “Cho nên anh em cũng vậy, hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

Tôi thật sự tò mò muốn giải mã sứ điệp này. Nếu là một cảnh báo đe loi của ngày ‘dies irae dies illa’ thì thật dễ hiểu và hiển nhiên… nhưng như thế thì làm sao có thể gọi được là Tin Mừng của cậy trông và hy vọng? Đặt lời cảnh báo này trong bối cảnh của việc khai mở một Tin Vui thì quả thật là ‘chéo cẳng ngỗng’. Ngay cả chi tiết của hình ảnh đức Giê-su đưa ra: “Anh em hãy biết điều này; nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu” cũng cần phải được giải mã. Vì lý do gì mà đức Giê-su chọn một hình ảnh tiêu cực như thế cho lời mời gọi xem ra trọng đại và quyết định vào bậc nhất: tự so sánh mình với kẻ trộm, so sánh việc vi hành trong vinh quang với hành vi lén lút đào ngạch khoét vách để trộm của?

‘Mất để được’ là điều đức Giê-su muốn nhấn, khi sử dụng hình ảnh rất quen thuộc của Cựu Ước: Đại Hồng Thủy. Trong biến cố này người Do Thái có một hình ảnh rất rõ về một xã hội phồn vinh phát đạt, “thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ, lấy chồng…” mà ai cũng muốn duy trì “mãi cho đến ngày ông Nô-e vào tầu”. Rồi nạn hồng thủy ập tới như một mất mát ‘cuốn phăng đi hết thảy’… điều kiện để con người được nhẹ nhõm trở về với Gia-vê. Người duy nhất tỉnh chức để chuẩn bị cho cuộc mất mát vĩ đại đã cứu mạng sống mình chính là Nô-e vào tầu. Những ai được may mắn ‘đem đi’ đều chấp nhận mất tất cả, ai ‘bị bỏ lại’ đều là những người chẳng mất mát gì hết “Bấy giờ hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại. Hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, người kia bị bỏ lại”. Thế thì sẵn sàng và tỉnh thức đây không phải là để khư khư giữ lại tất cả mà là để sẵn sàng mất tất cả. “Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến”.

Tự nhiên thì ai cũng muốn giữ của, vì ai cũng cho mình là chủ nhà… Và không may, trong thái độ chủ nhân ông đó thì Chúa có đến cũng sẽ bị con người chúng ta coi như kẻ trộm đến khoét vách nhà mình. Chính những người thuộc nhóm Biệt Phái, Sa-đốc, và Hê-rôt có đầy đủ quyền lực và của cải, chủ nhân của xã hội thời đó, đâu có muốn mất những thứ đó; họ muốn giữ lại tất cả; và vì thế họ muốn tiêu diệt Giê-su, như tiêu diệt một tên gian phi trộm cướp. Chỉ có một số người sẵn sàng mất tất cả, những người nghèo của Gia-vê (anawim) mới sẵn sàng. “Thưa thầy, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo thầy!” Phê-rô tuyên bố. Và đức Giê-su kết luận: “Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy săn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến”.

‘Hãy sẵn sàng’ là sứ điệp gởi tới mọi tín hữu, để khi Giê-su đến làm mất tất cả, mất trắng tay, tín hữu sẽ không như lương dân coi đó là đại họa, ngược lại, đó mới chính là hồng ân cứu thoát. Ai cũng biết rằng hình ảnh ngày tận thế tiêu biểu một điều cụ thể là giờ chết, lúc mà mọi người đều trắng tay. Tỉnh thức và sẵn sàng là để cái giờ phút trắng tay đó không tới bất chợt, có nghĩa là lúc đó người ta vẫn cứ còn như các ông chủ khăng khăng canh giữ của cải. Nhưng hãy như Nô-e, hay người đầy tớ trung tín (Mt 24, 45-51), mở cửa đón lấy Con Người duy nhất có thể cống hiến cho mình ơn cứu rỗi. Mỗi mất mát hàng ngày của người tín hữu (không lãnh vực này thì cũng lãnh vực khác) luôn là dịp mời gọi tỉnh thức và sẵn sàng, biết chấp nhận những mất mát để rộng mở đón lấy hồng ân cứu độ.

Như thế trọn cuộc sống người tín hữu là một mùa vọng liển tục, một cuộc tỉnh thức trường kỳ. Không chỉ trong nội dung luân lý tu luyện, mà còn trong tinh thần Tin Mừng: biết chấp nhận mọi đổ vỡ, mất mát, kể cả sa ngã phạm tội, để không ngừng đón lấy lòng thương xót cứu độ được Thiên Chúa tặng ban trong đức Ki-tô Giê-su.

Lạy Chúa, con không xin Chúa cứu con khỏi chết bất ngờ, nhưng giúp con luôn biết tỉnh thức để đón lấy lòng thương xót cứu độ trong mọi hoàn cảnh cuộc đời. Nhất là khi sự mất mát vĩ đại nhất xảy đến, xin cho con biết đón lấy lòng thương xót Chúa như gia nghiệp duy nhất và vĩ đại nhất đời con. Amen.

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch