bibleChúa Nhật 5 Thường Niên, Năm A

Is 58: 7-10; 1 Cor 2: 1-5; Mt 5: 13-16

Trong những năm gần đây, người ta đã chứng minh muối có những nguy hại. Nó liên quan đến cao huyết áp, một mối nguy đe dọa tính mạng của con người. Các bác sĩ khuyến cáo những người bị chứng cao huyết áp hạn chế việc nạp muối vào cơ thể. Với việc tiêu thụ ngày càng tăng về thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn, các chuyên gia về dinh dưỡng cảnh báo tất cả chúng ta rằng chúng ta đã sử dụng quá nhiều muối, và nhắc nhở chúng ta nên hạn chế bớt – nhất là những ai lớn tuổi. Vì thế, đối với thế giới hiện đại của chúng ta, quả thật đó chẳng phải là một lời khích lệ hay khen ngợi khi Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ của Người làm “muối cho đời”.

Chẳng có ai chỉ ăn muối không. Ngay cả hôm nay, với những cảnh báo mà chúng ta nghe thấy, hầu như mọi người đều chỉ thích một chút muối trong thức ăn của họ. Tôi có lần nói chuyện với một người bạn của tôi làm y tá bị chứng cao huyết áp. Cô ấy nháy mắt tinh nghịch với tôi và nói rằng: “Tôi không được phép ăn muối nhưng tôi vẫn bỏ một chút muối vào thức ăn của tôi. Nó làm tăng hương vị của thức ăn”.

Nhưng các Tông đồ ngày xưa đâu có lo lắng vì ăn quá nhiều khoai tây chiên hay những bữa tối đông lạnh. Kinh nghiệm của họ về muối hoàn toàn khác với những quan niệm của chúng ta. Muối là một thứ xa hoa và dùng để bảo quản thức ăn. Nó còn là biểu tượng của tình bằng hữu và cộng đoàn, và vì thế người ta chia sẻ muối trong những buổi tiệc để bày tỏ tình bằng hữu dạt dào và tình cảm gia đình nồng thắm của họ.

Trong Kinh thánh Hippri, muối là biểu tượng của sự trường cửu và thanh sạch. Muối biểu trưng cho mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa, mà sách Dân số (18:19) đã mô tả như là một “kết ước không thể xâm phạm muôn đời tồn tại trước nhan Đức Chúa, cho ngươi và dòng dõi ngươi”. “Giao ước vĩnh cửu” đó được mô tả là “một giao ước được lập bằng muối” (2Sb 13,5). Vì thế, khi Chúa Giêsu mời gọi các tông đồ “làm muối cho đời” đó là danh hiệu đã âm hưởng sâu sắc trong kinh nghiệm thường nhật cũng như trong di sản tôn giáo của họ. Người đã đề nghị họ trước hết làm bạn với Người và vào trong mối tương quan bền chặt với Thiên Chúa.

Các Kitô hữu tiên khởi lấy hình ảnh của muối và đã nối kết hình ảnh đó với phép rửa và giao ước của họ với Chúa. Chính nhờ giao ước này mà họ được bảo vệ và gìn giữ cho khỏi ác thần. Thế gian có thể làm hư hoại các Kitô hữu, nhưng phép rửa và Tin mừng sẽ bảo vệ và gìn giữ họ trong tương quan với Chúa Giêsu và với người khác. Họ giống như những tiền nhân Dothái, ở trong một “giao ước bằng muối”.

Mãi cho đến thời gian gần đây, muối vẫn được sử dụng trong nghi thức thánh thẩy. Nó được bỏ trên lưỡi của người lãnh nhận Bí tích Rửa tội. (Muối cũng được rắc vào nước để được chúc phúc.) Chúng ta cũng rảy nước thánh lên mình để nhắc nhớ lại Bí tích Thánh tẩy của chúng ta và tính chất chữa lành cũng như bảo cho đức tin của chúng ta. Nước thánh tẩy đó cũng tiếp tục bảo vệ chúng ta khỏi ác thần, vì Thiên Chúa chưa phá bỏ “giao ước lập với muối” mà chúng ta có được trong Đức Giêsu. Trong sự sống tuôn trào của Thánh Thần trong mỗi người được rửa tội, chúng ta có thể hoàn tất ơn gọi trở nên “muối cho trần gian”.

Kitô hữu chúng ta cũng đang ở trong “giao ước lập bằng muối” với những người khác. Chúng ta có thể không phải là người tốt nhất trong số những người bạn. Chúng ta có thể không mời những người khác đến nhà chúng ta trong những dịp đặc biệt, hay dùng bữa tối trong những ngày nghỉ. Tuy nhiên, chúng ta đã kết ước với anh chị em chúng ta trong Bí tích Rửa tội của chúng ta. Trong Đức Giêsu, chúng ta kết hiệp vĩnh hằng với Thiên Chúa, được tăng sức và nuôi dưỡng nhờ Thánh Thần. Chúng ta trong “giao ước bằng muối”.

Bài Tin mừng hôm nay nhắc nhở chúng ta chúng ta được mời gọi vào trong sự phục vụ của Chúa Giêsu Kitô. Người không chỉ mời gọi chúng ta làm “muối cho trần gian” mà bảo chúng ta hãy là thứ muối cho trần gian. Đó là một trách nhiệm hết sức khó khăn mà Đức Giêsu tin tưởng trao cho chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên nhân chứng chỉ đường cho người ta đến với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể thấy mình nhỏ bé và vô nghĩa như hạt muối, một thành phần nhỏ bé, nhưng như hạt muối chúng ta trộn lẫn chứ không tránh né cuộc sống trần gian. Như hạt muối, chúng ta không chỉ gây sự chú ý cho mình, nhưng người ta sẽ nhận ra hương vị mà chúng ta mang lại cho thế giới – đó là sự thinh lặng, nhưng lại là sự hiện diện hữu hiệu của Đức Kitô – Đấng mà chúng ta có với Người một giao ước vĩnh cửu bằng muối.

Nhưng đôi khi người môn đệ của Đức Giêsu dường như không chỉ là sự hiện diện lặng lẽ trong cuộc sống thường nhật. Một số hoàn cảnh đòi hỏi chúng ta phải tác động mạnh lên thế giới xung quanh. Hoặc, như phần thứ hai của bài Tin mừng hôm nay nhắc chúng ta, chúng ta là “ánh sáng cho thế gian”. Trong một sân vận động rộng lớn tối đen, một que diêm lóe lên trong sân có thể khiến mọi người dù ở mãi những hàng ghế sau, hay mãi phía trên nhìn thấy nó. Trong bóng tối, không ai bỏ qua ánh sáng. Chúng ta sẽ là ánh sáng của Đức Kitô trong một thế giới đen tối.

Đức Giêsu không nói điều gì mới mẻ cho tín hữu Dothái giáo. Ngôn sứ Isaia đã cho thấy một số ví dụ về việc làm thế nào tín hữu có thể trở nên ánh sáng cho trần gian. “Chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ, thấy ai mình trần thì khoắc áo che thân,…” Sau này Đức Giêsu lấy lại sứ điệp đó trong dụ ngôn mà Người mô tả mình như kẻ thiếu thốn nhất, “Vì khi Ta đói, các ngươi đã cho ăn, khi ta khát,…”

Hôm nay, thánh Phaolô khuyên chúng ta rằng, nguyên chỉ sự khôn ngoan của con người sẽ không mang lại ánh sáng cho trần gian. Còn có nhiều ánh chớp và sự chói lào quyến rũ chúng ta từ nhiều phía, nhưng không thực sự soi sáng con đường mà ánh sáng Chúa Kitô đã được tỏ lộ qua cuộc đời và trên thập giá của người mang lại.

Dĩ nhiên, một thành xây trên núi không thể nào che giấu được. Chúng ta không cần Đức Giêsu nói cho chúng ta những điều hiển nhiên như thế. Nhưng đối với những người Dothái, hình ảnh thành xây trên núi đó khiến họ nhớ đến thành Giêrusalem – không chỉ là thành vật chất nhưng trong tất cả ý nghĩa của nó đối với người Dothái – là dấu chỉ sự công chính và hiện diện của Thiên Chúa giữa họ. Thành Giêrusalem lý tưởng sẽ là một nơi mọi thứ được làm đúng đắn theo như ánh sáng của Chúa. Đó là thành của dân Thiên Chúa.

Các ngôn sứ đã tiên báo rằng thành Giêrusalem lý tưởng và hoàn hảo này sẽ lôi cuốn mọi dân nước và Thiên Chúa sẽ dạy dỗ và bảo vệ họ. Ngôn sứ Mikha công bố:

“Dân dân sẽ đến và nói

Hãy đến đây, ta cùng lên núi ĐỨC CHÚA,…

để Người dạy ta biết lối của Người

và bước theo đường Người chỉ vẽ."

Vì từ Xi-on, thánh luật ban xuống,

từ Giê-ru-sa-lem, lời ĐỨC CHÚA phán truyền.” (Mk 4:2)

Giáo hội chúng ta được cho là một thành được đặt trên núi như thế. Chúng ta được mời gọi để trở nên một cộng đoàn lôi kéo dân của muôn nước đến với Đức Giêsu. Việc lành chúng ta làm trên đời sẽ hiển diện chúng ta – như một thành trên núi – cho tất cả mọi người được thấy.

Vâng, chúng ta được đặt trên núi nhưng những xì-căng-đan của những năm gần đây, trong tất cả mọi câp độ của giáo hội chúng ta, đã không lôi kéo nhưng khiến một số người rời bỏ chúng ta. Đặc tính là ánh sáng của chúng ta bị lu mờ; và như là muối, chúng ta cũng đã bị mất hương vị đối với nhiều người. Vì thế, như một đáp trả cho lời giảng dạy và mời gọi của Thầy Giêsu hôm nay, chúng ta cầu xin không chỉ cho chúng ta, nhưng cho toàn thể Giáo hội. Chúng ta cầu xin được tẩy rửa, canh tân nhhờ nguồn sáng mà chỉ Thánh Thần mới có thể ban tặng. “Lạy Thánh Thần ánh sáng, xin giúp chúng con trở nên những tôi trung trong thế gian, thành ánh sáng cho đêm tối và muối cho hương vị của đời với Tin mừng của Chúa Giêsu Kitô”.

Chuyển ngữ Anh Em HV Đaminh Gò Vấp

Lm Jude Siciliano, OP

 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch