anh20-20cn20320mc20a20-20cha20anChúa Nhật 3 Mùa Chay, Năm A

Sứ điệp Mùa Chay năm 2011 có đoạn tóm tắt ba ý tưởng của bài Tin Mừng Chúa Nhật III Mùa Chay như sau: “Chị cho tôi xin nước uống” (Ga 4,7).

Lời thỉnh cầu này của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samaria, được tường thuật lại cho chúng ta trong phụng vụ của Chúa Nhật thứ ba, diễn tả tình yêu tha thiết của Thiên Chúa đối với mọi người và muốn khơi lên trong tâm hồn chúng ta ước muốn trao ban “nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (câu 14). Đó là ân huệ Chúa Thánh Thần, Đấng biến các kitô hữu thành “những người thờ phượng đích thực”, có khả năng cầu xin Chúa Cha “trong tinh thần và chân lý” (câu 23). Chỉ duy nước này mới có thể làm đỡ cơn khát sự thiện, sự thật và vẻ đẹp của chúng ta ! Chỉ nước này, được ban cho chúng ta qua Chúa Con, mới có thể tưới mát những sa mạc của tâm hồn lo lắng và không được thỏa mãn “bao lâu nó không nghỉ yên bên Chúa”, theo kiểu nói danh tiếng của thánh Augustinô. (số 2).

1. “Cho tôi xin nước uống." (Ga 4,7).

Bài Tin Mừng kể lại một cuộc gặp gỡ nhìn qua rất bình thường giữa một khách bộ hành khát nước và một phụ nữ đi múc nước. Người phụ nữ Samaria mỗi ngày ra giếng kín nước. Giếng Giacóp sâu 39m nên việc múc nước cho người và gia súc uống rất khó nhọc. Tại Palestina, một đất nước khô khan, cằn cỗi thì nước cũng quý hóa như lúa, như gạo, nước là nguồn sống cơ bản của con người. Dân Israel ngày xưa đi trong sa mạc, không có nước uống, đã cảm thấy cái nguy sắp phải chết, nên đã kêu trách ông Môsê, bài đọc 1 kể lời trách móc đó: “Ông đưa chúng tôi ra khỏi Ai cập để làm gì? Có phải là để chúng tôi, con cái chúng tôi và súc vật của chúng tôi bị chết khát hay không?”.

Thế nhưng, cuộc gặp gỡ bên bờ giếng Giacóp thật lạ lùng. Sau một cuộc hành trình xa dưới nắng nóng, mệt mỏi, Chúa Giêsu khát nước, đến giếng nước và gặp người kín nước. Giếng nước có liên hệ tới vài câu chuyện trong Cựu ước. Ở miền Cận Đông thời xưa, giếng nước là nơi tốt nhất để gặp gỡ. Sách Sáng Thế cho hai ví dụ xảy ra ở giếng nước đều đánh dấu một biến cố quan trọng trong lịch sử dân Israel: người lão bộc của ông Abraham gặp cô Rêbêca vào trao nhẫn cưới, hỏi vợ cho Isaac (St 24,10-27); Ông Giacóp và cô Rakhen gặp nhau tại giếng nước và nên duyên vợ chồng (St 29,1-14).

Chúa Giêsu mở đầu cuộc đối thoại bằng một lời nài xin. Xin nước uống là tạo dịp gặp gỡ, là bắc một nhịp cầu qua vực sâu ngăn cách hai dân tộc Samaria và Do thái vốn dĩ đã thù ghét và xa lánh nhau từ ngàn xưa. Chẳng ai hiểu nổi một bậc thầy như Chúa Giêsu lại nói chuyện và xin nước một phụ nữ Samaria. Chúa Giêsu đã phá bỏ những hàng rào ngăn cách để xây dựng một cuộc đối thoại đích thực và bình đẳng.

Khát nước và xin nước uống là một điều tự nhiên bình thường. Nhưng ở đây không phải Chúa khát nên xin nước uống mà chỉ là dịp để Ngài đề cập đến một vấn đề quan trọng hơn. Chúa muốn nói cho phụ nữ biết: chính chị là người đang khát, và Chúa cũng muốn nói cho chị biết: Ngài là ai, là người sẽ làm cho chị hết khát: “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa”.

Từ việc xin nước uống, Chúa Giêsu đã cho người phụ nữ Samaria biết Ngài là Đấng Cứu Thế khao khát nhân loại “Ngài là người đến tìm chúng ta trước. Ngài xin ta cho Ngài nước uống, vì Thiên Chúa khao khát chúng ta” (GLCG # 2560).

2. “Nước vọt lên đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).

Những cuộc gặp gỡ đối thoại với Nicôđêmô,Matta và Maria, Lêvi, Giakêu… Chúa Giêsu đều giúp họ thay đổi cuộc đời.

Bài tường thuật cho thấy một quá trình thay đổi nhận thức của người phụ nữ về Chúa Giêsu. Trước hết chị ta nhận thấy Chúa Giêsu là một khách bộ hành lạ mặt, một người Do Thái (câu 9). Nhưng khi Chúa Giêsu tỏ ra thấu hiểu cuộc đời riêng tư của chị, thì chị nhận ra đó là một vị Ngôn Sứ (câu 19). Cuối câu chuyện, chị được biết thêm Ngài là Đấng Kitô (c.25–26). Sau đó dân làng Samaria tuyên xưng “Người thật là Đấng cứu độ trần gian” (c.42). Người phụ nữ Samaria cũng thay đổi trong ngôn ngữ khi nói chuyện với Chúa. Lúc đầu chị gọi Chúa Giêsu là Ông, kế đó là Thưa Ngài, rồi từ việc nhận thức Ngài là một tiên tri đến Đấng Thiên Sai.

Khi đã khám phá được con người của Chúa Giêsu, người phụ nữ Samaria cũng khám phá ra được thứ nước mà Ngài muốn ban tặng. Lúc đầu, khi nghe nói đến nước, người phụ nữ nghĩ tới thứ nước trong giếng Giacóp. Nhưng rồi, từ thứ nước bên ngoài ấy, Chúa Giêsu đã dẫn người phụ nữ đi tìm thứ nước nằm ngay trong lòng con người, thứ nước đem lại sự sống đời đời. Thứ nước ấy chính là Thần khí và Sự thật.

Giống như Philipphê khi đã gặp được Chúa Giêsu liền đi tìm Nathanaen để loan báo Tin Mừng; Bà Maria Mađalêna đã vội vã đi tìm các môn đệ và loan báo là đã gặp thấy Chúa; Người phụ nữ Samaria không còn quan tâm đến giếng nước và vò nước nữa, chị chạy một mạch về làng, thông báo về nước hằng sống vừa khám phá: “Đến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?”. Mọi người tin lời chị, họ đến gặp Chúa Giêsu và họ cũng tin Chúa. Sau khi gặp Chúa, người phụ nữ đã tin và làm chứng cho Chúa giữa những người Samaria trong làng. Chị đã dẫn đưa bà con trong làng đến gặp Đức Kitô, nguồn nước hằng sống. Dân làng sau khi gặp Chúa, đã xin Chúa ở lại với họ, và hân hoan tuyên xưng rằng: “Không còn phải vì lời chị kể mà chúng tôi tin. Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Người thật là Đấng cứu độ trần gian”.

3. “Thờ phượng trong thần khí và sự thật” (Ga 4,23).

Trong bài đọc II, thánh Phaolô so sánh ơn Chúa Thánh Thần với một thứ nước kỳ diệu mà Thiên Chúa đổ vào lòng các tín hữu. Đó là Thánh Thần tình yêu. Thánh nhân viết: “trông đợi như thế (nghĩa là trông đợi hưởng vinh quang với Chúa), ta sẽ không thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần Người ban cho ta”.

Nước Hằng Sống mà Chúa Giêsu ban tặng chính là Thánh Thần tình yêu. Từ nay nhân loại thờ phượng Thiên Chúa trong thần khí và sự thật. Để giải thích điều này, Chúa Giêsu nói: “Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật”. Nếu Thiên Chúa là thần khí, thì để gặp Ngài, con người cũng phải dùng thần khí của mình tức tâm hồn mình để gặp Ngài. Vì chỉ có thần khí mới gặp được và hòa nhập được với thần khí. Như vậy nghĩa là phải gặp Ngài trong chính tâm hồn mình. Thật vậy, nơi dễ gặp gỡ Thiên Chúa nhất, chính là cung lòng của mỗi người chúng ta. Không gì linh thánh bằng con người, hay tâm hồn con người, vì “con người là hình ảnh của Thiên Chúa” (St 1,26-27; 9,6; Kn 2,23). Và cũng không nơi nào linh thiêng bằng cung lòng con người: “Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao? Đền Thờ Thiên Chúa là nơi thánh, và Đền Thờ ấy chính là anh em” (1Cr 3,17; 6,19). Có gặp được Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình, thì mới có thể gặp gỡ Thiên Chúa trong Thánh Thể, trong nhà thờ, trong tha nhân, trong thiên nhiên. Thiên Chúa ở ngay cung lòng mình mà mình không gặp được, thì mong gì gặp được Thiên Chúa ở bên ngoài. Thánh Augustinô đã từng than thở: “Con đã tìm Chúa ở ngoài con, nên con đã không gặp được Chúa của lòng con”. Muốn thật sự gặp gỡ Thiên Chúa, còn phải gặp Ngài trong sự thật. Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của sự thật, vì thế, người gian dối, không thành thật thì không thể gặp được Ngài.

Lời mạc khải của Chúa Giêsu bên giếng Giacóp mời gọi chúng ta hãy tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi. Thờ phượng “trong thần khí” là thờ phượng theo hướng dẫn của Chúa Thánh Thần; thờ phượng “trong sự thật” là thờ phượng với tâm tình kết hợp với Chúa Giêsu, Đấng là Đường là Sự Thật và là Sự Sống. Thờ phượng Chúa Cha, dưới tác động của Chúa Thánh Thần và được nuôi dưỡng bằng mọi chân lý đến từ Chúa Giêsu. Khi tụ họp với nhau hay khi làm việc thờ phượng cách riêng rẽ, chúng ta đều được Thánh Thần trợ giúp để có thể cầu nguyện, ngợi khen, thờ phượng, cảm tạ, tuyên xưng Chúa Kitô và Thiên Chúa.(x. Ep 5,18-20; 6,18; Rm 8,26-27; Cl 3,16-17).

Hãy tin vào Chúa Giêsu để lãnh nhận nước hằng sống, hầu mang lại sự sống đời đời là chính là Thánh Thần tình yêu của Thiên Chúa. Tin là gặp gỡ Chúa Giêsu như người phụ nữ Samaria và những người đồng hương của chị đã gặp và đã khám phá ra nguồn nước trường sinh. Niềm tin vào Chúa Giêsu là điều kiện cần thiết để được ơn cứu độ, và niềm tin ấy là hoa quả của Thánh Thần (x. Ga 5,22; 1Cor 1,9). Con người có niềm tin viên mãn cũng là con người đầy Thánh Thần (Cv 6,5; 11,24). Sứ vụ của Thánh Thần là củng cố, làm cho niềm tin phát triển và trở nên viên mãn. Thánh Thần làm cho chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô là Con Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết khao khát, tìm kiếm và sống các mầu nhiệm đức tin trong cuộc sống hằng ngày. Amen.

Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch