Thu_Nam_Tuan_ThanhThứ Năm Tuần Thánh, Năm A, B, C

Xh 12:1-8, 11-14; 1Cr 11:23-26; Ga 13:1-15

Chiều Thứ Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu theo bối cảnh lịch sử bữa ăn Vượt qua của người Do thái trong Cưu ước, chọn mừng lễ và chia sẻ bữa Tiệc li với các môn đệ trước khi chịu khổ hình và chịu chết. Ðó là bữa ăn Vượt qua của Tân ước, bữa tiệc Thánh thể đầu tiên trong Giáo hội mà Người thiết lập.

Bài trích sách Xuất hành hôm nay dạy ta bữa ăn Vượt qua là lễ ghi nhớ đêm mà thiên thần Chúa đi qua nhà của người Do thái mà không làm hại trong lúc họ sửa soạn trốn khỏi Ai cập (Xh 12:13). Thánh Phaolô nhắc lại biến cố này trong thư gửi tín hữu Corintô khi bảo họ vào tối hôm kỉ niệm lễ Vượt qua, Chúa Giêsu lập Bí tích Thánh thể (1Cr 11:23-25). Còn Phúc âm kể lại Chúa Giêsu cầm lấy bánh, biến thành mình Người và cầm chén rượu biến thành máu Người để làm của ăn uống thiêng liêng cho loài người (Mt 26:26-29). Như vậy việc cử hành tiệc Thánh thể đầu tiên thay thế bữa tiệc Vượt qua, cuộc giải thoát không phải khỏi cảnh nô lệ nhưng khỏi tội lỗi và sự chết.

Ðể tiếp tục Bí tích Thánh thể, Chúa Giêsu còn lập chức linh mục và bảo các tông đồ làm việc đó để nhớ đến Người (1Cr 11:24-25). Và như vậy Chúa chia sẻ chức linh muc với các tông đồ. Vậy khi ta cử hành sự hiện diện của Chúa trong Phép Thánh thể, không phải ta chỉ nhớ lại việc Chúa đã làm trong quá khứ, nhưng còn làm cho Mình và Máu Chúa Kitô, Ðấng đã hi sinh chịu chết để chuộc tội loài người, hiện diện giữa ta. Ðó chính là điều mà thánh Phaolô dạy: Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết cho tới khi Chúa lại đến (1Cr 11:26).

Trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu còn cho ta chứng từ phục vụ yêu thương đẹp đẽ bằng cách rửa chân cho các tông đồ. Rửa chân là việc làm của đầy tớ tại Pa-lét-tin vào thời Chúa Giêsu. Một việc của người đầy tớ là đổ nước lên chân của khách vừa vào nhà. Trong thời đại và trong xã hội văn minh giầu có khi đi ra ngoài nắng, người ta ngồi trong xe có máy lạnh và vào trong nhà cũng có máy lạnh, thì người ta có thể không thích nước lạnh đổ vào chân. Người ta còn tắm nước ấm trong nhà có máy lạnh nữa. Tuy nhiên vào ngày trời nóng mà bước đi trên đất cát không mang giầy, mà chỉ mang dép, mà không có vớ và không có máy lạnh trong nhà, người ta sẽ cảm thấy khoan khoái biết bao, nếu có ai đổ nước lạnh vào chân mình. Và đó là việc làm của người đầy tớ thời Chúa Giêsu.

Và đó là việc Chúa đã làm cho các môn đệ. Do đó mà thánh Phêrô đã phản đối: Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu (Ga 13:8)? Chúa Giêsu nhất định cứ làm việc rửa chân và Chúa bảo các tông đồ cũng hãy rửa chân cho nhau nghĩa là phục vụ lẫn nhau: Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’ và là ‘Chúa’, điều đó phải lẽ và quả thật như vậy. Vậy, nếu Thầy là Thầy và Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau (Ga 13:13-14).

Người đầy tớ rửa chân cho khách chủ nhà vì đồng lương hay vì được ăn ở miễn phí trong nhà chủ. Còn Chúa Giêsu làm việc rửa chân cho các tông đồ vì yêu. Trong xã hội thời ta đang sống, không còn thấy đầy tớ trong nhà. Người ta cũng không thấy ai rửa chân cho người khác, trừ ra cha mẹ rửa chân cho con cái nhỏ. Tuy nhiên có nhiều cách thế để phục vụ lẫn nhau. Người môn đệ Chúa được gọi để phục vụ lẫn nhau trong nhiều cách thế như Chúa đến để phục vụ chứ không phải để được phục vụ (Mc 10:45).

Trong vườn Ghết-se-ma-ni, khi các tông đồ đều thiếp ngủ, để Chúa Giêsu một mình trong cảnh sầu khổ, Chúa mới hỏi các ông: Các con lại không thức được với Thầy một giờ sao? (Mk 14:37). Khi bà Mẹ Têrêsa thành Calcutta được hỏi sao bà có đủ nghị lực để phục vụ trẻ nghèo bên Ấn độ một cách hăng say và liên tục như vậy? Bà trả lời bà được sức mạnh từ nơi Chúa Thánh thể và bà cầu nguyện hằng giờ trước Mình Thánh Chúa. Chúa Giêsu cũng muốn ta ở với Chúa một giờ bên Thánh thể Chúa ngự đêm nay hay khi nào khác xem, Chúa có thực sự hiện hữu không và xem Chúa có là sức mạnh, nguồn an ủi và hi vọng của đời ta không?

Lời cầu nguyện xin cho được cảm thấy đói khát của ăn thiêng liêng:

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể!

Trước khi về trời, Chúa lập Bí tích Thánh thể

để ở lại với loài người cho đến tận thế.

Chúa còn lập chức linh mục

để tiếp tục mầu nhiệm Thánh thể

và dạy các tông đồ bài học khiêm tốn phục vụ.

Xin cũng dạy con biết phục vụ trong khiêm hạ.

Và xin Mình Thánh Chúa mà con lãnh nhận,

dẫn đưa con đến sự sống muôn đời. Amen

Lm Trần Bình Trọng

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch