Đại Hội Gia Đình Thế Giới năm nay được tổ chức từ 22 đến 27 tháng 9/2015, tại Philadelphia, một thành phố miền Đông Nam Bang Pennsylvania, nằm bên tả ngạn bờ sông Delaware, USA, một thời là Thủ Đô Nưóc Cờ Hoa từ 1790 đến1800.

Lịch sử Đại Hội Gia đình Thế Giới

Từ năm 1994 là Năm Gia đình, Hội đồng Toà Thánh về Gia đình đã nhận trách nhiệm tổ chức các Đại hội Gia đình Thế giới ở: Roma, Ý Đại Lợi (1994); Rio de Janeiro, Ba Tây (1997); Roma, Ý Đại Lợi (2000); Manila, Phi Luật Tân (2003); Valencia, Tây Ban Nha (2006); Mexico City 2009; Milano, Ý Đại Lợi (2012); và năm nay tại Philadelphia, USA (2015). Từ khi được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thành lập và khuyến khích, Đại hội Gia đình Thế giới đã tìm phương thế củng cố mối liên kết thiêng liêng giữa các gia đình trên toàn cầu.

Chủ đề Đại Hội Gia đình Thế Giới 2015

WorldMeetingOfFamiliesPhiladelphia2015Chủ đề của Đại Hội Gia Đình Thế giới 2015 là: “Tình yêu là sứ mạng của chúng ta - để gia đình được sống dồi dào”. Chủ đề này được Tổng giám mục Philadelphia, Charles J. Chaput và  Tổng giám mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Gia đình, công bố trong cuộc họp báo ngày 13-05/2014 tại Philadelphia. Chủ đề được lấy cảm hứng từ tư tưởng của Thánh giáo phụ Irênê: “Vinh quang của Thiên Chúa là con người được sống dồi dào”.

Cùng tham dự buổi họp báo tại “Trung tâm Phục vụ Du khách’ trước “Hội trường Độc Lập” – một trong những biểu tượng vĩ đại của nền tự do tôn giáo trên thế giới– có Thống đốc bang Pennsylvania Tom Corbett và Thị trưởng Philadelphia Michael Nutter, cả hai là Đồng chủ tịch danh dự của Đại hội Các Gia đình Thế giới – Philadelphia 2015.

Vai trò của gia đình thường xuyên được đề cập đến trong triều Giáo hoàng Phanxicô. Chủ đề được chọn sẽ được dùng để hướng dẫn các nội dung giáo lí và xây dựng chương trình cho Đại hội. Dự kiến có khoảng 100 diễn giả phát biểu tại Đại hội, với hàng trăm ngàn người tham dự từ hơn 150 quốc gia.

Sửa soạn cho Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015

Năm 2014 là Năm Gia Đình có Thượng Hội Đồng Giám Mục khoá đặc biệt Thứ 3 được tổ chức tại Toà Thánh Vatican (kéo dài 2 tuần) với chủ đề: ‘Những thách đố về việc mục vụ gia đình trong bối cảnh loan báo Tin Mừng’. Trong những buổi phát biểu và thảo luận, các nghị phụ nêu lên những khó khăn thử thách và khủng hoảng thời đại, có ảnh hưởng không lành mạnh đến đời sống gia đình như: gia đình phân tán vì tị nạn, nam nữ sống chung mà không cưới hỏi, li dị-tái hôn, phá thai, kết hợp đồng tính - một hiện tượng mà xã hội đời nay gọi là 'hôn nhân đồng tính'. Thực sự thì đó không phải là hôn nhân mà chỉ là một giao kèo giữi hai người cùng phái. Rồi đề nghị đưa ra những giải pháp mục vụ gia đình như thông cảm, không kết án.

Theo Hồng Y Walter Kasper, người Đức đã về hưu, được Giáo Hoàng Phanxicô mời vào Hội Nghị, thì ý của Đức Phanxicô là muốn lắng nghe các nghị phụ phát biểu trong bầu khí tự do và cởi mở, về những cảm nghĩ của giáo dân trước những vấn đề liên quan đến đời sống hôn nhân/gia đình của họ như li dị-tái hôn, đồng tính, sống chung, ngừa thai, phá thai, v.v. Do đó khi những bài phát biểu được giới truyền thông gồm cả đạo lẫn đời tường thuật lại và suy đoán trên báo chí, truyền thanh, truyền hình và mạng tin hoàn cầu, khiến người tín hữu trên thế giới, trung kiên với Giáo Hội, tỏ ra lẫn lộn và lo âu về những giáo huấn truyền thống lâu đời của Giáo hội đang bị tấn công, làm lung lay và đảo lộn những giá trị cổ truyền cũa gia đình. Ngay cả những câu trả lời của mấy nghị phụ về những bài phỏng vấn của giới truyền thông trước những vấn đề luân lí hôn nhân và tính  dục cũng làm người tín hữu hoang mang.

Tuy nhiên mục đích của Thượng Hội Đồng Giám Mục khoá đặc biệt Thứ 3 được tổ chức tại Vatican năm 2014 là: (1) Lắng nghe những vấn đề khó khăn về luân lí mà một số gia đình ngày nay đang gặp phải. (2) Xét đến những trường hợp và hoàn cảnh của gia đình này với lòng thương xót và đồng cảm. (3) Bàn thảo để tìm phương thế tháp tùng với những gia đình như vậy mà vẫn đang đi tìm Chúa, đồng thời giúp họ tuyên xưng những đòi hỏi của Phúc âm và giáo huấn chính thức của Giáo Hội dựa trên Phúc Âm.

Để mở đường cho Đại Hội Gia Đình Thế giới năm 2015, trong buổi gặp gỡ chung hằng tuần ngày 22/04/2015 với hơn 40.000 tín hữu  và du khách hành hương, Đức Phanxicô nhắn nhủ: ‘Cần trả lại cho hôn nhân và gia đình chỗ đứng danh dự’.

Những diễn tiến của Đại Hội Gia Đình Thế Giới 2015 (Thời biểu).

Nhân dịp trước Đại Hội, Đức Phanxicô được mời diễn thuyết tại Lưỡng viện Hoa Kì ở Washington, DC và diễn thuyết tại Liên Hiệp Quốc ở New York. Đây là lần đầu tiên một giáo hoàng La mã được mời bày tỏ lập trường trước Quốc Hội Mĩ. Cách đây không lâu, Toà Thánh La mã và Hoa Kì không có liên hệ ngoại giao. Vatican và Hoa Kì chi thiết lập bang giao vào năm 1990 dưới thời Giáo Hoàng John Paul II và Tổng Thống Reagan.

Trong những ngày Đại hội có những bài hội học về những phương diện khác nhau của đời sống gia đình do những diễn giả giáo-phẩm-sĩ, cũng như giáo dân chuyên môn trình bày và được dịch sang tiếng Pháp, Ý, Tây Ban Nha và ngôn ngữ cho người khiếm thính Mĩ. Tiếng Việt được xin thêm vào sau này và được sử dụng giới hạn. Việc dịch sang tiếng ngoại ngữ có thể được dịch ngay tại chỗ cho ai muốn nghe bằng cách đeo máy vào tai, hoặc dịch trước rồi chiếu lên màn ảnh đồ sộ tuỳ theo khả năng ngoại ngữ của người dịch. Để có thể dịch ngay tại chỗ, người dịch phải có khiếu nói chung và khả năng ngoại ngữ nói riêng hoặc nói tiếng ngoại ngữ từ nhỏ. Thường những đại hội có tầm vóc quốc tế như thế này, ban tổ chức phải sửa soạn hàng năm, tìm diễn giả và người  dịch trước. Để bảo đảm tính cách đào sâu và mạch lạc của bài diễn thuyết, diễn giả phải viết ra bài thuyết trình trước, chứ không thể hay không được nói buông. Người dịch cũng cần có bản thuyết trình của dịch giả trước để xem và tìm hiểu ý nghĩa, rồi cân nhắc tiếng dùng để khi dịch tại chỗ hay dịch ra chiếu trên màn ảnh được trung thực.

(1). Thứ Ba: Chiều khai mạc Đại Hội với một buổi hội học về Đề tài: Sống Như Hình Ảnh Của Thiên Chúa: Được Tạo Dựng Để Chung Hưởng Niềm Vui Và Tình Yêu. Diễn giả: Lm Robert Barron. Thời gian: 2:30 PM – 3:30 PM

(2). Thứ Tư: với bốn buổi hội học về:

Đề tài 1: Ánh Sáng Của Gia Đình Trong Một Thế Giới Tối Tăm. Diễn giả: Hồng Y Robert Sarah. Thời gian: 10:30 AM – 11:30 PM

Đề tài 2: Những Đôi Vợ Chồng Thánh Thiện: Các Mô Hình Trên Đường Nên Thánh. Thời gian: 11:45 AM – 12:45 PM. Diễn giả: Ông Bà Christian Meert và Christine Meert.

Đề tài 3: Kiến Tạo Tương Lai: Đặc tính Của Tình Yêu Kitô-giáo. Diễn giả: Giáo sư Helen Alvaré. Thời gian: 3:00 PM – 4:00 PM

Đề tài 4: Hãy Xây Lại Hội Thánh Của Thầy..Và Bắt Đầu Từ Nền Tảng: Sống Đời “Hội Thánh Tại Gia.” Diễn giả: Tiến sĩ Timothy T. O’Donnell. Thời gian: 4:15 PM – 5:15 PM

(3). Thứ Năm: với bốn buổi hội học về:

Đề tài 1: Một Tặng Phẩm Của Thiên Chúa: Ý Nghĩa Của Tính Dục Con Người. Diễn giả: Tiến sĩ Juan Francisco de la Guardia Brin và bà Gabriela N. de la Guardia. Thời gian: 10:30 AM - 11:30.

Đề tài 2 : Yêu Thương Qua Các Thế Hệ: Ông Bà và Cha mẹ. Thời gian: 11:45 AM – 12:45 PM. Diễn giả: Catherine Wiley, Philip Butcher, và Michael La Corte.

Đề tài 3: Gia Đình: Một Mái Ấm Cho Con Tim Mang Thương Tích. Diễn giả: Hồng Y Luis Antonio Tagle. Thời gian: 3:00 PM – 4:00 PM

Đề tài 4: Sức Mạnh Của Gia Đình Trong Những Thời Điểm Xa Cách Nhau. Diễn giả: Lm John Paul Echert, Cha Antonio Lopez, F.S.C.B., và Tiến sĩ Joseph White. Thời gian: 4:15 PM – 5:15 PM

(4). Thứ Sáu: với hai buỏi hội học về:

Đề tài 1: Niềm Vui Của Tin Mừng về Đời Sống. Diễn giả: Hồng Y Seán Patrick O’Malley, O.F.M. Cap. và Mục sư Richard “Rick” Warren. Thời gian: 10:30 AM -11:30 AM.

Đề tài 2: Sứ Vụ **Khả Thi: Đến Với Tha Nhân Qua Những Phương Cách Chân Tình Và Hữu Hiệu. Diễn giả: Hồng Y Luis Antonio Tagle. Thời gian: 11:45 AM – 12:45 PM.

Danh mục của 11 Đề tài và danh tánh của Diễn giả là do CTCĐ BMV Gia Đình SG cung cấp.

(5). Thứ Bảy, 26 tháng Chín 2015

10g30:  Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ với các giám mục, linh mục và tu sĩ nam nữ của giáo phận Pennsylvania tại Nhà thờ chính toà hai thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia

16g45: Đức Phanxicô  Gặp gỡ về Tự do Tôn giáo với cộng đoàn Tây Ban Nha và các người di dân khác tại Hội trường Độc Lập ở Philadelphia

19g30: Đức Phanxicô  Tham dự Lễ hội Gia đình và Canh thức cầu nguyện tại Công viên B. Franklin Parkway ở Philadelphia.

GEDC0122Do sự phối trí và giàn xếp của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kì và Cộng Đồng Công Giáo VN tại Philadelphia, một Thánh lễ VN đồng tế được cử hành sáng Thứ bảy 26/9 lúc 10:00 sáng trong một đại thính đường tại Aspira Headstart Center do Tổng Gm Bùi Văn Đọc (Sài Gòn) chủ tế và giảng Lời Chúa, Hồng Y Nguyễn Văn Nhơn chủ toạ. Đồng tế có Gm Châu Ngọc Tri (Đà Nẵng), Gm Hoàng Đức Oanh (Kon Tum), Gm Nguyễn Thái Hợp (Vinh), Gm Đặng Đức Ngân (Lạng Sơn - Cao Bằng), Gm Mai Thanh Lương (Phụ Tá Orange, California), Gm Nguyễn Mạnh Hiếu (Phụ Tá Toronto, Ontario), với khoảng 150 linh mục VN tại Quê Hương,  Hoa Kì và hải ngoại. Cũng có chừng 60 nữ tu VN tham dự thánh lễ cùng với chừng 3.000 giáo dân VN tại Philadelphia, giáo dân VN ở những nơi khác trên đất Hoa kì và thế giới, đặc biệt tại Việt Nam.

Photo by MVVB

Cuối lễ Đức Hồng y được mời ngỏ lời.  Ngài cám ơn Ban Tổ chức do Đ.Ô Trịnh Minh Trí làm Trưởng Ban đã có nhã ý xin được có lễ VN cho quí vị Giám mục, linh mục, tu sĩ, giáo dân VN có dịp dâng lễ bằng tiến Me và gặp mặt. Ngài nhắc lại năm 2016 là Năm Lòng Thương Xót Chúa. Ngài kêu gọi: Lòng thương xót Chúa phải thấm nhập vào mỗi gia đình. Ngài cũng cho biết Tổng Giáo Phận Hà Nội được chọn là đại diện cho Châu Á, đón nhận sách Tin mừng Thánh Luca vì Tin Mừng Luca là Tin mừng bắt đầu từ gia đình và lòng Chúa thương xót. Sau lễ có bữa ăn trưa với thức ăn uống nhẹ và tiện cho mọi người.

GEDC0119 GEDC0129

Photos by MVVB

Video 1: Thánh Lễ đồng tế VN và việc xin phỏng vấn chớp nhoáng Tổng Gm Bùi Văn Đọc.

{rokbox title=|Video Lễ VN tại ĐHGĐTG 2015 Philadelphia| size=|fullscreen|}https://www.youtube.com/watch?v=u-NgT2cyBuw&feature=youtu.be{/rokbox}

TUyen-1 Trang-6 Trong_

Photos by MVVB

Video 2: Phỏng vấn Ông Đại diện Cộng Đồng Công Giáo VN Tổng Gp Philadelphia, đồng thời là Phó Chủ tịch giàn xếp, phối trí và tổ chức Lễ VN dịp Đại Hội Gia Đình Thế giới.

{rokbox title=|Video Phỏng vấn BTC TLVN ĐHGĐTG 2015 Philadelphia| size=|fullscreen|}https://www.youtube.com/watch?v=GkyG2RQ-hJI&feature=youtu.be{/rokbox}

(6). Chúa nhật, 27 tháng Chín 2015

09g15:  Đức GH gặp gỡ các giám mục tham dự Đại hội Thế giới các Gia đình tại Chủng viện Thánh Carôlô Borrômêô ở Philadelphia

11g00:  Thăm các tù nhân tại nhà tù Curran-Fromhold ở Philadelphia

16g00:  Cử hành Thánh lễ bế mạc Đại hội Thế giới các Gia đình tại Công viên B. Franklin Parkway ở Philadelphia.

WFCPhilly-2015

19g00:  Chào thăm Uỷ ban tổ chức, các thiện nguyện viên và các nhà hảo tâm tại sân bay quốc tế Philadelphia

19g45:  Nghi lễ tạm biệt

20g00:  Rời Philadelphia trở về Roma.

Những con số người ước lượng tham dự Đại Hội.

Theo Tổng Giám mục Chaput của Tổng Giáo Phận Philadelphia, thì có chừng 17 ngàn người ghi danh tham dự Đại Hội từ 150 quốc gia; 700 ngàn người dự Đêm Hội gia đình tối Thứ Bảy tại Benjamin Franklyn Parkway; 1 triệu rưỡi người dự thánh lễ bế mạc cũng tại Benjamin Franklyn Parkway – Đài CNN ước lượng hơn một triệu. Liên Đoàn Công Giáo VN tại Hoa Kì cho biết có khoảng 1.400 người VN ghi danh tham dự Đại Hội. Riêng Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình (VN tại Mĩ) đã tình nguyện ghi danh và giữ phòng khách sạn cho 700 người Việt.

Những diễn tiến trong ngày Đại Lễ bế mạc.

Vì là thành phố cổ, không có công viên đồ sộ, mà phải dùng khu công viên  Benjamin Franklin Parkway, nên phải giàn xếp cho khách dự đứng dọc theo đại lộ dài, đât những màn ảnh khổng lồ ở từng chặng đường cho người tham dự đêm hội gia đình và lễ kết thức. Với số lượng người đông đảo như vậy, người ta thấy hàng ngàn cảnh sát và lính biên phòng của Bang Pensylvania giữ trật tự an ninh và chỉ đường vào rồi ra địa điểm, lại còn có sự tăng cường của cảnh sát thành phố Camden của Bang New Jersey bên cạnh và cả quân nhân từ Gia Nã Nã Đại xuống hõ trợ. Người ta cũng dể dàng nhìn thấy hàng ngàn nhân viên tình nguyện khoác áo choàng mầu vàng để hướng dẫn người dự lễ. Cảnh sát cũng như thiện nguyện viên đều tỏ vẻ thân thiện và sẵn sàng chỉ dẫn khi được hỏi han.

Thành Phố Philadelphia đã phải đặt 4000 phòng vệ sinh di động để phục vụ con số người tham dự từ chiều hôm trước và cho cả ngày hôm sau. Mặc dầu có ống thoát mùi lên nóc phòng vệ sinh, nhưng không có và không thể sối nước nên sáng hôm Thứ Bảy vào đó đã có mùi xú khí bốc lên rồi. Có những người nói có mang đồ ăn, và nước uống được cung cấp nhiều vậy mà không dám uống vì sợ phải đi phế thải mà về bị mất chỗ. Người ta còn đặt những phòng vệ sinh ngay cả ở những trạm xe lửa được chỉ định đón người tham dự Đêm Hội gia đình và lễ bế mạc cách địa điểm hành lễ cả chục dậm. Người tham dự phãi mua vé trước và trước khi lên xe lửa có cảnh sát dđứng sẵn để kiểm vé. Nhiều đường xá trong thành phố bị cấm. Ngay cả tại thị xã Malvern, cách địa điểm hành lễ cà chục dậm mà sáng Thứ Bảy đã thấy bảng cấm xe đậu bên đường.

Vì vấn đề an ninh của Thành phố, người tham dự phải đối đầu với nhiều trở ngại. Có tất cả 14 lối vào lễ đài mà người tham dự phải nhúc nhích từng bước đi, rồi đứng đợi hồi lâu, rồi lại nhúc nhích đi tiếp từng bước. Trước trạm kiểm soát cho vào khu vực cho người có vé dự lễ, người ta thấy cả thùng táo bị tịch thu. Nghe nói Cơ quan tổ chức sợ rằng có người dùng để liệng vào vị Quốc khách khi Ngài đi qua chăng. Nếu lí luận như vậy thì người ta cũng có thể dùng chai nước cổ rụt mà liệng vào ngài được. Tuy nhiên chai nước cổ rụt thì không bị tịch thu.

Có những người và cả gia đình từ xa đến ngủ đêm ngay tại địa điểm hành lễ. Những hãng chế tạo nước uống tinh khiết cung cấp hàng ngàn chai nước cổ rụt để ở những lối đi bộ vào cho khách hành hương. Có những người đã đến Philadelphia hay ngoại ô rồi mà phải bỏ nhà từ 6 giờ sáng với hi vọng kịp dự Thánh lễ lúc 4 giờ chiều. Có cả những linh mục có ghi tên và có số vé đồng tế lễ nhưng vì không đến trước giờ lễ đủ giờ để được kiểm soát nên không được lên bàn thờ.

Trước lễ xe chở Đức Giáo hoàng đi vòng quanh khu vực người có vé để dân chúng có thể thấy dung nhan Ngài và Ngài có thể vẫy tay chào.. Hai bên đường xe Ngài đi có hàng rào sắt dựng chắc chắn. Người đứng sát hàng rào bên ngoài chỉ cách xe Ngài đi chừng 2 hay 3 mét. Tuy nhiên  bố mẹ có con nhỏ cũng khó giang tay trao con cho Ngài ban phép lành. Đó là điều một số cha mẹ có con nhỏ muốn và đó là điều mà xem ra Ngài thích.

Vậy mà có những vợ chồng trẻ nhưng với lòng đạo đức truyền thống, không ngại vất vả phải len lỏi đi cho mình và dắt cả một đàn trẻ có 3, 4, 5 con nhỏ, có con còn bế trên tay đi dự. Có những người ngồi xe lăn được người thân giúp đun đẩy đi. Đi mội mình mà chen chúc như vậy cũng vất vả huống chi còn đẩy xe lăn và dẫn cà một đàn con. Tuy nhiên thấy họ vẫn vui chấp nhận. Lúc đi vào đợi lâu và lúc về thấy dáng mệt mỏi hiện trên nét mặt của nhiều người. Về đến nhà mãi tới 9, 10, 11 giờ đêm.

Chính quyền thành phố vì quá quan tâm đến vấn đề an ninh, nên ngay trong buổi lễ còn cho xe  cảnh sát, cả xe quân sự đi lại, xe cấp cứu với nhân viên an ninh và chó nghiệp vụ đi ngửi những túi rác bên hàng rào dọc theo lối đi. Ở bên cánh trái gần bàn thờ là nơi đặt trạm cứu thương, có 5 xe cứu thương đậu túc trực. Trong lễ có hai xe được dùng chở người đi cấp cứu. Ban trưa có một xe len lỏi giữa rừng người vào chở người đi cấp cứu. Trong lễ có mấy xe nổ máy đâu trên đường vào lễ đài, khiến  một người đàn ông dự lễ khó chịu nói to tiếng bảo cắt tiếng động đi. Nhìn lên sân thượng mái nhà hai bên đường theo lối đi của vị Quốc khách để chào thăm người dự lễ, người ta có thể thấy những nhân viên an ninh đăm chiêu nhìn xuống quan sát. Có thể có những tay súng thiện xạ đeo ống nhòm dài trong tư thế sẵn sàng bóp cò nhắm vào những tên ác ôn côn đồ hay những gã mang bệnh tâm thần ra tay gây khủng bố..

Như vậy thì những Giáo hội và quốc gia muốn Giáo hoàng La Mã đến thăm cần xét xem quốc gia và giáo hội địa phương có thể cung cấp được những dịch vụ an ninh cho vị quốc khách và nhu cầu cá nhân cho người tham dự, không hẳn là như vậy, nhưng có thể đạt tới mức tối thiểu được không?

Mục đích của việc đi dự Đại Hội Gia Đình thế giới

Đi dự Đại Hội Gia Đình thế giới là để nghe thuyết giảng về tầm quan trọng và cần thiết của đời sống gia đình trong thế giới hiện tại đầy dẫy những cám giỗ, những trở ngại cho nếp sống gia đình và cầu nguyện cho đời sống gia đình được hạnh phúc và bền vững. Đi dự Đại Hội gia đình thế giới là để nuôi dưỡng và phát triển căn tính gia đình trong tâm tư và hành động của mỗi người. Khi căn tính gia đình được vững mạnh nơi gia đình mình, người ta sẽ cổ võ đời sống gia đình đến những gia đình mà họ tiếp xúc. Khi nhớ lại việc đi dự Đại hội Gia đình Thế giới, nhất là xem lại những hình ảnh về Đại hội sẽ giúp người ta tự nhủ: À, hồi đó mình đã dự, đã nghe thuyết giảng về đời sống gia đình và đã cầu nguyện cho đời sống gia đình nữa. Như vậy mình phải làm sao để sửa soạn cho con cháu bước vào đời sống gia đình và làm sao để nuôi dưỡng và làm phát triển đời sống gia đình. Chỉ nguyên việc hiện hiện tại Đại hội Gia đình Thế giới cũng giúp cổ võ cho tầm quan trọng của đời sống gia đình, cổ võ việc giữ gìn giao ước hôn nhân, cổ võ cho những giá trị nhân bản và đạo hạnh của đời sống gia đình. Còn người không đi dự Đại Hội Gia Đình Thế GIới được thì đọc lại những tài liệu về việc thăng tiến hoá đời sống gia đình và coi lại những hình ảnh của Đại Hội Gia Đình Thế GIới để giúp mình thăng tiến hoá đời sống gia đình và cổ võ và cầu nguyện cho đời sống gia đình.

Làm gì sau Đại Hội Gia Đình Thế giới 2015

Căn cứ vào bản đúc kết của Thượng Hội Đồng Giám mục Bất thường về gia đình năm 2014 cũng như những bài giáo lí chuẩn bị cho ĐHGĐTG tại Philadelphia 2015 và những thảo luận sau mỗi bài giáo lí, và vào những bài phát biểu trong ĐHGĐTG 2015, Thượng Hội Đồng Giám mục Thông thường, được triệu tập từ 04-25 Tháng 10/2015 sẽ đưa ra những đường hướng mục vụ chính thức cho gia đình trước những đổi thay, những trở ngại và thách đố của gia đình trong thế giới hiện tại và hiện đại. Trong khi chờ đợi những đường hướng chính thức về luân lí gia đình trong thế giới hiện tại/hiện đại, người tín hữu cần tiếp tục củng cố và cổ võ đời sống gia đình và cầu nguyện với niềm hi vọng và tin tưởng vào chương trình quan phòng của Thiên Chúa.

Gia Nhân / Báo Điện Tử MVVB