Sách được dịch giả Mai Sơn chuyển ngữ từ tác phẩm “Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu” của tác giả người Mỹ Monique Brinson Demery, phát hành tháng 5/2013.

Dịch giả Mai Sơn nói sách vừa ra về bà Trần Lệ Xuân “trả lại đúng chỗ và đúng lúc giá trị của một nhân vật lịch sử' của miền Nam.

160205092521_tran_le_xuan_Dịch giả Mai Sơn cảm nhận bà Nhu "là một nhân vật bản lĩnh, có học thức, tư chất làm chính trị, quyết đoán và sắt thép". CopyrightGetty

Tác phẩm do công ty Sách Phương Nam liên kết với Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn ấn hành.

Bà Trần Lệ Xuân, thường được gọi là bà Nhu theo tên chồng Ngô Đình Nhu, sinh ngày 15/4/1924 tại Hà Nội, qua đời ngày 24/4/2011 tại Rome, Ý.

Britannica mô tả bà Nhu là “chính khách có quyền lực đáng kể đứng sau người anh chồng - Tổng thống Nam Việt Ngô Đình Diệm từ năm 1955 đến khi ông bị ám sát năm 1963.

Bà sinh ra trong một gia đình Phật giáo quyền quý, nhưng bà theo đạo Công giáo khi kết hôn với ông Ngô Đình Nhu năm 1943”.

Hôm 5/2, từ TP. Hồ Chí Minh, trả lời câu hỏi của BBC "Liệu bản sách dịch có bị lược bỏ những chi tiết hoặc đoạn nào so với bản gốc tiếng Anh. Nếu có thì việc này có được sự đồng ý của tác giả?", dịch giả Mai Sơn đáp:

Khi tôi dịch thì dịch nguyên văn, nhưng trong quá trình duyệt bản thảo và cấp giấy phép ở Hà Nội, họ có đề nghị tôi xem lại một số câu chữ mà họ tô đậm trong bản dịch.

Có thể là bản sách cuối cùng có một số đoạn đã bị lược bỏ hoặc cắt so với bản gốc nhưng vì sách mới ra, tôi chưa có thời gian xem lại họ bỏ những đoạn nào. Việc công ty làm sách thỏa thuận thế nào với tác giả thì tôi không được biết vì tôi chỉ cố gắng làm tròn công việc dịch thuật của mình.

160205093149_tran_le_xuan_Bà Nhu cùng con gái trong chuyến thăm Mỹ tháng 10/1963. CopyrightGetty

BBC:Việc xin giấy phép cho cuốn này có gặp trở ngại gì không?

Năm ngoái tôi bỏ ăn Tết để dịch theo yêu cầu của công ty làm sách cho kịp tiến độ dự trù là xuất bản vào tháng 4/2015, nhân dịp 40 năm sự kiện 1975.

Nhưng rồi khâu cấp phép gặp một vài trắc trở, mà tôi không rõ lý do chính xác nên đến nay sách mới phát hành được. Dù vậy, tôi nghĩ đây cũng là thời điểm thích hợp để người ta mua cuốn sách về một nhân vật lẫy lừng của Sài Gòn và đọc trong những ngày xuân sắp đến.

BBC: Liệu việc cấp giấy phép xuất bản cho “Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng” có phải là chỉ dấu cho thấy giới kiểm duyệt sách ở Hà Nội đã thông thoáng hơn với những tác phẩm về nhân vật thuộc chính quyền Sài Gòn?

Tôi nghĩ thế này, chính quyền thời nào thì cũng tuyên truyền. Nhưng thời gian trôi đi, những điều có giá trị trong lịch sử lại nổi lên một khi chính quyền thông thoáng hơn trong việc xuất bản.

Thoát khỏi media playergiúp đỡ với media playerRa khỏi media player. Bấm enter để quay lại hay tab để tiếp tục.

Những nhân vật tầm cỡ như bà Nhu luôn được người dân dành tình cảm và giới trí thức nhìn nhận. Tôi cho rằng việc xuất bản cuốn này giống như là trả lại đúng chỗ và đúng lúc cái nhìn khách quan về một nhân vật trong lịch sử.

Trước cuốn này, tại Việt Nam đã ấn hành một số cuốn sách về bà Nhu mà những người đọc rồi nói với tôi rằng nội dung những cuốn đó chủ yếu xoáy vào cuộc đời tình ái với nhiều chi tiết có phần thêu dệt, hư cấu về bà Nhu.

'Quyết đoán và sắt thép'

BBC:Vậy điều gì khiến ông tin rằng tác giả Monique Brinson Demery có cái nhìn khách quan về bà Nhu trong cuốn sách này?

Tôi được biết tác giả đã dành 10 năm ròng rã để thu thập tư liệu lịch sử về Nam Việt cũng như bỏ nhiều công sức để phỏng vấn bà Nhu. Khi dịch, đối chiếu với những gì mình hiểu biết về chế độ Sài Gòn, một số sự kiện lịch sử như vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức, vụ đảo chính…, tôi thấy tác giả cố gắng chuyển tải nhân vật và câu chuyện khách quan như nó vốn có.

160205083140_ngo_dinh_le_thuy_Ngô Đình Lệ Thủy, con gái của ông bà Ngô Đình Nhu. Copyright

BBC:Cảm nhận của cá nhân ông về bà Nhu khi dịch cuốn này?

Đấy là một nhân vật bản lĩnh, có học thức, tư chất làm chính trị, quyết đoán và sắt thép. Bà là người phát động phong trào nữ quyền thời chế độ miền Nam, bảo vệ giá trị hôn nhân - gia đình, cũng như không tàn bạo đến độ đàn áp Phật giáo như có một thời gian người ta tuyên truyền.

BBC:Ngoài bà Nhu, có nhân vật thời chế độ Sài Gòn mà ông muốn làm sách?

Có lẽ là đại tướng Dương Văn Minh (Big Minh). Cuộc đời ông có nhiều sự kiện, chi tiết bí ẩn khiến người ta quan tâm và cũng gây tranh cãi. Ông được cho người cứu được Sài Gòn thoát khỏi nguy cơ bị tàn phá vào lúc cuối.

BBC Tiếng Việt