HungerTrong hai ngày 1-2 tháng 6 vừa qua (2012) đại hội quốc tế về nạn đói và an ninh lương thực trên thế giới đã diễn ra tại Vienne, thủ đô nước Áo. Đại hội do Caritas Quốc Tế, Caritas Áo và Caritas Âu châu cùng tổ chức, với sự tham dự của 700 người gồm các đại diện Caritas quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự, các đại diện chính quyến và các cơ cấu quốc tế đến từ khắp nơi trên thế giới. Mục đích đại hội là tìm ra các giải pháp toàn cầu lâu bền cho 1 tỷ người trên thế giới đang phải đau khổ vì bị đói.

Trong số 35 thuyết trình viên thuộc 20 quốc gia khác nhau có ông Kofi Annan, nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, hiện là đặc sứ của Liên Hiệp Quốc và Liên Minh A Rập tại Siria. Nhưng ông đã không thể tham dự đại hội và ông Tesafai Tecle, nguyên phó giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế FAO đã thuyết trình thay. Ngoài ra cũng có bài thuyết trình của Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, chủ tịch Caritas Quốc Tế. Trong bài tham luận Đức Hồng Y khẳng định rằng ”Nạn đói trên thế giới không phải là một định mệnh, đó là một thảm kịch có thế tránh được”.

Sáng 14-6-2012 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã tiếp kiến ông José Graziano da Silva, Tổng giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế viết tắt là FAO.

Thông cáo Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc hội kiến đã diễn ra trong tình thân hữu. Dấn thân của Tòa Thánh và Giáo Hội công giáo chống lại nạn đói và nghèo túng được đánh giá cao, nhất là tại Phi châu, và nhằm sửa chữa tình hình an ninh lương thực thế giới đang gây ra nhiều lo âu hiện nay. Hai bên cũng ghi nhận rằng mặc dù có đủ các tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu thực phẩm của toàn thế giới, vẫn còn có các chướng ngại thuộc trật tự quốc tế, xã hội và chính trị ngăn cản việc thỏa mãn các nhu cầu ấy. Tòa Thánh và tổ chức FAO cầu mong rằng lãnh vực nông nghiệp tái chiếm vai trò hàng đầu trong chiến lược phát triển và có được sự bảo đảm bình đẳng và hữu hiệu hơn trong việc điều hành hệ thống lương thực.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của ông Thorfinnur Omarson thuộc tổ chức Caritas Âu châu về đại hội nói trên.

Hỏi: Thưa ông Omarson, ông có thể cho biết mục đích của đại hội do Caritas quốc tế và Caritas Áo triệu tập tại thủ đô Vienne hồi đầu tháng 6 này là gì không?

Đáp: Mục đích đại hội là để thông tin tức liên quan đến nạn đói trên thế giới. Như qúy vị đã biết, hiện nay trên thế giới có 1 tỷ người phải đau khổ vì nạn đói, trong khi một phần ba thực phẩm trên thế giới này bị phung phí. Vì thế đây là một hiện tượng toàn cầu cần phải đương đầu. Đây là một trong các yếu tố nền tảng của toàn công việc làm của tổ chức Caritas quốc tế và các Caritas quốc gia: đó là chiến đầu chống lại nạn nghèo đói.

Hỏi: Thưa ông, chúng ta hay nói về cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng có lẽ chúng ta quên nạn nghèo đói trên thế giới, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng vậy, đó là điều chúng tôi cũng kinh nghiệm. Chẳng han như tại Bruxelles này, chúng tôi có các cuộc gặp gỡ để thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế, và tìm các giải pháp để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này, cũng như cải tiến việc phát triển kinh tế và các vấn đề liên hệ. Nhưng chúng tôi chắc chắn là việc gia tăng kinh tế sẽ không giải quyết được ngay lập tức vấn đề nạn đói. Còn có các xáo trộn khác cần phải đối phó, và vì thế chúng ta không được quên vấn đề nghiệm trọng này của nạn đói.

Hỏi: Thế theo ông chúng ta có thể làm gì bậy giờ?

Đáp: Qua đại hội này tổ chức Caritas đã đưa ra nhiều thỉnh cầu và đề nghị với những giới chức có nhiệm vụ phải lấy các quyết định trên bình diện toàn cầu, cũng như trên bình diện đại lục âu châu và trên bình diện quốc gia. Trước hết điều rất quan trọng là mỗi người phải thừa nhận quyền của mọi người có thực phẩm để nuôi thân. Đây là điều phải được thừa nhận và tôn trọng trên bình diện toàn cầu. Ngoài ra, cũng là điều quan trọng phải nâng đỡ sinh hoạt nông nghiệp và các gia đình nông dân. Chúng ta phải tránh việc giảm thực phẩm vì lý do khí hậu thay đổi, là vấn đề ngày càng nghiêm trọng hơn. Như vậy chúng ta phải đương đầu với rất nhiều vấn đề trong cùng một lúc.

Hỏi: Ông nghĩ gì về các lý do cơ cấu gây ra nạn nghèo đói trên thế giới này?

Đáp: Có nhiều lý do khác nhau. Tổ chức Caritas đã tiếp nhận điều tổ chức Lương Nông Quốc Tế đề ra liên quan tới các đường hướng về quyền sở hữu đất đai, để bảo đảm các quyền của người dân địa phương có đất đai và được che chở khỏi tệ nạn khai thác cho thuê đất canh tác, là tệ nạn hiện hữu tại nhiều vùng trên thế giới. Caritas yêu cầu có một cơ cấu trách nhiệm để theo dõi các vụ phản đối xảy ra trong lúc đưa ra quyết định về đất đai, làm sao để trong các trường hợp vi phạm, đất đai được giao trở lại cho các sở hữu chủ hợp pháp, theo luật lệ. Đây là một vấn đề xảy ra tại nhiều nước trên thế giới.

*** Tiếp theo đây là một số nhận định của ông Paolo Beccegato đặc trách Caritas Quốc Tế phân bộ Italia, và ông Giacomo Guerrera, chủ tịch UNICEF Italia.

Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh hiện nay cũng đang gây ra nhiều khó khăn cho các tổ chức nhân đạo quốc tế kể cả Caritas, và nó đè năng trên các dân tộc nghèo đói trên thế giới. Dân chúng không thiếu lòng quảng đại, nhưng tình hình kinh tế khó khăn khiến cho các đóng góp của họ cũng giảm sút nhiều.

Hỏi: Thưa ông Beccegato, cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đang gậy khó khăn cho cả các tổ chức bác ái quốc tế, có phải thế không?

Đáp: Vâng, nhìn vào tình hình thế giới và qua các trao đổi với các nhân viên Caritas khác, tôi có thể nói là đúng như thế. Lý do chính gắn liền với việc giảm tài trợ, nhất là từ phía các chính quyền và các tổ chức liên hệ. Vì thế dấu hiệu mà Caritas Quốc Tế và Caritas Âu châu nhận được trong các cuộc họp mới đây giữa hai bên là một tín hiệu gây âu lo. Bởi vì nhiều Caritas đặc biệt là của các nước Bắc Âu châu đã từng có thể bảo đảm cho việc tài trợ liên tục các dự án trên toàn thế giới, đang giảm thiểu các năng động từ nhiều năm nay của mình, vì trong lúc này các ngân qũy giảm khá nhiều. Tuy nhiên, mặt khác cũng cần nói rằng tình liên đới từ hậu tầng giữa người dân với nhau gia tăng. Có lẽ vì họ cùng sống kinh nghiệm nghèo túng gia tăng và gần gũi với thực tại nên nhiều người cũng biết liên đới với nhau hơn. Đây là một dữ kiện tích cực về phẩm chất cần được nhắc tới.

Hỏi: Vậy thì đâu là các lãnh vực bị thiệt thòi nhiều nhất, thưa ông?

Đáp: Trên bình diện kinh tế thì chắc chắn đó là sự suy giảm các khoản thu nhập bình thường. Vì thế trong các trường hợp khẩn cấp, nhờ giới truyền thông, tình liên đới không thiếu trên tất cả mọi bình diện. Nhưng các tình trạng nghèo túng bình thường tại Italia, tại Âu châu và trên thế giới, nạn nghèo túng tột độ, các cảnh nghèo túng bị lãng quên... những người sống trong hoàn cảnh như thế càng ngày càng gặp khó khăn trong việc tài trợ, so sánh với điều xảy ra cách đây vài năm, đặc biệt là hồi năm 2008.

Hỏi: Thưa ông, hiện nay có nhiều tình trạng khẩn cấp tại Italia cũng như trên thế giới, đâu là những vùng đáng được chú ý trợ giúp nhiều hơn?

Đáp: Tình trạng khủng hoảng tại Italia và Âu châu đang gây ra khó khăn lớn. Các đơn xin trợ giúp được gửi tới các trung tâm lắng nghe của chúng tôi, tới các Caritas giáo phận và giáo xứ, cũng như mọi cơ cấu liên hệ gia tăng nhiều và liên quan tới cả người dân Ý, kể cả giới trẻ. Hầu hết là các đơn xin việc làm. Họ là những người rất có phẩm cách, mà chúng tôi không hề quen biết, và chúng tôi tìm cách can thiệp để giúp họ. Đây không phải là các trợ giúp bình thường.

Còn trên bình diện quốc tế thì có nạn đói trong vùng Sahel bên Phi châu, đặc biệt là tại các nước như Niger, Mali, Burkina Faso. Nhưng cũng có cả một vùng rộng lớn chạy dài từ Senegal cho tới Sudan nữa, với nạn hạn hán kéo dài gây ra cảnh mất mùa đói kém liên lụy đến 13 triệu dân trong vùng. Ngoài ra còn có các mặt trận khác nữa như các cuộc chiến bị lãng quên, các tình trạng khẩn cấp bị lãng quên... ít báo chí thế giới nói đên, nhưng các lời kêu cứu được gửi tới chúng tôi hàng ngày.

*** Tiếp theo đây là một vài nhận định của ông Giacomo Guerrera, Tổng giám đốc tổ chức Lương Nông Quốc Tế.

Hỏi: Thưa ông Tổng giám đốc, nghe nói tổ chức Lương Nông Quốc Tế đã phát động chiến dịch quyên góp cứu đói, có đúng thế không?

Đáp: Vâng, đúng vậy. Chúng tôi đã phát động chiến dịch có khẩu hiệu là ”Chúng tôi muốn có số dêrô”: dêrô số trẻ em bị chết yểu. Hiện nay mỗi ngày có 22.000 trẻ em bị chết vì các thứ bệnh có thể chữa được. Chúng ta có thể làm được một cái gì đó cho các em. Chúng tôi đã phát động chiến dịch vì tin tưởng nơi lòng quảng đại của người dân Italia, đã luôn luôn tích cực tham gia vào các sáng kiến của chúng tôi. Họ có thể gửi một sứ điệp SMS vào số 45505 trên điệm thoai di động hay qua điện thoại thường. Chỉ đơn sơ như vậy thôi sẽ có hàng triệu trẻ em được cứu sống. Và chúng tôi đã gặt hái thánh công. Trong một thế hệ chúng tôi đã giảm được phân nửa số trẻ em bị chết yểu vì các tật bệnh thông thường.

Hỏi: Tổ chức Nhi Đồng Thế Giới UNICEF có cảm thấy bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế không thưa ông? Và đâu là các lãnh vực được tổ chức chú ý nhất hiện nay?

Đáp: Cũng như mọi tổ chức quốc tế khác UNICEF cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng như lý do thứ nhất. Nhưng cũng có các biến cố khác nữa xảy ra như động đất. Các trợ giúp cũng được hướng tới các nạn nhân này nữa.

Các vùng gây âu lo nhất là các nơi có ”các tình trạng khẩn cấp bị che giấu”. Khi mới xảy ra thì được giới truyền thông chú ý, rồi sau đó bị bỏ quên. Tôi có ý nói tới nạn đói vùng Sừng Phi châu, tại Sahel và Haiti cũng như tại Libia, nơi chúng tôi đã thành công trong việc gửi 1,2 triệu trẻ em tới trường trở lại. Nhưng còn có rất nhiều vấn đề liên quan tới các dân tộc bị cưỡng bách di cư sang các nước láng giềng nữa.

(RG 25-5-2012; RG 1-6-2012)

Linh Tiến Khải

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch