VATICĂNG: Các linh mục phải biết học hỏi sống mệt mỏi một cách lành mạnh và thánh thiện, trong tâm tình tín thác nơi Thiên Chúa Cha và Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành tối cao.

ĐTC Phanxicô đã đưa ra lời mời gọi trên đây trong bài giảng thánh lễ làm phép Dầu cử hành lúc 9. 30 sáng Thứ Năm Tuần Thánh hôm qua trong đền thờ thánh Phêrô. Quảng diễn ý nghĩa các bài đọc ngài nói: Sự kiện Thiên Chúa xức dầu thánh hiến chúng ta là các linh mục, bạn hữu của Chúa Giêsu, Con của Ngài, để chúng ta cũng xức dầu cho dân Chúa dẫn đưa chúng ta tới sự mệt mỏi. Chúng ta sống bổn phận đó trong mọi hình thức: từ cái mệt mỏi bình thường của công tác tông đồ hằng ngày cho tới sự mệt mỏi của tật bệnh và cái chết, bao gồm cả việc bị tiêu hao trong sự tử đạo. Sự mệt mỏi đó của đời linh mục giống như hương trầm lặng lẽ bay lên Trời. Sự mệt mỏi của đời linh mục chúng ta bay thẳng tới con tim của Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, cũng xảy ra là sức nặng của công việc mục vụ khiến cho chúng ta bị cám dỗ nghỉ ngơi trong bất cứ cách nào. Sự mệt mỏi của chúng ta quý báu trước mắt Chúa Giêsu là Đấng tiếp đón và nâng chúng ta dậy: “Các con hãy đến cùng Thầy khi mệt mỏi và bị áp bức và Thầy sẽ bổ sức cho” (x, Mt 11,28). Khi mệt mỏi mà biết có thể quỳ thờ lậy và nói “Lạy Chúa, đủ rồi” và đầu hàng trước Thiên Chúa Cha, thì chúng ta không ngã gục, nhưng được canh tân và biến đổi. Một trong những chià khóa sự phong phú của đời linh mục là biết nghỉ ngơi khi mệt mỏi.

OSSROM25978_ArticoloĐTC chủ sự thánh lễ làm phép Dầu trong Đền Thờ Thánh Phêro - OSS_ROM

Tiếp tục bài giảng ĐTC đưa ra mấy câu hỏi giúp các linh mục xét mình: Tôi có biết nghỉ ngơi bằng cách tiếp nhận tình yêu, sự nhưng không và tất cả sự trìu mến mà dân Thiên Chúa ban tặng cho tôi không? Hay sau công việc mục vụ tôi tìm các nghỉ ngơi tinh vi hơn, không phải kiểu nghỉ ngơi của người nghèo, mà các kiểu nghỉ ngơi do xã hội tiêu thụ cống hiến? Chúa Thánh Thần có phải là “sự nghỉ ngơi trong lao nhọc” đối với tôi không, hay chỉ là Đấng khiến tôi làm việc? Tôi có biết xin sự trợ giúp của một linh mục khôn ngoan không? Tôi có biết nghỉ ngơi khỏi chính mình, khỏi việc tự đòi hỏi chính mình, khỏi việc lấy mình làm điểm tham chiếu không?

Nhiệm vụ của linh mục là đem Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo sự giải thoát cho người lao tù, việc chữa lành cho người mù, trả tự do cho người bị áp bức, và công bố năm hồng ân của Chúa. Tất cả các công việc bề ngoài cũng như các công việc đào tạo tín hữu không phải là dễ dàng. Chúng đòi hỏi sự cảm thương, vui với ngưòi vui, khóc với người khóc… vị linh mục là người bị xé nát thành hàng ngàn mảnh nhỏ, bị ngưởi ta ăn. Nhưng các lời “Hãy cầm lấy mà ăn, hãy cầm lấy mà uống” là những lời mà linh mục của Chúa Giêsu luôn thì thầm, khi săn sóc dân Chúa. Như thế đời linh mục của chúng ta đuợc cho đi trong phục vụ, trong việc gần gũi với dân Chúa khiến chúng ta mệt mỏi.

Tiếp đến ĐTC đề cập đến các mệt nhọc khác nhau trong đời linh mục. Có sự mệt nhọc tốt và lành mạnh, tràn đầy hoa trái và niềm vui, vì nó phát xuất từ công việc mục vụ, từ các sinh hoạt đa diện lo lắng cho dân Chúa. Nó là một ơn thánh nằm trong tầm tay của mọi linh mục. Đó là sự mệt nhọc của vị mục tử có mùi của chiên. Là bạn của Chúa Giêsu Phu Quân,  linh mục không thể có gương mặt chua như giấm, than van, hay tệ hại hơn chán ngán. Có sự mệt nhọc của các thù địch. Ma quỷ và những kẻ theo nó không ngủ, và vì tai chúng không chịu đựng được Lời Chúa nên chúng làm việc không mệt mỏi để dập tắt Lời Chúa và gây lẫn lộn. Ở đây sự mệt mỏi cam go hơn, vì linh mục phải bảo vệ đoàn chiên và tự bảo vệ khỏi sự dữ. Cần xin ơn để tập trung lập hóa sự dữ, không nhổ cỏ lùng, không yêu sách bảo vệ như siêu nhân điều Chúa phải bảo vệ. Tất cả những điều này giúp không xuôi tay trước sự gian ác và chế nhạo của những người gian ác.

Cũng có sự mệt mỏi với chính mình, là sự mệt mỏi nguy hiểm nhất. Hai sự mệt mỏi trước phát xuất từ việc ra khỏi chính mình để xức dầu và săn sóc dân Chúa. Trái lại sự mệt mỏi này có tính cách tự quy chiếu nhiều hơn: nó là sự thất vọng với chính mình, nó trao ban “ước muốn và không ước muốn”, nó liều chơi tất cả, nhưng lại tiếc nuối củ hành củ tỏi bên Ai Cập. Nó khiến cho chúng ta bỏ tình yêu ban đầu với Chúa. Sự kiện Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ cũng cho thấy Ngài thanh tẩy việc theo Ngài của các linh mục: rửa sạch bụi bặm nhơ nhớp của thế gian bám vào chúng ta trên con đường theo Chúa.

Lúc 17 giờ rưõi chiều hôm qua ĐTC đã chủ sự thánh lễ Tiệc Chiều trong nhà nguyện của nhà tù Rebibbia ở Roma và rửa chân cho 12 tù nhân nam nữ. (SD 2-4-2015)

Linh Tiến Khải

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch