Một sự kiện hackathon sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Vatican, kéo dài từ ngày 08-11/03 năm nay. Hackathon là từ bao gồm của hai chữ “hacking” và “marathon”.

Thông thường, các hackathon là cuộc thi lập trình nhanh, trong đó các lập trình viên máy tính kết hợp với những thành viên là nhà thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, quản lý dự án… tập trung tối đa vào việc phát triển và tạo ra một phần mềm mới. Nhưng sự kiện, được gọi là VHacks – Vatican Hacks, đưa các chuyên viên thuộc mọi tín ngưỡng và không tôn giáo đến với cuộc thi; các kỹ sư về máy tính, các nhà lập trình và thiết kế đồ họa dùng kỹ thuật để giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Các tham dự viên tại một hackathon ở San Francisco - REUTERS

Các chủ đề sẽ được “hacked” là vấn đề bao gồm trong xã hội, đối thoại liên tôn và khủng hoảng di dân và tị nạn.

Trong  vòng 36 tiếng, các người tham dự sẽ tạo ra các giải pháp công nghệ “tăng cường, hỗ trợ và huy động nguồn lực cho người di cư và người tị nạn để giúp họ tái định cư và hội nhập.” Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã thúc đẩy việc sử dụng công nghệ cho lợi ích chung và thường xuyên nằm trong danh sách các nhà lãnh đạo toàn cầu nổi tiếng nhất trên Twitter, với gần 45 triệu người theo dõi.

VHacks được công ty OPTIC – một tổ chức chuyên về vấn đề đạo đức của công nghệ phá hoại, và Bộ Truyền thong Vatican. VHacks sẽ đưa các sinh viên từ đại học Havard, viện Công nghệ Massachusett và các trường công nghệ khác, đến với mục đích “xây cầu công nghệ với các giá trị hướng về con người.” Google, Microsoft và Salesforce là các đối tác.

Năm ngoái, một hackathon trợ giúp nhân đạo được công ty kế toán PwC chi nhánh Hà lan và Bộ Ngoại giao Hà lan tổ chức, đã tạo được một hệ thống nguyên mẫu giúp cho các thông tin được trực tiếp và mã hóa, được gửi đến cho những người nghèo khổ và các tổ chức trợ giúp.

Trong một tuyên ngôn được các nhà tổ chức VHacks đưa ra, phát ngôn viên của ban tổ chức nói rằng sự kiện sẽ là “một sự cử hành của mọi nền văn hóa và tín ngưỡng, mang những sinh viên xuất sắc nhất từ các học viện, sắc tộc và tôn giáo khác nhau trên thế giới đến với nhau.”

120 tham dự viên sẽ được chọn từ các trường đại học đối tác và qua việc nộp đơn trực tuyến.

Hội đồng Tòa Thánh về Văn hóa và Ủy ban Di dân tị nạn của Bộ phát triển con người toàn diện là đồng tổ chức sự kiện. (The Tablet 06/03/2018)

Hồng Thủy

vi.radiovaticana.va