113068-big_VN_Thoc_3000nam_NayMam_VNX_0517101aaHÀ NỘI (TH) - “Trong lúc khai quật tại Thành Dền (huyện Mê Linh, Hà Nội), đoàn khai quật đã tìm thấy rất nhiều hạt thóc và gạo cháy sém ở tầng đất có niên đại 3000 năm. 10 hạt nảy mầm khi ngâm trong nước bảo quản.”

Bản tin báo điện tử VNExpress ngày Thứ Hai nói như vậy nhưng đây là một tin đáng tin cậy thuộc loại khó tin nhưng có thật hay chỉ là một cách tung tin giật gân để gây chú ý?

 Theo nguồn tin trên, “Thông tin trên được Phó Giáo Sư-Tiến Sĩ Lâm Thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm bộ môn Khảo Cổ Học (Khoa Lịch Sử, ÐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, ÐH Quốc Gia Hà Nội) khẳng định.”

 Bà Dung cho biết ÐH Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn kết hợp với Bảo Tàng Hà Nội đã tiến hành khai quật tại địa điểm khảo cổ Thành Dền trên diện tích 300 m2 hơn một tháng qua. Họ thấy “xuất lộ nhiều vết tích bếp cổ (hố rác bếp).” 

Những hạt thóc nảy mầm được khai quật từ tầng đất có niên đại 3000 năm ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. (Hình: VNEXpress)

113068-big_VN_Thoc_3000nam_KhaiQuat_VNX_0517101aaTừ đầu tháng 5, “đoàn khai quật đã tìm thấy những hạt thóc và gạo cháy sém tại 4 hố rác bếp, tất cả đều nằm trong một mặt bằng lớp 8, sâu gần 1 mét so với mặt đất. Ðất ở lớp này có nước rỉ ra, xung quanh có rất nhiều than tro cùng các tàn tích thức ăn như xương cá, vỏ ốc...”

Tờ báo thuật lời bà Dung nói, sự phát hiện những hạt thóc và hạt cơm cháy sém không phải là đặc biệt, nhưng “điều làm bà và các cộng sự hết sức ngỡ ngàng là sau khi ngâm trong nước để bảo quản khoảng 2 ngày thì có tới 10 hạt thóc đã nảy mầm, đâm lá.”

Nguồn tin kể lại, “Dù vô cùng ngạc nhiên và không thể lý giải về sức sống của các hạt thóc, song với tư cách phụ trách khai quật, theo dõi sát từ đầu chí cuối cũng như trực tiếp làm hiện vật, Tiến Sĩ Dung khẳng định ‘những hạt lúa này được lấy ra từ các hố rác bếp thuộc Văn hóa Ðồng Ðậu, tiền Ðông Sơn, cách ngày nay 3.000-3.500 năm.’”

Khu vực khai quật tại hố khảo cổ Thành Dền. (Hình: VNEXpress) 

VNExpress cho hay, “Trước thông tin này, các nhà khoa học nông nghiệp trong nước đều tỏ ra hết sức thận trọng và nghi ngờ. Theo ông Lê Duy Hàm - Viện trưởng Viện Di Truyền Nông Nghiệp, vẫn có khả năng hạt thóc nảy mầm sau vài ngàn năm ‘nhưng đây là hiện tượng hy hữu.’”

“Về nguyên lý, rất khó có thể có hạt lúa có từ 3.000 năm trước mà vẫn nảy mầm được. Tuy nhiên, không loại trừ được khả năng này vì rất có thể những hạt lúa đó được bảo quản trong một môi trường đặc biệt mà con người chưa biết đến,” ông Hàm nói.

Còn theo Viện Trưởng Viện Khoa Học Nông Nghiệp Việt Nam Nguyễn Văn Bộ, với những máy móc và phương tiện hiện đại nhất cũng chỉ bảo quản được những hạt giống có thể nảy mầm sau tối đa là 50-100 năm. Theo các nhà khoa học, để có câu trả lời chính xác và thuyết phục về niên đại của những hạt thóc nảy mầm cần phải lấy mẫu đi phân tích hàm lượng carbon.”

Bà Dung được thuật lại cho biết, “việc này sẽ được tiến hành ngay sau khi đoàn hoàn thành công tác khai quật hiện trường, khoảng 1-2 tuần nữa và kết quả cũng sẽ có sau đó vài tháng. Cũng theo bà, việc phát hiện hạt thóc nảy mầm sau 3.000 năm có ý nghĩa rất to lớn, nó là một trong những chứng cứ để nói về nền văn minh lúa nước của tổ tiên.”

“Ðây là một phát hiện độc đáo, vô tiền khoáng hậu, đặt ra những vấn đề mới cần phải nghiên cứu để trả lời chính xác cho các câu hỏi: đó là giống lúa gì, tại sao nó lại nẩy mầm được sau chừng ấy năm, hạt lúa đã được bảo quản trong môi trường như thế nào, có nguồn gene quý không...” bà Dung nói.

Theo bà Dung, “Các nhà khoa học trong và ngoài nước phải hợp sức nhau lại mới mong sớm tìm ra câu trả lời. Hiện, 8 hạt lúa nảy mầm đã được đưa đến Viện Di Truyền Nông Nghiệp để nuôi cấy, chăm sóc và nghiên cứu. Hai hạt nảy mầm khác cũng sẽ được đưa tới Viện Lúa của ÐH Nông Nghiệp Hà Nội.”

Theo VNExpress, “Tiếp nhận các hạt lúa đã nảy mầm, Viện Trưởng Viện Di Truyền Nông Nghiệp Lê Duy Hàm cho biết, hiện chưa nhận thấy sự khác thường của những mầm lúa này so với các giống lúa đương đại. Cũng theo ông Hàm, 8 hạt thóc nảy mầm đang được trồng trong nhà lưới và được chăm sóc cẩn thận, theo dõi kỹ lưỡng về kích thước, hình dáng, nhánh lúa, khóm lúa trong suốt cả quá trình, cho đến khi làm đòng, trổ bông và cho thu hoạch. Trong thời gian đó, quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển của những hạt mầm này, về hình thái học có thể biết nhận biết được tương đối chính xác nó có phải là lúa cổ hay không. Tiếp đó, ông Hàm và các cộng sự sẽ tiến hành giải trình tự gene của hạt thóc, đối chiếu với trình tự gen của giống lúa hiện đại để có kết luận đó có phải là lúa cổ hay không.

“Nếu đúng là lúa cổ thì đây là một phát hiện chưa từng ghi nhận từ trước đến nay. Nó sẽ có ý nghĩa cực kỳ to lớn về mặt lịch sử cũng như về mặt di truyền học,” ông Hàm nói.

Theo VNExpress, trong lịch sử khảo cổ từng ghi nhận việc các hạt giống sau hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm vẫn có thể nảy mầm. Năm 2002, các nhà khoa học ÐH California (Mỹ), thử nghiệm thành công khả năng sống sót những hạt sen 500 tuổi nằm dưới đáy một chiếc hồ ở Trung Quốc. Năm 2005, các nhà nghiên cứu Israel tiết lộ đã nhân giống được một cây chà là từ hạt giống 2.000 năm tuổi... Tuy nhiên, hạt các loại cây lương thực như lúa, ngô được ghi nhận chỉ có tuổi thọ vài năm.

Chiều 17 tháng 5, bà Lâm Thị Mỹ Dung cho biết, “đoàn khảo cổ tiếp tục phát hiện thêm rất nhiều hạt thóc tại các hố khai quật tại điểm khai quật Thành Dền. Các hạt thóc này đang được bảo quản trong môi trường nước xăm xắp và hy vọng sẽ có thêm những hạt nảy mầm.” 

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch