Đàm phán nhằm khôi phục hiệp định TPP đã gặp khó khăn sau khi cả Thủ tướng Canada Justin Trudeau và bộ trưởng ngoại thương của chính phủ ông, François-Philippe Champagne đều không đến họp vào buổi tối 10/11 tại Đà Nẵng.

   Thủ tướng Justin Trudeau sẽ một mình buông tay để TPP chìm luôn?. Bản quyền hình ảnh STR

Cuộc họp do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chủ trì đã phải hoãn lại vì đoàn Canada không xuất hiện.

Theo Reuters, ông Trudeau không hề nêu ra một lời giải thích về chuyện "bỏ ký kết".

Trước đó, các đoàn dự APEC như New Zealand và Canada đã nêu chỉ dấu họ đặt câu hỏi về TPP-11.

Dù không ai nói ra là nước họ sẽ bỏ TPP, cả thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern và thủ tướng Justin Trudeau của Canada đều bình luận về TPP theo hướng còn chưa dễ hoàn tất đàm phán.

Theo Reuters, các đoàn đã nêu ra "những bình luận trái ngược nhau" về TPP-11 hôm thứ Ba 9/11 tại Đà Nẵng.

Nhật Bản thì nói một đồng thuận "đã đạt được trên nguyên tắc", nhưng ngay sau đó Canada bác bỏ điều này.

Còn bà Jacinda Ardern, sau khi lên làm thủ tướng New Zealand ở tuổi 37, nhờ thành lập chính phủ liên minh do đảng Lao Động cánh tả của bà dẫn dắt đã nói:

"Cho dù đó là TPP hay bất kỳ thỏa thuận nào khác, cần phải đảm bảo rằng chúng ta có thể cấm người nước ngoài mua các ngôi nhà đã có sẵn tại New Zealand."

Dù vậy, trả lời báo chí ở Đà Nẵng hôm 10/11, Bộ trưởng thương mại New Zealand, David Parker nói “không phải nước ông cản trở TPP".

Ông nói, "có một nước khác" đã làm chuyện đó nhưng không nêu tên nước nào,

Từ 12 xuống 11

Lúc đầu có tin nói 11 nước còn lại - sau khi Mỹ rút - sẽ thông qua một tuyên bố căn bản tại APEC.

Nhưng Canada xác nhận cuộc họp thứ Sáu không diễn ra.

Một viên chức Canada được dẫn lời: "Chúng tôi cần làm đúng việc này, và sẽ mất thời gian."

Canada là nền kinh tế lớn thứ hai chỉ sau Nhật trong nhóm TPP-11.

Nhưng hôm thứ Tư, Canada tuyên bố sẽ không vội tham gia một thỏa thuận mới.

Canada và Mexico, đều có trong nhóm TPP-11, lại đang thương lượng với chính quyền Mỹ về hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).

Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP khi ông nhậm chức.

Sự vắng mặt của Mỹ khiến một số nước không còn mặn mà, nhưng Nhật Bản vận động mạnh mẽ cho một hiệp định mới.

Mới đầu ngày thứ Sáu, Thủ tướng Malaysia Najib Razak còn nói "khá tự tin" rằng có thể đạt thỏa thuận.

Bên cạnh Malaysia có Singapore và Nhật Bản là những nước mặn mà nhất với TPP.

Tại hội nghị APEC hôm thứ Sáu, Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi ra thông điệp mạnh mẽ về thương mại.

  Thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand ngỡ ngàng trước món quà: chân dung của chính bà được Thủ tướng VN trao tặng. Tuy thế New Zealand vẫn có quan điểm khác VN về TPP. Bản quyền hình ảnh Twitter.

Ông Trump tuyên bố Mỹ sẽ không "dung thứ" cho những lạm dụng thương mại và đòi chính sách bình đẳng, công bằng.

Ông Trump cũng nói Mỹ sẽ không tham gia các hiệp định đa phương.

Trong khi đó phát biểu ở APEC, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại kêu gọi "duy trì đa phương".

Theo phóng viên kinh doanh của BBC News Karishma Vaswani từ Đà Nẵng thì các đoàn của 11 nước còn có ngày mai, 11/11 để quyết định về TPP.

Phóng viên của chúng tôi cũng nói Canada muốn có đảm bảo rõ hơn về quyền lợi của người lao động trong các điều khoản của TPP.

Quá nhiều xu hướng và cách nhìn khác nhau

Một lý do nữa mà chính phủ Trudeau nêu ra là đàm phán TPP có thể gây khiến thỏa thuận ba nước Bắc Mỹ, gồm Hoa Kỳ, Canada và Mexico trở nên "phức tạp hóa".

Hôm 09/11, luật sư Vũ Đức Khanh, nhà bình luận thời sự từ Ottawa, Canada đã nêu đánh giá của ông về khả năng thành công hay không của vòng đàm phán TPP lần này.

Nói về hội nghị APEC trong Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, ông cho hay:

"Sự hội nhập của Việt Nam với thế giới thông qua APEC là động cơ thúc đẩy cho phát triển của Việt Nam. Liệu APEC có đạt được gì [cho Việt Nam] không? Theo những nguồn tin chúng ta biết được thì không. Ngay như hồi đầu tuần, Nhật Bản đã cố gắng khởi động lại TPP nhưng vào giờ chót thì có lẽ là đã không thành công. Theo tôi, APEC 2017 sẽ không có điểm gì xuất sắc hết."

TPP có tham vọng bỏ thuế quan cho sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp mà tỷ trọng trao đổi thương mại năm 2016 đạt 356 tỷ USD.

Còn ông Jenik Radon, Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Columbia thì từng nói với BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị kinh doanh tại Đà Nẵng trong tuần:

“Ý tưởng về TPP là tốt nhưng tôi không thích chi tiết của nó bởi có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng sự thiếu rõ ràng này.”

Với nước chủ nhà của hội nghị APEC năm nay là Việt Nam, nếu TPP-11 được thông qua, nền kinh tế nước này có thể có thêm vài phần trăm tăng trưởng mỗi năm, theo giới quan sát.

Tuy nhiên, theo nhà báo Nguyễn Giang của BBC từ London thì hội nghị APEC ở Đà Nẵng đang nâng cao vị thế của Việt Nam nhưng lại diễn ra vào thời điểm "hội tụ nhiều yếu tố đe dọa" tự do hóa thương mại toàn cầu.

Làn sóng chống tầng lớp trên, gọi là nhóm 1% hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa về kinh tế, đang dâng lên không chỉ ở châu Mỹ, châu Âu, anh nói.

Ngoài ra, cái nhìn về kinh tế và chính trị quốc tế của những lãnh đạo trẻ như ông Trudeau và bà Ardern, thuộc một thế hệ hoàn toàn khác với các nhân vật cùng dự họp, cũng có tác động đến nghị trình chung.

  

Vì thế, việc Canada hay New Zealand nêu ra quyền của người lao động hoặc nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng bản địa là dễ hiểu.

Về cơ bản, câu hỏi cho TPP là ai sẽ được lợi và ai thua thiệt vì thương mại toàn cầu.

Một trong những quyết định đầu tiên của tân chính phủ Ardern là cấm người nước ngoài mua nhà ở nước họ để bảo vệ người mua New Zealand.

Ngoại kiều mà đa số là người Trung Quốc đã mua ồ ạt nhà cửa ở New Zealand những năm qua.

BBC Tiếng Việt

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch