Bộ Nội vụ Campuchia vừa thông báo có kế hoạch thừa nhận người gốc Việt không quốc tịch sinh sống tại Campuchia và sẽ cấp chứng nhận thường trú cho khoảng 70,000 người.

  Trường học từ thiện cho trẻ    em Việt trên Biển Hồ,         Campuchia. (Ảnh Báo Lao động)

Theo báo Phnom Penh Post hôm 28/2, phát biểu trong cuộc họp ngày 27/2 của Bộ Nội vụ Campuchia, ông Nouv Leakhena - người đứng đầu Cục di trú Campuchia, nói kế hoạch này là sự thừa nhận của chính phủ Campuchia đối với những người không có quốc tịch đang sinh sống trên đất Campuchia, bao gồm cả người Việt.

Ông Sim Vichet, Tổng thư ký Uỷ ban Thường vụ Hội Ái hữu Khmer Kampuchia Krom nói ông rất vui mừng trước kế hoạch cấp thẻ thường trú nhân cho người gốc Việt sinh sống tại Campuchia.

“Chúng tôi rất mừng. Như vậy người Việt ở đây sẽ có giấy tờ hợp pháp. Trước đây khi kiểm tra người nhập cư người ta cũng đã cấp giấy quyền cư trú hợp pháp, và người Việt cảm thấy an tâm sinh sống ở đây.”

Báo Phnom Penh Post nói có thể hiểu kế hoạch mới của chính phủ Campuchia đối với những cư dân không quốc tịch, không giấy tờ ở nước này giống như chương trình thẻ xanh của Mỹ.

Ông Leakhena nói: "Nhiều người sống 20, 30 năm ở Campuchia, thậm chí trước cả thời Khmer Đỏ. Họ đâu còn nhà cửa hay dòng họ gì ở Việt Nam. Việc này không nên ghép vào chuyện dân tộc. Chúng ta phải tôn trọng luật quốc tế."

Theo các quan chức Campuchia, những người chứng minh được đã tới Campuchia trước năm 2012 có thể được cấp một loại giấy tờ có thời hạn 2 năm, cho phép họ trở thành "thường trú nhân" tương tự như chương trình thẻ xanh của Mỹ.

Tuy nhiên, "Không phải tất cả đều sẽ được công nhận là thường trú nhân. Khi những người này đến đăng ký, chúng tôi vẫn phải kiểm tra lý lịch các thứ. Nhưng tôi tin là gần như tất cả đều sẽ được", ông Leakhena nói trong một cuộc họp báo.

Nữ tu Lê Thị Thu Hồng thuộc giáo xứ Thánh An Tôn, giáo phận Battambang, khu vực Biển Hồ, nơi có đông người Việt sinh sống, cho VOA biết rằng vào tháng trước chính quyền tỉnh đã tập hợp nhiều người Việt và xét cấp giấy tạm trú mới cho họ, nhưng cũng không biết khi nào những người này được cấp thẻ thường trú nhân:

“Có những người làm thẻ tạm trú, giống như KT3 của Việt Nam, đến đây cách nay một tháng. Họ mượn nhà thờ làm trung tâm cấp thẻ, họ kêu hết những người trong khu vực đến đó để làm. Người Việt từ mọi ngóc ngách đều bị moi ra làm hết. Mấy ông xã trưởng yêu cầu người Việt ra làm hết, giống như ra đầu thú vậy.

Làng bè của người Việt trên Biển Hồ

Tuy nhiên, tuyên bố của chính quyền Campuchia về việc cấp ‘thẻ xanh’ cho người Việt nhận được sự hoan nghênh của một số nhóm hoạt động nhân quyền. Thế nhưng họ cũng lo ngại rằng không rõ liệu những người này trong tương lai có được nhập quốc tịch Campuchia hay không.

Bà Lyma Nguyen, một luật sư đại diện cho các nạn nhân Việt nam trong phiên tòa xét xử Khmer Đỏ, Phnom Penh nói với tờ Phnom Pênh Post rằng chính quyền Campuchia nên linh hoạt trong cách xử lý vấn đề người Việt.

Theo bà Lyma, nhiều người Việt sở hữu giấy tờ hợp pháp và đã là công dân Campuchia hẳn hoi nhưng vẫn bị tước mất giấy tờ, mất thân phận hợp pháp. Và cho dù đáng lẽ họ đã là công dân Campuchia, họ vẫn sẽ mất ít nhất 7 năm để trở về thân phận cũ.

Trong một tuyên bố mang tính trấn an các tiếng nói phản đối của dư luận, ông Leakhena nói trọng tâm của chương trình "thẻ xanh Campuchia" không phải là bước đi nhằm hợp thức hóa thân phận của người Việt không quốc tịch ở Campuchia.

Ngoài ra, báo Phnom Penh Post trích lời ông Leakhena nói, trong vòng 1 tháng kể từ ngày 1/3, những người sử dụng lao động nước ngoài ở Campuchia phải đến trình báo và xin cấp giấy phép lao động cho lao động mà họ đang thuê. Quá thời hạn trên những lao động không đăng ký sẽ bị trục xuất về nước.

Trước đó, từ tháng 10 năm 2017, chính quyền Campuchia đã bắt đầu thu hồi giấy tờ bị cho là "bất bình thường" của 70,000 người, phần lớn là người gốc Việt và nhiều người lo sợ bị trục xuất về nước.

Có người còn cho rằng có thể việc tịch thu giấy tờ là một "chiêu bài chính trị" của đảng cầm quyền, tức Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), nhằm lấy lòng cử tri trước cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 5/2018.

Nhưng ông Sim Vichet bác bỏ nhận định này. Ông cho rằng việc tịch thu giấy tờ đã cấp sai quy định và sắp cấp thẻ thường trú nhân của Bộ Nội vụ Campuchia là một bước tiến mới trong cải cách thủ tục hành chánh ở Campuchia:

“Bây giờ chính phủ Campuchia chuẩn hóa các giấy tờ như vậy là một điều tốt, chứ không có liên quan đến cuộc bầu cử sắp tới.”

Vào tháng 12 năm ngoái, trong vòng 8 ngày, Campuchia đã tước giấy tờ của 1.733 gia đình người Việt tại tỉnh Kampong Chhnang, hoàn thành một nửa mục tiêu đề ra trong chiến dịch thu hồi giấy tờ nhắm vào cộng đồng người Việt.

Kampong Chhnang là tỉnh đầu tiên thí điểm thực hiện chiến dịch vì là nơi có nhiều người Việt sinh sống trên các làng bè ở Biển Hồ, khu vực có hàng trăm trẻ em người Việt không được học ở hệ thống trường công lập Campuchia vì ‘không có giấy tờ hợp lệ’.

Trên thực tế, nhiều người Việt bị cho là có giấy tờ giả, thực ra đã được chính quyền sở tại cấp trước đây vì họ có nhà cửa hợp pháp. Nhiều gia đình đã sống tại đây qua nhiều thế hệ.

VOA Tiếng Việt  

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch