090311084339_quochoi_226Tình hình Biển Đông được cho là nội dung quan trọng trong phiên họp Thường vụ Quốc hội Việt Nam họp phiên thứ 33 kéo dài một tuần, nội dung có phần quan trọng là nghe báo cáo về tình hình Biển Đông. Phiên họp 33 của Ủy banThường vụ Quốc hội khai mạc sáng thứ Sáu 20/08 và kéo dài tới 26/08.

Ngày 25/08, ủy ban sẽ nghe Bộ Quốc phòng và Bộ Công an báo cáo về tình hình Biển Đông và tình hình an ninh, trật tự trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI để các ủy viên thảo luận đóng góp ý kiến.

Chủ đề Biển Đông đã thu hút quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước thời gian gần đây và đã được đề cập tới trong các kỳ họp Quốc hội.

Dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 đã được Quốc hội Việt Nam thông qua tăng thêm số tiền chi cho Chương trình Biển Đông và hải đảo 38 tỷ đồng.

Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển, nhất là trong bối cảnh tăng căng thẳng tại Biển Đông.

Các chủ đề khác

Lần họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về việc giải thể các cơ quan điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; đổi tên cơ quan điều tra hình sự Khu vực 1, Cơ quan điều tra hình sự Khu vực 2 Tổng cục Hậu cần; thành lập Cơ quan điều tra hình sự Binh đoàn 11, Cơ quan an ninh điều tra khối quân đoàn, binh chủng, tổng cục thuộc Cục Bảo vệ an ninh Bộ Quốc phòng.

Các ủy viên sẽ đóng góp ý kiến về Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật tố tụng dân sự.

Một số dự án luật mới cũng sẽ được xem xét là dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Khiếu nại; Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Đo lường...

Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đánh giá việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.

Hiện nay, cả nước có 67 huyện, 32 quận và 483 phường của bảy tỉnh và ba thành phố đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND từ ngày 01/04/2009.

- BBC