Tại Việt Nam, cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Đó là kết luận từ Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ, được Chính phủ Việt Nam và Liên Hiệp Quốc công bố hôm 25/11.

Nghiên cứu phỏng vấn 4.838 phụ nữ từ 18 tới 60 tuổi.

Nếu xem xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng – thể xác, tình dục và tinh thần, thì 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên.

Liên Hiệp Quốc nói khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.

'Phá bỏ im lặng'. Ông Jean Marc Olive, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói:

Domestic_violence_copy"Báo cáo này nêu bật tính cấp thiết của việc phá bỏ sự im lặng.”

Ông nhấn mạnh. “Tất cả chúng ta đều mong đợi những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình và những phụ nữ đã tham gia cuộc điều tra này sẽ đứng dậy nói lên tiếng nói của mình và chấm dứt bạo lực gia đình."

Bà Trần Thị Hằng, Phó Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thống kê, cho biết đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu tiến hành trên phạm vi cả nước "nhằm tìm hiểu những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lực đối với phụ nữ".

Theo khảo sát, tại một số vùng, cứ mười phụ nữ thì có bốn người nhận thấy gia đình không phải là nơi an toàn đối với họ. Ví dụ, ở vùng Đông Nam Bộ, 42% phụ nữ cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục.

Sự khác biệt lớn nhất không phải là ở vùng miền, khu vực mà lại là giữa các dân tộc. Báo cáo nói tỷ lệ phụ nữ cho biết họ đang hoặc đã từng là nạn nhân của bạo lực gia đình dao động từ 8% (người H’Mong) đến 36% (người Kinh).

Trả lời BBC hôm nay, bà Henrica A.F.M. Jansen, Trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu: "Chúng tôi muốn tìm ra tầm mức của vấn đề, có những loại bạo lực gì và hậu quả của chúng."

Khi được hỏi liệu đây có phải là vấn đề văn hóa, bà nói: "Bước đầu tiên là phá bỏ sự im lặng và thách thức rào chắn xã hội, cách nói rằng 'Cô phải chịu đựng để bảo vệ hạnh phúc gia đình, đừng có lên tiếng.'"

"Tôi nghĩ xã hội có thể thay đổi, nhưng chúng ta phải nỗ lực," bà nói.

Cứ hai phụ nữ tham gia nghiên cứu thì có một người cho biết trước khi tham gia trả lời phỏng vấn phục vụ nghiên cứu này, họ chưa từng nói cho ai biết về việc bị chồng mình bạo hành.

Trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. Cứ bốn phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có một người cho biết con của họ đã từng bị chồng họ bạo hành thể xác.

Bà Jansen nói: "Những điều đã trải qua thời thơ ấu chính là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến việc bản thân họ sau này trở thành người gây ra bạo lực gia đình.”

Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ Chương trình Phối hợp chung giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới.

- BBC

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm A đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1 ___________________

Every Week God Speaks – We Respond, Cycle A was published Online in the US. The introduction of the book is recorded at “Sách của Tác giả Chủ trương, Column 1.

Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm B đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ cuối cột 1

  Hằng tuần Chúa Nói Ta Đáp, Năm C đã được xuất bản tại Hoa Kì và được xuất bản lần 2 tại Việt Nam. Lời giới thiệu về sách được ghi ở Mục: Sách của Tác giả trang chủ, cuối cột 1.

   ------------------------------------

 Năm Mục Vụ Giới Trẻ 2021.  HĐGM ấn định một chương trình Mục vụ Giới trẻ 3 năm với các chủ đề tương ứng: Năm 2020: Đồng hành với người trẻ hướng tới sự trưởng thành toàn diện.

Năm 2021: Đồng hành với người trẻ trong đời sống gia đình. Để hiểu ý nghĩa và thực hành, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://giaophannhatrang.org/vi/news/muc-vu-gioi-tre/cong-bo-logo-nam-muc-vu-gioi-tre-2021-20614.html

Năm 2022: Đồng hành với người trẻ trong đời sống Giáo hội và xã hội.

--------------------------------

Năm Thánh Giu-se: Nhân kỷ niệm 150 năm Đức Giáo hoàng Pio IX chọn thánh Giuse làm Đấng Bảo Trợ Giáo Hội Công Giáo, Đức Phanxicô đã ban hành Tông thư “Patris corde” – Trái tim của người Cha – và công bố “Năm đặc biệt về thánh Giuse” từ ngày 8/12/2020 đến ngày 8/12/2021. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng vào hoàn cảnh VN, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-thanh-giuse-nhung-dieu-nguoi-cong-giao-can-biet-61799

--------------------------------------

Năm “Gia đình Amoris Laetitia” 2021 về “Vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu gia đình” do Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống tổ chức, được Đức Phanxicô khai mạc dịp Lễ Thánh Giuse 19/ 3/ 2021 và bế mạc ngày 26/6/2022 trong dịp Hội Ngộ Thế Giới các Gia Đình lần thứ 10 diễn ra tại Roma. Để biết thêm ý nghĩa và áp dụng, xin nhấn vào đường dẫn này:

https://tgpsaigon.net/bai-viet/nam-gia-dinh-amoris-laetitia-muc-tieu-va-sang-kien-62928

 --------------------------------------

Hình ảnh giải trí.

 

Dương Lịch & Âm Lịch