Tưởng cũng nên nhắc lại kinh phí ban đầu ước lượng cho việc tái thiết Nhà Thờ Giáo Xứ Dưỡng Điềm là 10.500.000.000 VNĐ (Mười tỉ năm trăm triệu VN = 452.586 USD (Bốn trăm năm mươi hai ngàn năm trăm tám sáu Mĩ kim).

Sau Đợt quyên lần 4, GX DĐ còn thiếu: 66.135 USD.

Sau đó phí tổn thêm cho bàn thờ dâng lễ, nhà trạm để Mình Thánh Chúa, bàn đọc Lời Chúa, ghế cho chủ tế và phụ tế, ghế cho lễ sinh được ước lượng là: 300.000 000 vnd = 13.185 USD. Phí tổn cho băng ghế ngồi gồm bàn quì cho giáo dân và ca đoàn được ước lượng là: 360.000 000 vnd. = 15,824 USD. Phí tổn mắc giây điện cho đèn điện và đèn chùm gồm bóng đèn trong nhà thờ, trên gác đàn và trong nhà mặc áo cũng như cột đèn và bóng đèn ngoài Nhà Thờ được ước lượng là: 170.000 000 vnd = 7.472 USD. Phí tổn mắc giây cho hệ thống âm thanh gồm máy Am-pli, loa và micro trên bàn thờ, micro bàn đọc lời Chúa và giàn micro cho ca đoàn được ước lượng là: 380. 000 000 vnd = 16.703 USD.

Tổng cộng 4 loại chí phí được thêm vào là: 53.184 USD (13.185 USD + 15.824 + 7.472 USD + 16.703 USD.  Như vậy tổng kinh phí mới là: 505.768 USD (452.586 USD + 53.184 USD).

Sau khi kinh phí tăng, kinh phí còn thiếu hụt là 119.319 Mĩ Kim (66.135 + 53.184)

Ngày 31 Tháng 12, 2021, Lm Lê Văn Năng cho biết trong Đợt Quyên tiền lần 5, ân nhân đã gửi về 779 triệu VNĐ, 3 chỉ vàng và 1000 USD. Tính tổng cộng ra Mĩ kim là 35.758 Mĩ kim (34.017 USD + 741 USD + 1000 USD)

Cùng ngày trong Đợt Quyên Tiền lần 5, ân nhân đã gửi về qua Lm Trần Bình Trọng là 18.520 Mĩ Kim.

Như vậy tổng cộng tiền quyên đợt 5 cho Nhà thờ Giáo Xứ Dưỡng Điềm là 54.278 Mĩ Kim (Năm ba ngàn năm trăm bốn mươi mĩ kim = 35.758 + 18.520).

Sau Đợt Quyên tiền lần 5, kinh phí xây cất còn thiếu là 65.032 Mĩ kim (119.310 USD – 54.278 USD).

-------------------

Trong một điện thư Lm Lê Văn Năng viết gửi Lm Trần Bình Trọng

(nang le: Tue, Jan 4, 10:20 PM to john trong). Kính thưa Cha, Giáo Xứ Dưỡng Điềm nay quy hoạch lại như sau:

1. Cần làm mới:

- Trung Tâm Mục Vụ đa năng cho trẻ em học giáo lý và cho các hội đoàn sinh hoạt thế cho nhà giáo lý

   đào thải.

-  Núi đá Đức Mẹ Lộ Đức và  núi sọ

-  Đường Kiệu xung quanh Nhà thờ, sân khuôn viên Nhà thờ và nhà xứ

-  Di chuyển Nhà Dòng để tạo cảnh quan đẹp cho nhà thờ  và phù hợp sinh hoạt cho Nhà Dòng

2. Sửa nhà xứ, đài Chúa Kitô Vua giữa ao hồ Giáo Xứ Dưỡng Điềm

3. Việc quyên góp sẽ được Giáo xứ Dưỡng Điềm tiếp tục, nhưng Covid-19 đã làm cản trở nhiều.

      Thưa Cha, xin Cha thổi sinh khí vào giúp. Hy Vọng Giáo xứ sẽ thực thi được.

Con cảm ơn Cha . Jos. Năng

----------------------

Để làm thăng bằng kinh phí và tổng phí tái thiết Nhà Thờ, vào ngày 14 Tháng 4, 2022, quỹ riêng của một linh mục sẽ được trích ra 65.032 Mĩ kim (Sáu mươi lăm ngàn ba mươi hai mĩ kim) gửi về cho Giáo Phận, để được chuyển giáo cho Giáo xứ Dưỡng Điềm (65.032 -65.032 = 0).

Một số hình ảnh tái thiết Nhà Thờ Tháng 10, 11, 12/2021:

 

Bên ngoài nhà thờ (Từ sân tới sàn Nhà Thờ là 9 bậc

 

Bên trong Nhà Thờ với ghế tạm thời cũ, cho thiếu nhi đang sinh hoạt

 

 

Cảnh Giáng Sinh 2021 bên ngoài cuối Nhà Thờ

Lễ tạ ơn và cầu nguyện cho các ân nhân:

Lm Lê Văn Năng cho biết vào ngày 01 tháng 01, 2022 Giáo xứ Dưỡng Điềm tổ chức thánh lễ Tạ Ơn Chúa, tri Ân  Quý Vị Ân Nhân đã gửi tiền giúp tái thiết Nhà Thờ Giáo Xứ. “Nguyện xin Chúa Giê su Hài Đồng ban muôn ngàn Hồng  Phúc cho  Quý vị Ân Nhân và  xin Chúa trả công Bội Hậu cho Quý Vị Ân Nhân. -   Lm Giu se Lê Văn Năng, Đại Diện giáo Xứ Dưỡng Điềm

Nếu về thăm Ninh Bình và Phát Diệm, có thể ghé thăm Nhà Thờ Giáo Xứ Dưỡng Điềm:

Tại Hà Nội, các sở du lịch có tổ chức những chuyến đến thăm những thắng cảnh như Cô Đô Hoa Lư, Bến Tràng An, Động Tam Cốc (3 hang nước xuyên qua 3 núi, nối liền thành sông), Nhà Dòng Châu Sơn, nơi Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đang hưu trí, Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Quần thể Nhà Thờ Phát Diệm. Có chuyến 2 ngày ngủ một đêm, 3 ngày ngủ 2 đêm, 4 ngày ngủ 3 đêm. Ở miền Hoa Lư – Tràng An, Động Tam Cốc được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn nghĩa là núi non mọc ngay trên rưộng lúa. Có những quả núi tròn trịa chỉ bằng đống rơm. Ngồi trên thuyền do các cô, các bà lái đò, có khi chèo bằng chân để biểu diễn, xướng lên những câu hò lơ, mời hướng dẫn viên hoặc khách hò lờ đáp lại.

Khu du lịch sinh thái Tràng An” – Wikipedia tiếng Việt”

 

Cảnh hàng chục con thuyền chở khách du lịch đậu kín bến Tràng An, Ninh Bình. Ảnh: Olivier Apicella.

Cha Trọng thăm động Tam Cốc 2001

Khu du lịch sinh thái Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của Trái Đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa.[1] Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần.

Vườn Quốc Gia Cúc Phương- Wikipedia Tiếng Việt

“Vườn Quốc Gia Cúc Phương là một địa điểm du lịch nổi tiếng về sinh thái, môi trường. Cúc Phương thu hút khoảng vài trăm nghìn lượt khách hàng năm. Du khách đến đây để khám phá hệ động thực vật phong phú, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên đẹp, tham gia các chương trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, lửa trại, mạo hiểm, nghiên cứu và văn hóa lịch sử. Trung tâm vườn đặt tại xã Cúc Phương, Nho Quan, Ninh Bình.

Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 137 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam”.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm – Wikipedia tiếng Việt

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Quần thể các công trình nơi đây được xây dựng từ năm 1875, đến năm 1899 thì hoàn thành[1]. Nhà thờ lớn tại vị trí trung tâm, hiện là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Phát Diệm ở miền Bắc Việt Nam, được hoàn thành năm 1891.

Nét độc đáo của các công trình này ở chỗ là nhà thờ Công giáo được xây hoàn toàn bằng đá và gỗ theo kiến trúc cổ Việt Nam, mang dáng dấp của đình, đền, chùa và cung điện truyền thống. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục, linh mục Địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1865 và một nhà lãnh đạo cộng đồng địa phương trong hơn 20 năm.

Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19. Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương đình, Nhà thờ lớn, bốn Nhà thờ bên, ba hang đá nhân tạo và Nhà thờ đá. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới.[2] Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam,[3][4] được ví như "kinh đô Công giáo Việt Nam".[5]

Từ đây không còn trích Wikipedia nữa. Khách du lịch sẽ được mời đánh một tiếng chuông, kéo vồ ra hết cỡ, rồi tông vào núm chuông. Đây là chuông ta, pha nhiều đồng nên tiếng chuông trầm, không bổng như chuông tây, có pha nhiều chất gang. Một người ôm chuông không hết vòng cánh tay.

Cha xứ Dưỡng Điềm nhờ Cha Trọng nhắn với ân nhân nếu có dịp về thăm Quần Thể Nhà Thờ Phát Diệm, mà còn giờ, thì mời ghé thăm nhà thờ Dưỡng Điềm. Đi xe chỉ khoảng 10 phút thôi. Thực tế và tiện nhất là nếu có họ hàng trong Tỉnh Ninh Bình hay Giáo Phận Phát Diệm thì nhờ họ thuê  xe 3 chỗ, 7 chỗ chở gia đình từ nơi họ ở ra Hà Nội đón mình. Tài xế sẽ đưa cả đoàn coi Hà Nội, Vịnh Hạ Long, rồi về Ninh Bình, Phát Diệm coi danh lam hắng cảnh. Muốn đi đâu bảo tài xế chở đến đó. Tài xế ăn riêng và thường ngủ trong xe để giữ xe. Khi tiện có thể mời tài xết ăn.  Khách từ ngoại quốc về có thể nói với người họ hàng bên nhà tổ chức một hay 2 bữa ăn lớn để họ mời họ hàng tới gặp, nói chuyện và ăn uống. Ngoài Bắc họ còn thích nấu theo kiểu của họ. Có cả ba xì đế cho cánh đàn ông. Còn trong Nam có những dịch vụ mang đồ ăn thức uống đến tận nhà, có khi cả bàn ghế để mọi người có thể ngồi ăn uống vui vẻ. Trong những bữa như vậy thuờng khách bao tất cả chi phí đi lại và ăn ở để mọi người có dịp gặp nhau nói chuyện và ăn uống vui vẻ

Khi Cha T. về Bắc cũng đã  nhờ họ hàng tổ chức những bữa ăn như vậy ở Nhà Thờ Đồng Nhân, mới xây lại ở cuối làng, một trong 9 giáo họ của Giáo xứ Dưỡng Điềm, mấy bữa ăn ở Quân Triêm, mấy bữa ăn ở Cồn Thoi, một bữa ở Nghĩa Thành bên kia Đò Mười, ở Bùi Chu, Nam Định cho họ hàng. Riêng bữa ăn ở Nhà Thờ Đồng Nhân thì có người Anh họ là cựu Đại Uý Bộ Đội, và con rể là Chủ Tịch Xã Hồi Ninh, cả hai không phải Công Giáo. Có cả 5 hay 6 bà Sơ, Quê Dưỡng Điềm cũng hiện diện. Trong bữa ăn thấy Chủ Tịch Xã nói chuyện vui vẻ, tự nhiên với mấy bà Sơ. Về sau mới biết họ cũng đã quen biết nhau khi học cùng trường..

Khi Cha T. về lần đầu có đưa họ hàng trong Nam ra thăm họ hàng ngoài Bắc. Hồi đó còn phải đi xe đò từ Nam ra Bắc khá lâu và mệt, nhưng ghé thăm được nhiều danh lam thắng cảnh như Đà Lạt và Nha Trang Khi đến Trà Kiệu ngủ ở nhà xứ Trà Kiệu, dâng lễ tại Đền Đức Mẹ Trà Kiệu và ngủ trong nhà xứ. Đến Cố Đô Huế, ăn quán Âm Phủ cho biết. Đến La Vang cầu nguyện và dâng lễ, ngủ lại 2 tối.  Đến Động Phong Nha, ngủ ở khách sạn tại Đồng Hới. Tới Toà Giám Mục Phát Diệm, phái đoàn cũng được ăn cơm trong Toà Giám Mục với Đức Cha, các Cha vì ở ngoài lúc đó khó tìm ra những dịch vụ ăn ở. Thấy khá nhiều món ăn, có cả canh mồng tơi tôm, cà ghém, cá chiên vân vân và vân vân. Nhóm bà dòng và người giúp việc nấu ăn cũng ngồi trong phòng ăn.

Đến tối có mấy chị dòng "tiểu thư" quê Dưỡng Điềm ở nhà dòng chính Mến Thánh Giá ở Lưu Phương, bên cạnh Phát Diệm, sang mời khách sáng hôm sau qua dâng lễ bên Nhà Dòng. Mới về lần đầu chưa biết Ất Giáp mô tê ra sao nên khách cũng ngại. Phải nói là cũng “sợ” đấy, chưa dám sang. Lần sau về thì nhà dòng có mời khách sang dâng lễ và ăn sáng. Trong bữa ăn, bà Bề trên cứ gắp những món ngon bỏ vào bát cho khách theo tinh thần hiếu khách. Trong bữa ăn bà  nói có mấy chị dòng người Mường ở đây. Khách nói chưa thấy người Mường bao giờ. Bà liền gọi một chị dòng người Mường ra giới thiệu. Khách vẫy tay chào và mỉm cười với chị. Thấy chị ta mỉm cười đáp lại với dáng dấp e thẹn. Cuối bữa ăn có nước vối. Bà Bề Trên nói Nhà Dòng chỉ có một cây vối mà uống nước vối cả năm. Lúc đi Bà còn cho một gói quả vối đã sấy khô, chứ không phải lá vối về uống. Phải nói là uống nước vối dễ uống và dễ tiêu cơm.

Được biết có những người có họ hàng trong Giáo Phận Phát Diệm, cũng là Tỉnh Ninh Bình. Vậy ai muốn nhờ Cha T. giới thiệu đến giáo xứ nào trong Giáo Phận Phát Diệm để nhờ tìm họ hàng trong làng hay xứ đạo, Cha T. sẽ hỏi và nhờ linh mục nào đó trong xứ đạo nhờ giáo dân tìm người họ hàng trong làng để cho bắt liên lạc..

Hiệp ý trong lời nguyện cầu và nguyện xin Thiên Chúa chúc lành  .

Lm Trần Bình Trọng, Thánh danh Gio-an