12012011chienChúa Nhật 2 Thường Niên, Năm A

Is 49:3, 5-6; 1Cr 1: 1-3; Ga 1, 29-34

Cuộc gặp gỡ lạ lùng

Tin Mừng Thứ Tư mở đầu với lời tựa tuyệt vời, một bài thơ về Ngôi Lời, cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự vĩnh cửu của Thiên Chúa và lịch sử củ loài người.

Thánh Mát-thêu và thánh Lu-ca, nhờ hiểu biết về phỗ hệ, đã nối kết Ðức Giêsu với các vị tỗ tiên, để trình bày phẩm cách cao cả của Ðấng Thiên Sai. Còn thánh Gioan đi thẳng vào trung tâm mầu nhiệm : Ngôi Lời Thiên Chúa đã mặc lấy xác phàm nơi Ðức Giêsu. Thực là một tuyên bố long trọng, dưới sự hướng dẫn của Thần Khí : Ðức Giêsu được xác nhận chính thức do chính Thiên Chúa.

Và thánh Gioan Tiền Hô, con người sống bởi Thần Khí và nói về Thần Khí, đã nhận ra Ðấng được Thiên Chúa sai đến và giới thiệu Ðấng ấy cho người khác. Trong Tin Mừng Thứ Tư, Ðức Giêsu bắt đầu cuộc đời bên bờ sông Gio-đan, tại một ngôi làng tên là Bê-ta-ni-a, mà theo danh từ có nghĩa là "nhà qua đường". Một hình ảnh về Vượt Qua.

Chính tại đây đã diễn ra cuộc gặp gỡ lạ lùng giữa người loan báo và người được loan báo.

"Người-loan-báo" rời khỏi sa mạc, nơi thinh lặng, để nói, để công bố về Lời. Con người ông là kết tinh của toàn thể hàng ngôn sứ : A-mốt, người chăn nuôi đàn vật trở thành người thuyết; và Giê-rê-mi-a, vị tư tế bị trục xuất trở thành người diễn tả về Thiên Chúa. Có cả lời nói lẫn cử chỉ: Gioan đã chỉ vào Ðức Giêsu và nói : ""Ðây là Chiên Thiên Chúa".

Còn "Ðấng-được-loan-báo", đến từ một nơi khác, một cách khác, không ai hiểu được : người ta chờ đợi sức mạnh, thì Ðấng Vô Tội xuất hiện. Ðiểm được nhấn mạnh là bản tính siêu vời của Thiên Chúa. Người là Ðấng Thánh, là Ánh Sáng mà bóng tối của con người không thể bao phủ.

"Người-loan-báo" đứng tại chỗ; hình ảnh của sự chờ đợi, đổng thời cũng cho thấy điểm dừng, điểm kết thúc của một thời kỳ. Thời kỳ của Cựu Ước, của các ngôn sứ.

Còn "Người-loan-báo" từ xa tiến đến : hình ảnh của sự xuất hiện, mở ra một thời kỳ mới. Thời kỳ của Tân Ước, của Ðấng Thiên Sai.

Và Gioan Tẩy Giả thú nhận : ""Tôi không biết Người"". Một khẳng định nền tảng. Vị Thiên Chúa này, không ai có thể biết được, trừ phi nhờ ân sủng; không ai gặp được, trừ phi được Thần Khí hướng dẫn.

Khi làm phép rửa cho Ðức Giêsu, vị ngôn sứ cuối cùng đã trao chìa khóa của thế giới cũ cho Ðấng đến mở ra thế giới mới. Như vậy, trong phép rửa, hình ảnh của việc ""đi qua"", ông khép lại giao ước cũ, và chỉ cho thấy Ðất Hứa : nơi con người Ðức Giêsu, Thủ Lãnh của dân được quy tụ trong Thần Khí.

Cuối cùng, việc hoán cải tâm hổn mà Gioan rao giảng sẽ dẫn đén niềm tin vào Ðấng Thiên Sai, một niềm tin thấm nhuần ánh sáng và rất tinh tuyền. Sự sám hối là bước đầu tiên để đón nhận Mặc Khải về Ðức Kitô, sự hiển linh của Thiên Chúa.

Chiên của Thiên Chúa

Với lời giới thiệu về Ðức Giêsu của Gioan, người ta không đón chờ một vị bác sĩ, một nhà cải cách luân lý hay người làm phép lạ. Ðấng được đợi chờ là Con Chiên, là của lễ được dâng lên để chuộc tội trần gian.

Trong lịch sử của Dân Chúa, con chiên là biểu tượng cho việc giải thoát khỏi ách nô lệ Ai-cập. Hình ảnh con chiên gắn liền với cuộc vượt qua - vì thế được gọi là Chiên quợt qua. Nên hằng năm, khi cử hành lễ kỷ niệm cuộc Vượt Qua, Dân Chúa vẫn sát tế chiên để dâng lễ tạ ơn Thiên Chúa, Ðấng đã cứu thoát họ.

Hôm nay, con chiên là một con người, như ngôn sứ I-sai-a đã tiên báo:

"Ðức Chúa đã đổ trên đầu Người tội lỗi của tất cả chúng ta. Bị ngược đãi, Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca;

như chiên bị đem đi làm thịt như cừu câm nín khi bị xén lông, Người chẳng mở miệng kêu ca". (Is 53,6-7).

Con chiên vẫn thường được sử dụng trong việc dâng của lễ, do sự thanh khiết và dịu dàng. Vì vậy, con chiên là biểu tượng rất phù hợp với tính cách của Ðấng Thiên Sai. Gioan đã giới thiệu Ðức Giêsu là Chiên Thiên Chúa : điều này có nghĩa đặc biệt.

Ðó không phải là con chiên của dân, hay của bất cứ người phàm nào, nhưng là Con Chiên của Thiên Chúa. Con Chiên này được hiến tế, không phải vì bị ép buộc do những kẻ mạnh hơn mình, nhưng là do lòng tự nguyện chu toàn nghĩa vụ tình yêu đối với kẻ tội lỗi. Hy lễ này cũng không phải do tay người phàm dâng lên, nhưng là hy lễ của Thiên Chúa, Ðấng dâng hiến chính mình.

Phêrô, một môn đệ của Gioan, có lẽ đã có mặt trong buổi giới thiệu này. Về sau, ông đã diễn tả ý nghĩa của "Con Chiên" trong đoạn văn dưới đây :

"Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được giải thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ Bửu Huyết của con chiên vẹn toàn, vô tì tích, là Ðức Kitô"" (1 Pr 1,18-).

Ngoài ra, theo tác giả sách Khải huyền, cũng là người theo Ðức Giêsu ngay từ thời đầu, và nhất là đã có mặt dưới chân thập giá, khi Con Chiên của Lễ Vượt Qua mới bị sát tế, thì ""Chiên Thiên Chúa"" là con chiên đầu đàn, là thủ lãnh của những người đã ""trải qua cơn thử thách lớn lao"", và đang tiến tới ""nguồn nước trường sinh"" (x. Kh 7,14.17).

Chính nhờ thái độ hoàn toàn tuân phục, Con Chiên đã mang lấy, đã xóa bỏ tội lỗi nhân loại, và đã trở nên Con Chiên Vĩnh Cửu, chiên đem lại ơn Cứu độ.

Sống như Con Chiên

Ðức Giêsu đã được Chúa Cha sai đến làm Con Chiên gánh lấy tất cả tội lỗi của nhân loại cũng như của từng người. Khi đáp lại lời kêu gọi của Người mà chạy đến kêu cầu danh Người, mọi tội lỗi của chúng ta sẽ được chính Người gánh lấy. Nhờ lòng yêu mến và tuân phục của Người, chúng ta được nên thánh thiện, được giao hòa với Thiên Chúa, và được quy tụ trong nhà của Người.

Thực là một hổng ân lớn lao Thiên Chúa dành cho con người. Không những Người không trừng phạt nhân loại vì tội lỗi của họ, nhưng đã sai Con của Người đến để chuộc tội cho họ. Vấn đề còn lại của con người là họ có nhận ra hổng ân đó hay không, có chờ đợi và sẵn sàng đón tiếp Ðức Giêsu hay không, và có trao phó tất cả tội lỗi của mình cho Con Chiên để được thứ tha và sống thánh thiện hay không.

Hơn nữa, qua Bí tích Thanh Tẩy, mỗi người Kitô hữu đã được chọn làm "người tôi tớ", làm "ánh sáng" (Bài đọc 1), và "nên thánh" để làm chứng về Ðức Kitô.

Trong Ðức Kitô và cùng với Ðức Kitô, người tín hữu được mời gọi đảm nhận vận mệnh của thế giới, và không chỉ là vận mệnh là cuộc sống trần gian, nhưng quan trọng và thiết yếu, là cuộc sống vĩnh cửu. Nhờ việc đảm nhận vận mệnh trần gian, tức là chung vai gánh vác cuộc sống của con người, với mọi khỗ đau và nhọc nhằn, người tín hữu giới thiệu về sự hiện diện của Thiên Chúa, về ơn cứu độ trong Ðức Kitô, Ðấng được sai đến để cùng chia sẻ thân phận làm người...

Thế nhưng, Ðức Kitô, Chiên Thiên Chúa, đã đem lại ơn giải thoát nhờ đời sống khiêm tốn, vâng phục, thì người Kitô hữu cũng phải sống như thế. Ðức Kitô là Chiên Thiên Chúa, đổng thời cũng là Người Tôi Tớ : Người đã đến để ""phục vụ chứ không phải để được phục vụ"", đến để tuân phục mà không hề kêu ca, than trách. Người Kitô hữu cũng là khí cụ của Thiên Chúa, là người tôi tớ của Thiên Chúa để thực hiện kế hoạch của Người. Thực hiện rong khiêm tốn và yêu thương.

"Sống với Con Chiên và sống như Con Chiên đó là đời sống duy nhất, là đời sống đích thực."

- Lm Nguyễn Cao Luật, OP