Thành được Hồ Quý Ly cho xây vào mùa xuân năm 1397, còn gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong khoảng 7 năm, từ 1400 đến 1407. (Tiếp theo bài ‘Những bí ẩn xung quanh thành nhà Hồ’ đưa lên mạng February 14, 2013 trong Mục này).

 

1a 2a

Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành.     /     Cổng thành phía Bắc

Cổng này có ba cửa (cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m,

hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m).

3a 4a

Cổng phía Đông.                                                                            /                                 Cổng phía Tây

5aCác cổng được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm.Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

7aToàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây bằng những phiến đá màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới hơn 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn.

9aNếu như mặt ngoài tường thành được ghép bằng đá xanh thì mặt trong tường được đắp bằng đất và đá nhỏ.

10a 11a

Trải qua hơn 600 năm tồn tại với rất nhiều thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hiện nay một số đoạn thành ở khu vực phía đông và phía bắc đang bị sạt lở.

13aTheo sử sách trong thành có điện Hoàng Nguyên,

cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly),

Đông cung, tây Thái Miếu,

đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng...

rất nguy nga, chẳng khác kinh đô Thăng Long.

Dấu tích nền móng của những cung điện xưa

đang nằm ẩn mình dưới những ruộng lúa

của người dân quanh vùng...

Ảnh chụp mặt trong thành nhà Hồ nhìn từ cổng phía Nam.

14a

 

 

 

 

 

 

Ở giữa hoàng thành giờ chỉ còn lại hai con rồng đá bị chặt mất đầu. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ,

đôi rồng đá này thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam...

Lê Hoàng / VnExpress