FAIRFAX, VIRGINIA: Khi một số người Việt ở Hoa Kì và Úc Đại Lợi đọc trên mạng tin của Hội Địa Lí Quốc Gia (National Geographic Society - NGS) thấy ghi địa danh Quần Đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (China) liền gởi điện thư báo tin tới bạn hữu và nhiều cơ quan ngôn luận trong và ngoài Nước… Với tư cách cá nhân, các ông Nguyễn Hùng, Ngô Khoa Bá, và Lê Quang Long ngay sau đó đã viết thư phản đối gửi tới ban biên tập của Tạp chí National Geographic. Lá thư nhấn mạnh: “Việc ghi tên ‘China’ vào quần đảo Hoàng Sa được xem như sự tự ý chấp nhận có tính thiên vị, nếu không nói là sai trái, của National Geographic Society đối với `một vấn đề còn đang trong vòng tranh chấp giữa hai quốc gia. Hành động tự ý này sẽ ảnh hưởng đến những tranh luận có tính cách pháp lý quốc tế trong nhiều năm.

NguyenPhuongNgaVNNgày 10 Tháng 03/2010, ông Đỗ Hùng của Báo Thanh Niên xuất bản tại Việt Nam cho phổ biến tin trên. Mấy báo khác tại Việt Nam cũng như hải ngoại cùng vào cuộc đăng lại tin này. Sau đó báo chí cũng như những đoàn thể người Việt tại Việt Nam cũng như Hải ngoại khiếu nại với Báo National Geographic. Tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation kêu gọi người Việt trên toàn thế giới kí vào bản bày tỏ lập trường bất bình với National Geographic. Báo National Geographic trả lời phải có tiếng nói của Chính Phủ Việt Nam thì mới cứu xét.

Ngày 13 Tháng 03, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam là Bà Nguyễn Phương Nga họp báo tại Hà Nội khiếu nại về vấn đề này. Ngày 15 Tháng 03, National Geographic ra thông cáo sẽ xem xét lại và cũng đang tham khảo với Toà Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn về cùng vấn đề.

Ngày 24 Tháng 03, Tổ chức Nguyễn Thái Học Foundation thu nạp được trên 10 ngàn chứ kí của người Việt trong Nước cũng như Hải ngoại gửi đến cho National Geograpahic.

ParacelIs HoangSa-2

Ngày 25 Tháng 03, National Geographic ra một thông cáo cải chính như sau:

Lời phát biểu về địa danh quần Đảo Paracel của National Geographic được sửa đổi March 25, 2010:

The National Geographic Society's Map Policy Committee has recently met to discuss this matter in greater detail. Based on the best information and research available, the Map Policy Committee seeks to make independent judgments about future changes or clarifications on its maps, as well as to correct any errors.

NGS-AChau-2The naming conventions of the Paracel Islands on our maps will be revised as follows:

  • Smaller-scale world maps: Use conventional name - Paracel Islands; omit possession label.
  • Larger-scale regional, continental, and sectional maps: Use conventional name - Paracel Islands. Expand possession qualifier: Occupied by China in 1974, which calls them Xisha Qundao; claimed by Vietnam, which calls them Hoàng Sa.

These conventions will apply on future printings of our maps, and will be reflected online

NGS News Release

Tạm dịch ra Việt ngữ:

Uỷ Ban Chính Sách Bản Đồ của Hội Địa Lí Quốc Gia đã họp để thảo luận cách chi tiết về vấn đề này (ghi chú địa danh bản đồ ngoài khơi Việt Nam). Dựa trên những thông tin và nghiên cứu tốt nhất có được, Ủy Ban Chính Sách Bản Đồ tìm kiếm để làm những phán quyết độc lập về những thay đổi trong tương lai hoặc làm sáng tỏ về những bản đồ (của Hội) cũng như sửa đổi những sai sót.

Những địa danh thoả thuận của quần đảo Paracel trên các bản đồ của chúng tôi sẽ được sửa lại như sau:

  • Các bản đồ thế giới có tỉ lệ xích nhỏ: Sử dụng điạ danh thoả thuận là Paracel Islands, bỏ ghi tên sở hữu chủ.
  • Các bản đồ vùng, lục địa và khu vực có tỉ lệ xích lớn: Sử dụng địa danh thoả thuận là Paracel Islands. Nới rộng việc coi là chủ quyền: Do Trung Quốc chiếm đóng năm 1974, gọi quần đảo là Xisha Qundao; Việt Nam thì đòi lại chủ quyền, mà đã gọi quần đảo là Hoàng Sa.

- Ban Biên Tập: chuanoitadap.net