Giới tinh hoa Mỹ phản đối phong trào “Nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump chính là những người theo chủ nghĩa toàn cầu, bảo vệ lợi ích của họ và thúc đẩy việc mở rộng hơn nữa những gì đã trở thành “đế chế Mỹ” của nhà nước ngầm.

Lòng nhiệt thành yêu nước - “Nước Mỹ trên hết” được Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông ca ngợi - đã bị các đối thủ chính trị và các đồng minh truyền thông của họ không ngừng tấn công và bôi nhọ như là một mối đe dọa quốc gia.

Những người chỉ trích Chủ nghĩa dân túy “Nước Mỹ trên hết” cho rằng điều này là phân biệt chủng tộc và bài ngoại, và họ chỉ ra những ví dụ lịch sử về chủ nghĩa dân tộc độc hại để làm bằng chứng. Cánh tả thường xuyên cáo buộc những người ủng hộ ông Trump là “những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng”, so sánh họ với Đức Quốc xã đã thống trị châu Âu vào những năm 1940 và tàn sát hàng triệu người.

Những so sánh lịch sử này rất “hữu ích”, nếu nó được dùng để so sánh với chủ nghĩa toàn cầu mới - đã tự khẳng định mình bằng sự gian lận trắng trợn trong cuộc bầu cử tổng thống gần đây.

Giới tinh hoa Mỹ phản đối phong trào “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump là những người theo chủ nghĩa toàn cầu, bảo vệ lợi ích của họ và thúc đẩy việc mở rộng hơn nữa những “đế chế Mỹ” của nhà nước ngầm. Joe Biden là chỉ là bù nhìn mới nhất của họ.

Sự căm ghét phổ biến đối với Tổng thống Trump đến từ đâu?

Đối đầu với Mỹ từng là Liên bang Nga - vốn bị suy giảm sau Chiến tranh Lạnh; và Trung Quốc đang trỗi dậy - như một quốc gia quyết tâm thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu. (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Nước Mỹ ngày nay là một đế chế kinh tế, quân sự và văn hóa thống trị thế giới. Các đồng minh thân cận của Mỹ bao gồm các thành viên của NATO và Khối thịnh vượng chung Anh. Tầm kinh tế của nó được thể hiện rõ nhất ở vị thế của đồng đô-la Mỹ là đồng tiền dự trữ và giao dịch trên thế giới. Ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông toàn cầu (lingua franca).

Văn hóa Mỹ, phim ảnh, âm nhạc, thời trang, tiện ích tiêu dùng và nền tảng truyền thông xã hội được áp dụng và mô phỏng ở khắp mọi nơi. Đối đầu với Mỹ từng là Liên bang Nga - vốn bị suy giảm sau Chiến tranh Lạnh; và Trung Quốc đang trỗi dậy - như một quốc gia quyết tâm thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu.

  • 534-534-1: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa siêu cường toàn cầu mới nổi. Đấu tranh giành quyền tối cao giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh biểu tượng về các chủ đề kinh tế, công nghiệp, tội phạm mạng, gián điệp công nghiệp, v.v ... Bức ảnh thể hiện một quả địa cầu trên lá cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ. (Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Đối đầu với Mỹ từng là Liên bang Nga - vốn bị suy giảm sau Chiến tranh Lạnh; và Trung Quốc đang trỗi dậy - như một quốc gia quyết tâm thay thế Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu. (Ảnh của Ulrich Baumgarten/ Getty Images)

Thực tế này đặt cuộc tranh luận chính trị nội bộ của Mỹ vào bối cảnh thích hợp của nó. Cái giá phải trả của việc duy trì “đế chế Mỹ” là gì? Ai được lợi và ai không?

Khi Tổng thống Trump - thường là rất thẳng thắn - kêu gọi các quốc gia khác chia sẻ gánh nặng bằng cách hình thành liên minh quân sự của họ với Hoa Kỳ và mong muốn các quốc gia khác tham gia “có đi có lại” trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, điều đó không liên quan gì đến chủ nghĩa bài ngoại, hay chủ nghĩa dân tộc độc hại.

Ông Trump từng thừa nhận rằng hàng nghìn người Mỹ bình thường đã chết trong các cuộc chiến tranh khói lửa trên toàn cầu, kèm theo là hàng triệu công việc của Mỹ đang di cư ra nước ngoài (chủ yếu là Trung quốc).

Sự căm ghét phổ biến đối với Tổng thống Trump đến từ đâu?

Nó thể hiện qua sự phản đối từ các thể chế thành lập ở Mỹ, được các tập đoàn đa quốc gia hậu thuẫn. Sự thẳng thắn của Trump là cái cớ cho các đối thủ của ông chỉ trích hành vi bề ngoài của ông, trong khi trên thực tế, mối đe dọa mà ông gây ra cho lợi ích của họ còn sâu xa hơn nhiều. Đó là lý do tại sao những người xây dựng “đế chế Mỹ” - nhà nước ngầm - phải loại bỏ Trump bằng bất kể giá nào.

Những người Mỹ đặt dấu hỏi về sự hợp lý và quỹ đạo của “đế chế Mỹ” không chỉ là Tổng thống Trump và những người đã bỏ phiếu cho ông, mà còn bao gồm từ các nhà lãnh đạo như Tulsi Gabbard đến quân nổi dậy Antifa - những người mà lòng trung thành và ưu tiên của họ dễ bị thay đổi một cách đáng sợ.

Ông Trump là người có chính sách đối ngoại “chủ nghĩa hiện thực có nguyên tắc”. Khi Iran bắn hạ một máy bay không người lái cao cấp của quân đội Mỹ ở Vịnh Ba Tư; bất chấp lời khuyên của các cố vấn, Tổng thống Trump đã kiềm chế và không trả đũa vũ trang.

Khi được khuyên nên leo thang sự can dự của Mỹ vào Syria, ông Trump đã từ chối - một hành động giúp giữ lại Thổ Nhĩ Kỳ trong liên minh NATO. Khi quân đội đưa ra cho ông “lựa chọn không thể khác” ở Afghanistan gồm một cuộc xâm chiếm tốn kém, Trump đã gạt bỏ họ và bảo họ quay lại. Đây là những tội ác của ông Trump?

“Chủ nghĩa dân tộc” có nghĩa là Tổng thống Trump không sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD và hàng nghìn sinh mạng để duy trì một đế chế quân sự của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump chống lại kế hoạch nhập cư của chủ nghĩa toàn cầu. Nói một cách thẳng thắn, Tổng thống Trump đang làm phá sản “kế hoạch” Xã hội Mở toàn cầu của tỷ phú George Soros.

“Chủ nghĩa dân tộc” có nghĩa là Tổng thống Trump không sẵn sàng chi hàng nghìn tỷ USD và hàng nghìn sinh mạng để duy trì một đế chế quân sự của Mỹ. (Getty)

Ông đã chống lại các cuộc chiến tranh tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD này - dùng nguồn lực đó để xây dựng lại quân đội của Mỹ cho thế kỷ 21. Ưu thế chiến lược và công nghệ phải là mục tiêu hàng đầu của quân đội Mỹ, nhưng mục tiêu đó có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi hàng năm, ngân sách quân sự của Mỹ dành quá nhiều cho các hoạt động tốn kém ở nước ngoài sử dụng vũ khí và chiến thuật cũ.

Người bảo hộ của chủ nghĩa dân tộc

Sau cuộc chiến tranh Iraq lần thứ hai vào năm 2003. Chế độ của Saddam Hussein đã bị chai sạn. Hussein đã không nuôi dưỡng những kẻ khủng bố 11/9, tội ác đó đã rơi vào tay Taliban ở Afghanistan, và thậm chí là với Saudi.

Tuy nhiên, Tổng thống George W. Bush đã xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia, chính thức tuyên bố rằng Saddam Hussein có 48 giờ để rời Iraq, nếu không Mỹ sẽ xâm lược nước này. Khi xem Bush đọc bài phát biểu đó, cử chỉ và phong thái của ông thậm chí còn lúng túng hơn bình thường, có lẽ ông ấy đang làm những gì mà các cố vấn chuyên môn của ông yêu cầu.

Năm 2001, Iraq bắt đầu nhận tiền xuất khẩu dầu bằng đồng Euro. Hành động này đe dọa đến việc tất cả các quốc gia OPEC sẽ chuyển các khoản thanh toán xuất khẩu dầu của họ sang đồng Euro. Mặc dù mối đe dọa đó ngày nay có vẻ vô lý, với sự mong manh về tài chính của liên minh tiền tệ châu Âu, nó có vẻ là một mối đe dọa thực sự đối với quyền bá chủ của đồng đô-la Mỹ vào năm 2003.

Bước sang năm 2010, Gaddafi ở Libya đã bắt đầu đạt được những bước tiến thực sự về giấc mơ thống nhất lục địa châu Phi trong một liên minh tiền tệ duy nhất. Ông đề xuất tạo ra một loại tiền tệ độc lập ở châu Phi. Bất chấp tiếng tăm của ông ở phương Tây là một kẻ chuyên quyền điên cuồng, ông được tôn trọng như một nhà lãnh đạo của phong trào toàn châu Phi; và như BBC sau đó đã đưa tin: “Đại tá Gaddafi đã thúc đẩy một Hợp chủng quốc châu Phi sánh ngang với Mỹ và Liên minh châu Âu”.

Đồng Euro hóa ra là một con hổ giấy. Một liên minh tiền tệ châu Phi là một giấc mơ xa vời. Nếu nền tảng của tiền tệ là sự giàu có, khả năng phục hồi kinh tế và các mối quan hệ thương mại được thiết lập của các quốc gia phát hành chúng, liệu rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có thể thay thế đồng đô-la Mỹ?

Trung Quốc là “chảo mỏng trên lửa nóng”, với việc dân chúng đã chán ngán chế độ tàn ác này, gánh nặng nợ nhiều hơn Hoa Kỳ rất nhiều… và không ai muốn sống trong một thế giới bị thống trị bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vậy điều gì khác khiến ông Trump trở thành mối đe dọa đối với nhà nước ngầm? Có thể chính sự hoài nghi và phản đối của Trump về "biến đổi khí hậu" đã khiến ông trở thành mối đe dọa đối với những người xây dựng “đế chế Mỹ” - với tên gọi mỹ miều “Tái lập vĩ đại”.

Điều đó sẽ có ý nghĩa, nhưng không phải vì biến đổi khí hậu là mối đe dọa sắp xảy ra đối với sự tồn tại của con người. Lý do thực sự mà giới tinh hoa của Mỹ thúc đẩy “chủ nghĩa cảnh báo khí hậu” là vì nó là một công cụ đàn áp trong nước và là chủ nghĩa đế quốc quốc tế.

Chủ nghĩa này phủ nhận khả năng phát triển của khí đốt tự nhiên, năng lượng hạt nhân và thủy điện của người dân ở châu Phi và các khu vực đang phát triển khác là phủ nhận khả năng phát triển kinh tế của họ.

Các đường ống vận chuyển khí đốt quan trọng của Hoa Kỳ đã bị Tòa án hủy bỏ, cấm, hoặc đình chỉ, chỉ vì ủng hộ “làn sóng xanh” của Đảng Dân chủ. Điều này không bảo vệ sự an toàn của Hoa Kỳ, mà là đang phá hoại nó. Đường ống là cách an toàn nhất với môi trường để vận chuyển tài nguyên dầu khí của Mỹ trên khắp đất nước. Chúng là những cơ sở hạ tầng quan trọng giúp Mỹ trở thành siêu cường năng lượng của thế giới và không còn phụ thuộc vào Ả Rập Xê Út, Nga và các nước OPEC khác.

Cuộc “thập tự chinh” để ngăn chặn các đường ống không liên quan gì đến không khí sạch hoặc nước sạch. Khí tự nhiên là một loại nhiên liệu kỳ diệu. Chúng rẻ, nhiều, sản xuất tại Mỹ, và là khí đốt tự nhiên, sạch, giúp giảm lượng khí thải carbon ở Hoa Kỳ hơn tất cả. Đó là một phước lành về môi trường.

Trọng trách của ông Trump là bảo vệ ngành năng lượng, khi mà cánh tả ghét nhiên liệu hóa thạch và sử dụng bất kỳ chiến thuật nào có thể để ngăn chặn sự phát triển năng lượng. Nhưng họ không biết “bài toán” rằng 5 triệu đến 10 triệu việc làm sẽ bị mất nếu Hoa Kỳ không được tiếp cận với nguồn dầu mỏ, khí đốt và than đá dồi dào, theo Viện Dầu khí Hoa Kỳ.

Xung đột thực sự ở Mỹ không phải giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc - bị cho là độc hại, và những người bảo vệ dân chủ - được cho là nhân từ. Đó là giữa những người muốn chăm lo cho công dân của đất nước mình và ngăn chặn các cuộc can thiệp hung hãn ở nước ngoài; với những người đã trở nên rất giàu có và quyền lực - bằng cách bỏ rơi người dân của họ, trong khi cố gắng chinh phục và trục lợi từ thế giới.

Tác giả: Edward Ring là một biên tập viên và là thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách California, nơi ông đồng sáng lập vào năm 2013 và là chủ tịch đầu tiên của nó. Ông ấy cũng là thành viên cấp cao của Trung tâm “Vì sự vĩ đại của Mỹ”, và là người đóng góp thường xuyên cho California Globe. Tác phẩm của ông cũng đã xuất hiện trên Los Angeles Times, Wall Street Journal, Economist, Forbes và các phương tiện truyền thông khác.

Bình luậnThiện Nhân - Tâm An • 15:34, 01/12/20• 1964 lượt xem  

Thiện Nhân - Tâm An

Theo Amgreatness

Nguồn: https://www.ntdvn.com/