Chiều đến Chúa Giêsu vào bàn tiệc với 12 Tông Ðồ [Mt 10, 2; Mt 26, 20-25]., bữa tiệc đang diễn tiến với niềm hân hoan thân mật hiếm có, với tình Thầy trò đặm đà thắm thiết.

Thì đột nhiên, một lời loan bao cực kỳ quan trọng được tiết lộ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: ‘Thầy bảo thật anh em, một ngườitrong anh em sẽ nộp Thầy’.

Tiec_LyNgay lúc đó, một phản ứng cấp kỳ, tựa như con thuyền bị chao đảo vì cơn giông tố đột biến, mà trước đó đang lững lờ êm trôi trên giòng nước, và tựa như một tảng đá ném xuống mặt nước, sinh ra những vòng tròn gợn sóng làm chao động khắp bề mặt. Cũng vậy, bị chao đảo vì lời Chúa nói ra, tất cả như bị chấn thương tâm lý đến rối loạn thần kinh, khủng khoảng tinh thần. Giờ đây, bữa tiệc biến thành hoang mang nghi ngờ, không còn ai cảm thấy miếng ngon vị ngọt, vì lòng đầy ứ những bàng hoàng nghi vấn, phập phồng lo âu, hồi hộp sợ hãi. Ngay sau lời loan báo, các tông đồ tự động phản ứng chia ra làm 4 nhóm thảo luận, chia sẻ, đặt vấn đề.

Nhóm 1 : Bên phải cạnh Chúa Giêsu. Gồm : * Phêrô - Gioan - Giuđa

Nhóm 2 : Bên trái cạnh  Chúa Giêsu. Gồm :  * Philiphê - Batôlômêô - Giacôbê

Nhóm 3 : Cạnh nhóm 1 bên phải Chúa Giêsu. Gồm * Andrê - Giacôbê - Tôma

Nhóm 4 : Cạnh nhóm 2 bên trái Chúa Giêsu. Gồm : * Mátthêu - Tađêô - Simon

[Mt 10,2]

Trong giây phút cực kỳ rối loạn ấy, tức khắc bộc phát các diễn biến:

* Nhóm 1: Tách ra thành khoảng trống, cách Nhân Vật Trung Tâm khá xa, đặc điểm của nhóm

này là, cử chỉ có vẻ dè dặt, tính toán.

- Gioan, người môn đệ Chúa yêu, với dáng vẻ ủ rũ, buồn sầu, chán nản, nghiêng về phía Phêrô,

hai tay đan lại bình thản để trên bàn và như muốn nói với Phêrô về tâm trạng của mình với Thầy.

- Phêrô, sau lưng Gioan và Giuđa, ông sửng sốt hểnh hàm, hướng nhìn về Nhân Vật Trung Tâm,

tay trái để lên vai và thì thầm bên tai Gioan một điều gì đó, trong khi tay phải nắm chặt lấy thanh

kiếm, với tính tình nóng nảy nhiệt thành, ông rút kiếm như muốn quyết tâm bảo vệ Thầy mình.

- Giuđa, quay phắt lại, tay run run nắm chặt túi tiền, với vẻ mặt hoảng hốt sợ hãi nhìn về Chúa

Giêsu với những tính toán đang diễn ra trong tâm trí ông. Quả thật, với gương măt hốc hác xù xì

đến ngộ nghĩnh, quái dị, tương phản hãi hùng với nét mặt trẻ đẹp, duyên dáng, sáng sủa, rạng rỡ

của Gioan. Ðã thế, Giuđa lại còn vờ vịt, bẻm mép hỏi lại Thầy: ‘Chẳng lẽ con sao ? Chúa Giêsu

thấu suốt tâm trạng nói thẳng cho hắn: Chính anh đó’. [Mt 26,25]

 

* Nhóm 2 : tỏ vẻ khăng khít đoàn kết, cùng chung một ý chí, cùng biểu lộ một động tác.

- Philiphê, trẻ trung hăng hái, giơ tay phải hướng về Chúa Giêsu, với vẻ bối rối ra ý hỏi.

- Giacôbê lớn tuổi hơn, đồng tình với Philiphê cũng phẫn nộ giơ tay lên, như muốn ăn thua đủ,

ông này người hơi lùi về phía sau, có ý tránh né những cử chỉ hăng hái biểu lộ sự nóng nảy, bộc

trực của đôi tay Philiphê.

- Batôlômêô, với dáng dấp hiền lành, khiêm nhường, hai tay đan vào nhau để trước ngực như

muốn biểu đồng tình với ý kiến của Philíphê và Giacôbê. Tuy nhiên, trong thâm tâm, ông đầy

những nỗi buồn day dứt, đắng cay, lòng dạ tái tê.

* Nhóm 3 : biểu lộ một cách trầm tĩnh nhưng cương quyết.

- Anđrê, lớn tuổi, đàn anh, nắm tay lại, giận dữ như muốn đấm, chống cùi chỗ xuống bàn, cử chỉ

thách đố, tỏ ý bực bội, mặc dầu lớn tuổi ông cũng tỏ thái đội anh hùng tính để bảo vệ Thầy mình.

- Giacôbê, [?] ngả ra sau lưng Anđrê, hướng về Nhân Vật Trung Tâm, mặt ông xanh xao lạ lùng,

tỏ vẻ bàng hoàng lo âu, hối tiếc, không hiểu sự việc diễn tiến ra sao ? Ông chỉ còn biết thì thầm :

Thầy ơi ! ...

- Tôma, ông này rất nôn nóng, tỏ ý bực bội, đứng phắc dậy như muốn đặt vấn đề với mọi người

và như muốn hỏi Chúa Giêsu. Thưa Thầy, tại sao lại có vấn đề như thế ?

* Nhóm 4 : nhóm này chia sẻ có vẻ sôi nổi, nhưng rất công phẫn.

- Mátthêu nổi giận nhất, giơ thẳng tay chỉ về Chúa Giêsu, rồi quay phắc sang

- Tađêô là người lớn tuổi hơn, như muốn yêu cầu ông này giải thích toàn bộ sự kiện xẩy ra.

Nhưng cử chỉ lúng túng, ngây ngô, thẫn thờ bối rối của Tađêô chứng tỏ ông này - qủa thật, không hiểu gì !

- Simon cũng không nắm vững vấn đề cho lắm. Ông đành lòng phải chấp nhận sự việc đã rồi mà

lòng dạ nóng như lửa. Ông chỉ mong sao sự việc được kết thúc mau chóng tốt đẹp.

Nhìn vào bức họa Bữa Tiệc Ly, trừ Giuđa ra, ta thấy tâm trạng chung của 11 Thánh Tông

đồ trong buổi hội nhóm cuối cùng này cũng chính là tâm trạng chung của mỗi Kitô-hữu. Khi

Chúa Giêsu bị nộp và chịu khổ hình thập gía vì phần rỗi của mỗi người. Tất nhiên mình cũng

phải đặt lại vấn đề cho chính mình:

- Tôi đã làm gì cho Chúa Kitô ?

- Tôi đang làm gì cho Chúa Kitô ?

- Tôi sẽ làm gì cho Chúa Kitô ?

[Th. Ignatiô Lôyôla]

Hay cụ thể hơn, tôi phải trả lời như thế nào cho Chúa Kitô về câu hỏi của Ngài qua Thánh

Angela de Foligno: ‘Ta đã chịu tất cả đau khổ cho phần rỗi con, con có thể làm gì để đền đáp tình yêu Ta dành cho con’?

Vũ Công Chính

Maryland USA

-------------------------------

(*) Xin cám ơn ngài Leonard Do Vingci tác gỉa bức họa Bữa Tiệc Kín, đã cho tôi được hình

dung bức họa, để nói lên tâm trạng từng nhân vật trong tranh. Qủa thật, bức tranh đã làm đề tài

cho bao nhiêu chuyện kỳ lạ, bao nhiêu những tư tưởng, bao nhiêu những diễn nghĩa mà người

xem tranh đã nói thay, nghĩ thay cho người trong tranh.

Với một cảm nghiệm đơn thuần giản dị, ngây ngô, mộc mạc. Chắc chắn không thể nào nói lên

trọn vẹn ý nghĩa từng nhân vật trong tranh mà tác gỉa muốn diễn tả. Vâng, tôi kính mến ngài

Leonard De Vingci, là nhà hội họa, có nhiệm vụ miêu tả những vận động nội tâm của tất cả 12 vị

Tông Ðồ khi nghe những lời khủng khiếp ấy, họ hoàn toàn khác biệt từ dung mạo đến tư tưởng,

thế mà nhà hội họa đã nói lên tâm trạng, cử chỉ và thái độ của mỗi người khác nhau. Toàn diện

bức ảnh, từ cảnh trí đến nhân vật, tất cả đều hướng về tâm điểm : Chúa Giêsu Kitô, vị Thiên

Chúa làm người, đầy thương yêu và đã chết vì yêu thương và cứu rỗi nhân loại.